Tơơm chi pọc chắt váih lâng đhanuôr cóh k’coong ch’ngai
Thứ năm, 00:00, 13/06/2019
Chi pọc nắc tị tơơm chr’nóh đenh chr’nắp âng đhanuôr cóh đồng bằng, xoọc đâu nắc chô chặt váih lâng đhanuôr cóh k’coong ch’ngai zâp tỉnh. Ooy đâu, bh’nơơn pr’đươi pị pay dầu tơợ chi pọc ơy bơơn đhanuôr cóh chr’val k’coong ch’ngai Sơn Cao, chr’hoong Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi lêy chóh zâp đhị, lấh mơ nắc tước cóh thành phố Hồ Chí Minh. Tu cơnh đâu, pr’ắt tr’mung âng đhanuôr chóh chi pọc vêy pa xoọng zên t’mung têêm ngăn.

 

         Lấh 2 c’moo lướt zi lấh, t’nơơm chi pọc, râu tơơm chr’nóh chr’nắp âng đhanuôr cóh đồng bằng nắc xoọc đâu pr’đoọng lâng cóh zr’lụ k’tiếc Sơn Cao, chr’hoong Sơn Hà. Hân noo ha ọt ha pruốt 2018, bơơn râu zooi zúp âng Sở Khoa học lâng Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi, chr’val Sơn Cao nắc ơy xay bhrợ, chóh lêy chi pọc pazưm lâng tơơm a’rong. Bh’rợ nâu nắc lêy chóh đhị k’tiếc bhứah lấh 7 hécta, lâng 25 pr’loọng đhanuôr lêy chóh bhrợ. Manứih lêy k’đươi, cha mêết lêy ting bh’rợ nâu nắc anoo Trần Đình Vũ, cán bộ văn phòng UBND chr’val Sơn Cao, bêl ahay nắc đội việc Dự án 600 apêê pa bhriêl p’niên, kỹ sư chuyên ngành công nghệ ch’na đh’nắh, manứih vêy bấc c’moo kinh nghiệm bhrợ têng ooy đắh bh’rợ bhrợ têng ch’na đh’nắh. Nâu đoo nắc g’lúh tr’nơợp đhanuôr chr’val k’coong ch’ngai Sơn Cao lêy chóh t’nơơm chi pọc pazưm lâng tơơm a’rong. Cán bộ khuyến nông nắc ơy bhrợ lớp pa choom lâng chô moon pa choom đhanuôr đắh bhiệc chóh bhrợ, zư lêy tơơm chi pọc nâu.

        M’ma chi pọc âng đhanuôr đươi dua nắc m’ma chi pọc đắh Gia Lai. M’ma nâu nắc mặ chặt váih liêm đhị pr’đơợ plêệng k’tiếc cóh k’coong ch’ngai lấh mơ đợ m’ma chi pọc lai n’lơơng. G’lúh tr’nơợp lêy chóh bhrợ, đhanuôr nắc lêy bhui har bêl lêy zr’lụ k’tiếc liêm glặp lâng tơơm chi pọc, mặ zâng lâng p’răng xơớt, buôn zư lêy. Xang k’noọ 4 c’moo lêy chóh bhrợ, đhanuôr lêy bơơn bhrợ ruúh chi pọc tr’nơợp. Tơơm, hi la chi pọc nắc bhrợ ch’na ha k’roóc cắh cậ đươi dua bhrợ phân t’viêng. Anh Vũ moon cớ: bêl l’lăm ahay, đhanuôr nắc mưy choom bhrợ lâng bhiệc chóh ha roo, chóh a’rong, a’tao... bêl lêy bhrợ têng, đhanuôr nắc mưy lêy bhiệc chóh, zư lêy tơơm hi pọc liêm buôn, doọ vêy k’đhạp.

