Đông Giang nắc mưy chr’hoong k’coong ch’ngai âng tỉnh Quảng Nam vêy k’noọ 72% nắc manứih Cơtu ắt mamung, vêy đợ văn hoá truyền thống liêm chr’nắp. ooy bấc c’moo nua, chr’hoong Đông Giang pabhlâng k’rang lêy tước bh’rợ zư lêy lâng padưr pa’xớc văn hoá vel đông lâng bơơn bh’nơơn liêm choom. T’ruíh Xơợng p’rá xa’nay cóh Gươl bêl đâu, đhanuôr lâng pr’zợc đh’rứah chấc lêy năl đắh bh’rợ zư lêy văn hoá cóh Đông Giang ấ:
Năl gít bh’rợ padưr paliêm, zư lêy đợ pr’hoọm văn hoá Cơtu vêy đhị ắt bhrợ liêm chr’nắp đắh bhiệc bhrợ padưr pr’ắt tr’mung, bấc c’moo nua, bhrợ têng nghị quyết 77 âng Hội đồng nhân dân chr’hoong Đông Giang đắh bhrợ padưr, zư lêy pr’hoọm văn hoá Cơtu cr’chăl c’moo 2009-2015., zâp cấp uỷ, chính quyền lâng zâp ban ngành chr’hoong ơy bhrợ padưr c’lâng bh’rợ bhrợ têng padưr, zư lêy đợ pr’hoọm văn hoá Cơtu. Xoọc đâu, nắc ơy chấc lêy bơơn 2, 3 pr’đươi pr’dua zâp t’ngay ooy đắh pr’ắt tr’mung lâng bhrợ têng ting pr’hoọm văn hoá âng manứih Cơtu cơnh zong, a’ray, đhađiêng, alui, ti’lêếc, a’viịng, a’chịi, n’đoóh a’doóh, g’hul, coọng, đhưr nứưc, cha’nur, n’jưl, a’luốt, chiing cha’gâr…. Cung bơơn chấc lêy, zư đợc, zâp bh’rợ tr’nêng truyền thống cơnh taanh íh, ch’na đh’nắh cung bơơn padưr, zư lêy lâng nắc ơy âng đơơng bh’nơơn liêm choom đoọng ha đhanuôr, nắc ơy bhrợ padưr 57 gươl đhị 78 vel, lấh mơ nắc dzợ vêy gươl moong âng zâp pr’loọng đông bhrợ têng đoọng đươi dua, 11/11 chr’val thị trấn vêy đội múa chiing cha’gâr, 80/95 vel bhươl vêy đội pr’hát xa’nưl. Chr’hoong cung ơy bhrợ padưr liêm choom zâp bhiệc bhan truyền thống cơnh hơnh déh cha ha’roo t’mêê, bhiệc bhan chiing cha’gâr, chi’ớh p’cắh xa’nập truyền thống, thu âm lâng bhrợ đĩa DVD bhrợ bh’noóch, prá pr’ma âng manứih Cơtu, bhrợ padưr zâp CLB ba’boóch, bhrợ bh’noóch, prá pr’ma, pachoom prá p’rá Cơtu, múa tân tung da dặ lâng taanh n’đoóh a’doóh âng manứih Cơtu bơơn bộ văn hoá thể thao lâng du lịch công nhận nắc3 c’cir văn hoá phi vật thể k’tiếc k’ruung.
Hân đhơ cơnh đêếc, tu cắh liêm crêê âng cơ chế thị trường lâng cr’chăl lướt moót, 2, 3 râu văn hoá liêm chr’nắp cơnh xa’nập xập, pr’ắt tr’mung văn hoá, j’niêng cr’bưn xoọc r’dợ ting bil. Tu cơnh đâu, bhiệc t’bhlâng padưr zư lêy pr’hoọm văn hoá Cơtu nắc bh’rợ chr’nắp pr’hân, chr’nắp bhrợ têng taluôn lâng đenh đươnh.
Đoọng padưr dal liêm bh’nơơn bh’rợ padưr, zư lêy zâp râu chr’nắp liêm văn hoá Cơtu, cr’chăl nâu a’tốh zâp cấp uỷ, chính quyền, mặt trận, zâp đoàn thể nắc taluôn lêy cha’mêết c’lâng pr’lướt văn hoá, pr’hát xa’nưl âng đảng, lấh mơ nắc t’bhlâng bhrợ têng nghị quyết Hội nghị g’lúh 5 ban chấp hành TW Đảng khoá8 đắh bhrợ padưr văn hoá VN tiên tiến, leiem chr’nắp pr’hoọm văn hoá zâp acoon cóh. Xa’nay bh’rợ bhrợ têng số 29 âng Ban thường vụ Huyện uỷ đắh bhrợ têng nghị quyết số 33 âng Hội nghị g’lúh 9 Ban chấp hành TW đảng khoá 11 đắh bhrợ padưr văn hoá, acoon manứih VN liêm crêê cơnh cr’noọ k’đươi moon padưr pa’xớc k’tiếc k’ruung, tước cán bộ đảng viên lâng đhanuôr, bhrợ padưr liêm ma mơ cóh prang xã hội đắh bh’rợ zư lêy lâng padưr văn hoá zâp acoon cóh. T’bhlâng lêy cha’mêết, chấc lêy xay moon, hệ thống đắh đhr’năng bh’rợ âng zâp râu văn hoá truyền thống cóh vel đông prang chr’hoong. K’rang lêy, bhrợ pr’đơợ đoọng ha văn hoá bêl ahay lâng padưr văn hoá truyền thống. k’đươi moon xrặ bhrợ đoọng padưr pa’xớc liêm choom zâp bh’rợ văn hoá lấh mơ nắc văn học, nghệ thuật. padưr bh’rợ lêy bhr’lậ paliêm zâp c’cir lịch sử. bhrợ têng zâp g’lúh prá xay, hội thảo khoa học đắh văn hoá, k’đươi moon zâp c’lâng bh’rợ liêm choom, đoọng zư lêy padưr. T’bhlâng giao lưu văn hoá, p’cắh zâp râu hình văn hoá truyền thống, xã hội hoá zâp bh’rợ văn hoá.
Lấh mơ, bhrợ padưr paliêm lâng zư lêy văn hoá truyền thống âng acoon cóh nắc đoo bh’rợ chr’nắp pr’hân, liêm chr’nắp đenh đươnh ooy đắh bh’rợ padưr padưr pr’ắt tr’mung, zư nhâm mâng quốc phòng an ninh cóh vel đông./.
TIẾP TỤC KHÔI PHỤC, BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA CƠ TU
Đông Giang là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam có gần 72% là người Cơ Tu sinh sống có nét văn hóa truyền thống rất phong phú, đa dạng. Trong những năm qua, huyện Đông Giang rất quan tâm đến công tác bảo tồn và gìn giữ văn hóa địa phương và đạt được kết quả khả quan. Tiết mục “ Dưới mái nhà Gươl” hôm nay, mời bà con và các bạn cùng tìm hiểu về cồng tác bảo tồn văn hóa ở Đông Giang nhé !
Xác định công tác khôi phục, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa Cơtu có vị trí, vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội, những năm qua, thực hiện Nghị quyết 77 của Hội đồng nhân dân huyện Đông Giang về “Khôi phục, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa Cơtu giai đoạn 2009-2015”, các cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành huyện đã xây dựng kế hoạch thực hiện khôi phục, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa Cơtu. Hiện nay, đã sưu tầm được một số vật dụng thường ngày trong sinh hoạt và sản xuất mang đậm bản sắc của người Cơtu như: dong (gùi nữ), array (giỏ tuất lúa), đhađiêng (nia), alui (vỏ bầu khô), taléc (gùi nam), avenge (cuốc nhỏ), achií (rựa); trang phục, trang sức truyền thống (Ririu (lắc tay), coong (vòng tay), đhưr nưức(dây cột đầu), gơhul, ândzăl, ânđooh, adooh (trang phục nam nữ), xơnuur (cột nêu đâm trâu), gơhêl (khiên), bhướt (giáo); nhạc cụ truyền thống (Abel, tâmbhreh (đàn bầu), ânjưl (đàn hai dây), ahen (khèn), aluốt (sáo), chagâr chiing (bộ trống chiêng)… cũng được sưu tầm và lưu giữ; các ngành nghề truyền thống như nghề dệt, đan lát mây tre, văn hóa ẩm thực cũng được khôi phục, bảo tồn và bước đầu đã mang lai hiệu quả kinh tế cho người dân; đã xây dựng được 57 Gươl/78 thôn, ngoài ra còn có Gươl, moong của các gia đình xây dựng để sinh hoạt; 11/11 xã, thị trấn có đội múa cồng chiêng, 80/95 thôn có đội văn nghệ. Huyện cũng đã phục dựng thành công các lễ hội truyền thống như: lễ hội mừng lúa mới, lế hội cồng chiêng, trình diễn trang phục truyền thống; thu âm và làm đĩa DVD nói lý, hát lý của người Cơtu; thành lập các câu lạc bộ nói lý, hát lý; tổ chức mở lớp học tiếng Cơtu; đặc biệt là: nghệ thuật nói lý, hát lý; điệu múa tân tung da dắh và dệt thổ cẩm của người Cơtu đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận 03 Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Tuy nhiên, do tác động của cơ chế thị trường và quá trình hội nhập, một số nét bản sắc văn hóa truyền thống như trang phục, nếp sống văn hóa, phong tục tập quán đang bị pha tạp và dần mai mọt. Do đó, việc tiếp tục khôi phục, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa Cơtu là nhiệm vụ cấp thiết, có ý nghĩa chiến lược cần phải thực hiện thường xuyên và lâu dài.
Để nâng cao hiệu quả công tác khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Cơtu, thời gian đến các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể cần thường xuyên quán triệt về đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng, đặc biệt là tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Chương trình hành động số 29 của Ban Thường vụ Huyện ủy về thực hiện Nghị quyết số 33 của Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, đến cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội về công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm, khảo sát, đánh giá, hệ thống về thực trạng của tất cả các loại hình văn hóa truyền thống trên địa bàn toàn huyện. Quan tâm, tạo điều kiện cho văn hóa đương đại kế thừa và phát huy văn hóa truyền thống. Động viên khuyến khích sáng tác, sáng tạo nhằm phát huy, phát triển có hiệu quả các loại hình văn hóa nhất là văn học, nghệ thuật. Đẩy mạnh công tác trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử. Tổ chức tọa đàm, hội thảo khoa học về văn hóa, đề xuất các giải pháp thiết thực, khả thi để bảo tồn và phát huy. Tăng cường giao lưu văn hóa, quảng bá các loại hình văn hóa truyền thống; xã hội hóa các hoạt động văn hóa.
Hơn bao giờ hết, khôi phục, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc là nhiệm vụ cấp bách, mang tầm chiến lược hàng đầu có ý nghĩa trọng đại lâu dài trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh tại địa phương./.
Viết bình luận