“Thanh niên Cơ Tu với mô hình kinh tế chăn nuôi”
Thứ hai, 00:00, 29/07/2019

Trao đổi: “Thanh niên Cơ Tu với mô hình kinh tế chăn nuôi”

 Thực hiện: Jumi Sĩ

Khách mờiAnh Zơ Râm Đa-Thôn Aliêng, xã Tà Bhing, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam

---------

          Thưa bà con và các bạn!

Nam Giang là huyện miền núi cao của tỉnh Quảng Nam, dân số phần đông là đồng bào Cơ Tu, Ve, Tà Riềng.Những năm gần đây, trên địa bàn đã hình thành nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, giúp người dân ổn định cuộc sống, xoá đói giảm nghèo. Đặc biệt, các bạn trẻ Cơ Tu tốt nghiệp đại học chưa có việc làm ổn định đã mạnh dạn vay vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội để đầu tư vào mô hình kinh tế trồng trọt, chăn nuôi...làm giàu cho bản thân và gia đình. Trong tiết mục Cùng nhau bàn cách làm ăn hôm nay, mời bà con và các bạn cùng nghe cuộc trao đổi giữa Phóng viên Jumi Sĩ với anh Zơ Râm Đa-thôn Aliêng, xã Tà Bhing, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam về kinh nghiệm phát triển kinh tế chăn nuôi nhé.

(Không chỉ nuôi heo cỏ, anh Zơ Râm Đa còn mạnh dạn đầu tư chăn nuôi vịt)

( Nội dung cuộc trao đổi: 5 phút 03 giây)

PV: Vâng! Chào anh Đa. Từ khi nào anh bắt đầu có suy nghĩ làm mô hình phát triển kinh tế chăn nuôi?

Anh Zơ Râm Đa:Vâng, xin chào! Từ khi mình tốt nghiệp đại học về chưa có việc làm ổn định, cuộc sống khó khăn và thấy tương lai khá bấp bênh nên mình bắt đầu có ý tưởng là làm kinh tế chăn nuôi ngay tại nhà.Và cũng từ đó mình bắt đầu mày mò rồi vay vốn đầu tư chăn nuôi heo, sau rồi mới nuôi thêm vịt.

 PV: Vì sao anh lại quyết định phát triển kinh tế chăn nuôi lợn, vịt mà không phải là những mô hình kinh tế khác?

Anh Zơ Râm Đa:Thú thật là mình cũng rất thích công việc trồng trọt, trồng các loại cây ăn quả, cây lâu năm... nhưng vì đất đai bây giờ cũng không còn nhiều như trước đây, khí hậu cũng không thích hợp nên mình thấy đầu tư vào việc chăn nuôi là hợp lí nhất. Và mình đã quyết định lựa chọn chăn nuôi để phát triển đến bây giờ.

PV: Ban đầu anh chỉ nuôi heo thôi sao?Và anh lấy giống từ đâu, thưa anh?

Anh Zơ Râm Đa:Ban đầu chỉ nuôi heo thôi, vì nhà trước đây cũng có truyền thống nuôi heo. Từ hồi mình còn nhỏ là ba mẹ đã nuôi heo rồi.Mỗi lần đi học về mình được ba mẹ truyền đạt lại kinh nghiệm nuôi, chăm sóc sao cho heo phát triển.Lúc đầu mình nuôi chỉ có 3 con thôi, đó là của ba mẹ để lại cho mình, sau này mình mới mua thêm vài con heo cỏ trong thôn, xóm rồi mua thêm vịt để có thêm thu nhập. Mình nuôi heo thời điểm cao nhất cũng gần 30 con, đàn vịt cũng hơn 100 con, vì mình cũng thường xuyên xuất bán cho người dân trên đây cũng như ở địa phương khác, nhất là dịp Tết bán nhiều hơn.

PV: Nguồn vốn đầu tư tự có hay có vay ngân hàng, thưa anh?

Anh Zơ Râm Đa:Về vốn đầu tư chăn nuôi này thì ban đầu cũng có chút vốn gia đình tích cóp nhiều năm nhưng không đủ. Sau này mình mở rộng thì có vay thêm ngân hàng hơn 200 triệu, vừa làm lại nhà vừa đầu tư vào việc mở rộng thêm kinh tế chăn nuôi này. Nói chung thấy số tiền mình bỏ ra cũng xứng đáng vì từ khi nuôi heo, vịt mình vẫn bán ra đều đều, có thu nhập ổn định, gia đình đỡ lo hơn về cuộc sống.