       Bhui har lấh mơ nắc pr’loọng đông t’coóh Đinh Văn Phoá lêy chóh bhrợ 1,5 hécta, t’coóh pa câl bơơn pa chô 50 ực đồng zên chi pọc nâu, pazưm lâng k’noọ 70 ực đồng zên pa chô đắh tơơm a’rong, ha dang mưy ặt đương g’nưm ooy tơơm a’tao cơnh l’lăm ahay, t’coóh Phoá nắc pa chô k’noọ 30 ực đồng.

      Ting cơnh t’coóh Đinh Văn Phăng, Phó Gíam đốc HTX Nông nghiệp lâng dịch vụ Sơn Cao, lâng k’tiếc bhrợ têng cha nâu, đợ c’moo l’lăm ahay, tu cắh zâp đác nắc đhanuôr lơi jợ, hân đhơ cơnh đêếc, tơơm a’tao pa câl ha tộ zên, bil ta bhứch bấc. Bel chóh pa xoọng tơơm chi pọc đhanuôr lêy liêm choom lấh mơ. Bh’nơơn lêy pa chô bêl xang púah pa goóh âng chi pọc nắc bơơn 20 tạ đhị 1 hécta, mơ đêếc cung cắh mặ bơơn mơ cóh đồng bằng, hân đhơ cơnh đêếc, dáp lâng tơơm a’rong, zâp sào lêy chóh bhrợ nắc pa chô tơợ 3,7-3,8 ực đồng đhị mưy sào. Nâu đoo nắc đợ zên pa chô bấc lâng đhanuôr cóh k’coong ch’ngai.

       Đoọng vêy bh’nơơn pa chôm liêm sạch, crêê cơnh cr’noọ âng manứih đươi dua, bhrợ pr’đơợ tind dươi ha manứih câl đươi, anoo Trần Đình Vũ k’đươi moon đhanuôr bhrợ têng têêm ngăn c’lâng bh’rợ bhrợ têng têêm ngăn đoọng ha bh’nơơn pr’đươi, bhiệc zư lêy ting c’lâng moon pa choom, pêếh bơơn thủ công, oó đoọng ha glêr, lơi jợ đợ chi pọc cắh liêm, lêy púah pa goóh, têêm ngăn 4 p’răng nắc a’tếh bêl k’noọ lêy pa glúh pa câl. Lấh mơ, pa zêng đợ chi pọc goóh liêm âng đhanuor bhrợ têng bơơn HTX dịch vụ nông nghiệp Sơn Cao, xay moon xã viên âng HTX nắc apêê lêy câl cóh vel đông p’têết pazưm câl pay, bhrợ têng pị pay dầu lâng thủ công váih dầu phụng liêm, têêm ngăn nhãn mác, tơơm ríah bơơn bhrợ.

       Dầu phộng cóh k’coong ch’ngai Sơn Cao lêy liêm lâng yêm, đha hưm cắh vêy đhị váih cơnh cóh đâu. Amoó Phan Thị Hạnh, mưy manứih buôn câl pay chi pọc goóh đoọng năl, chi pọc câl pay nắc amoó đơơng chô pị bhrợ dầu phụng. đoọng manứih đươi dua năl tước bh’nơơn pr’đươi âng đhanuôr Sơn Cao, amoó nắc ơy zước nhãn hiệu, pa gơi đợc bấc đhị hội chợ, hội nghị... bơơn đhanuôr lêy câl đươi pa bhlâng kiêng. Zên pa câl nắc 95 r’bhâu đồng đhị mưy lít. Mo ooy cr’chăl 1 c’xêê, amoó Hạnh nắc pa câl pa zêng đợ dầu ơy pị bhrợ. Thị trường pa câl cắh mưy cóh chr’hoong Sơn Hà, nắc dzợ cóh zâp chr’hoong đồng bằng, tước ooy thành phố Hồ Chí Minh.

       Ting cơnh amoó Phan Thị Hạnh, xoọc đâu bh’nơơn dầu phộng pr’đươi âng đay xoọc ooy cr’chăl cắh váih zâp đoọng pa câl, vêy bấc đơn đặt hàng tơợ zâp đại lý ga mắc cóh tỉnh lâng tỉnh lơơng, hân đhơ cơnh đêếc, cắh vêy zâp đoọng pa câl. Bấc ta mooi nắc tin đươi ooy đắh pr’đươi bh’rợ bhrợ têng bơơn cán bộ âng HTX dịch vụ nông nghiệp Sơn Cao xay moon liêm dal, lêy cha mêết pr’đơợ vệ sinh, têêm ngăn ch’na đh’nắh, ký hợp đồng bhrợ têng.

       Phó Chủ tịch UBND chr’val Sơn Cao, t’coóh Trần Văn Chung đoọng năl, xang 2 hân noo lêy chóh bhrợ, bh’rợ nâu nắc vêy đơơng chô bh’nơơn liêm dal, chrooi pa xoọng pa chô zên bơơn bhrợ ha đhanuôr cóh mưy đhị k’tiếc chóh, bêl tr’nơợp bhrợ padưr váih zr’lụ chóh xăl đợ tơơm chr’nóh cóh k’coong ch’ngai. Bh’rợ nâu cung lêy bhrợ c’lâng bhrợ têng nhâm mâng, pa dưr dal c’năl bh’rợ đoọng ha đhanuôr. k’noọ tước đâu, vel đông nắc xay bhrợ t’bhứah bh’rợ, p’gít lêy tước bh’rợ p’têết pazưm, tơợ bhrợ têng, tôm đợc, pa câl lâng p’cắh bh’nơơn pr’đươi đoọng chấc lêy c’lâng pa câl têêm ngăn ha đhanuôr. chrooi pa xoọng lêy bhrợ mưy c’lâng lướt t’mêê, nhâm mâng đoọng ha zâp bh’nơơn pr’đươi âng vel đông./.

 

Cây đậu phụng bén duyên với nông dân miền núi

Đậu phụng là cây trồng truyền thống của nông dân ở đồng bằng nay đã bén duyên với nông dân miền núi các tỉnh. Trong đó, sản phẩm dầu ép từ đậu phụng đã được nông dân xã miền núi Sơn Cao, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi có mặt ở khắp nơi, thậm chí vào tận thành phố Hồ Chí Minh. Nhờ đó, đời sống của người dân trồng cây đậu phụng có thêm nguồn thu nhập ổn định.

Đã 2 năm qua, cây đậu phụng, loại cây trồng truyền thống của người dân miền xuôi đã bén duyên trên vùng đất núi Sơn Cao, huyện sơn Hà. Vụ đông xuân 2018, được sự hỗ trợ của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi, xã Sơn Cao đã triển khai thí điểm mô hình trồng đậu phụng xen cây sắn. Mô hình được thực hiện trên 7ha, với 25 hộ dân tham gia. Người được phân công, giám sát theo dõi mô hình là anh Trần Đình Vũ, cán bộ văn phòng UBND xã Sơn Cao, nguyên là đội viên Dự án 600 tri thức trẻ, kỹ sư chuyên ngành công nghệ thực phẩm, người đã có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong ngành chế biến thực phẩm. Đây là lần đầu tiên nông dân xã miền núi Sơn Cao trồng thử nghiệm cây đậu phụng  xen cây sắn. Cán bộ khuyến nông đã mở lớp tập huấn và đến tận nơi hướng dẫn bà con kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc cây đậu phụng.

        Giống đậu phụng mà bà con sử dụng là giống đậu sẻ Gia Lai. Giống đậu này thích nghi với điều kiện khí hậu ở miền núi hơn là các giống đậu phụng lai. Vụ đầu tiên trồng thí điểm, nông dân phấn khởi khi nhận thấy vùng đất phù hợp với cây đậu phộng, chịu hạn tốt, dễ chăm sóc. Sau gần 4 tháng gieo trồng, bà con thu hoạch lứa đậu phụng đầu tiên. Thân, lá cây đậu phụng làm thức ăn cho bò hoặc sử dụng làm phân xanh. Anh Vũ chia sẻ thêm: “Trước giờ, nông dân chỉ quen với việc trồng lúa, trồng sắn, trồng mía… Khi bắt