PV: Ở một địa bàn vùng cao thế này, đối với chăn nuôi chắc hẳn anh thấy nhiềuthuận lợi, cũng như khó khănchứ?

Anh Zơ Râm Đa:Về thuận lợi thì đất vườn mình có, thức ăn cho heo, vịt trên đây cũng có sẵn như cây chuối rừng, lá môn, khoai lang mọc tự nhiên, đỡ tốn tiền phải mua thêm bột rồi gạo, trên đây cũng ít bị dịch bệnh nữa. Còn khó khăn thì cũng có như tiền vốn mình không có nhiều, muốn mua thêm nhiều thức ăn khác ở ngoài như bột để bổ sung thêm chất, rồi lo kiếm củiở xa cũng khó khăn. Đàn vịt ban đầu nuôi chưa có kinh nghiệm nên bị dịch bệnh nhiều. Sau này mình cũng tìm tòi, học hỏi và tích luỹ thêm kinh nghiệm từ ba mẹ rồi xem trên tivi, báo đài lẫn trên youtube để việc chăn nuôi thuận lợi hơn.

PV: Sắp tới, anh có ý định mở rộng và đầu tư thêm những con vật khác hay là trồng trọt?

Anh Zơ Râm Đa:Cái này chắc chắn rồi. Sắp tới mình sẽ mở rộng thêm chuồng trại cho thoáng mát, sạch sẽ hơn.Vì giờ đàn lợn cũng nhiều chưa bán được.Sắp tới mình cũng quyết định mua thêm heo giống, đặc biệt là vịt mình sẽ đầu tư với số lượng nhiều hơn và chất lượng hơn.Mình cũng sẽ đầu tư thêm bên trồng trọt, trồng bưởi da xanh và keo. Riêng 2 loại cây này thì tầm khoảng 5 đến 6 năm thì có thể thu hoạch được, mình thấy rất có tiềm năng.

PV: So với trước đây thì anh thấy cuộc sống bây giờ thế nào, có ổn định hơn không?

Anh Zơ Râm Đa:Nói chung từ khi phát triển kinh tế chăn nuôi này thì cuộc sống có nhiều thay đổi, đỡ hơn và ổn định hơn rất nhiều. Mình có thể tự lo cho bản thân, cho vợ và ba mẹ, cũng đầy đủ đồ ăn, sinh hoạt hàng ngày không thiếu. Trước đây còn nhờ vả ba mẹ, bây giờ thì ba mẹ già cả mình phải là trụ cột để ba mẹ nương tựa, có một cuốc sống đầm ấm, ổn định hơn.

PV: Lớp trẻ vùng cao bây giờ thất nghiệp rất nhiều, vậy anh có những góp ý thế nào đối với họ?

Anh Zơ Râm Đa: Nói thật bây giờ lớp trẻ ăn chơi, đua đòi rồi nhuộm tóc, say xỉn quậy phá nhiều.... Mình muốn khuyên các bạn hãy tập trung, tu chí làm ăn, có thể học hỏi như mình để phát triển kinh tế và ổn định đời sống.Chưa có vốn thì mạnh dạn vay vốn đầu tư chăn nuôi heo, gà, vịt, bò rồi trồng các loại cây ăn quả, cây keo, bưởi... để sau này có cuộc sống ổn định hơn, tránh dính dáng đến các tệ nạn xã hội.

PV: Vậy, anh có sẵn sàng giúp đỡ họ khi họ cần đến anh?

Anh Zơ Râm Đa: Nếu các bạn thật sự có nguyện vọng phát triển chăn nuôi hay trồng trọt thì mình sẵn sàng truyền đạt kinh nghiệm, cung nhau trao đồivề cách phát triển kinh tế. Nếu có điều kiện thì mình cũng sẵn sàng cho họ vay mượn tiền để họ cũng phát triển, đi lên như mình và thậm chí sau này phát triển hơn mình nữa, có cuộc sống đầy đủ và ổn định.Giúp được họ cũng như là giúp chính mình thôi.

PV: Vâng! Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện này. Chúc anh ngày càng phát triển hơn nữa với mô hình kinh tế của mình!!!

(Phóng viên Jumi Sĩ trao đổi với anh Zơ Râm Đa về mô hình kinh tế chăn nuôi)

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC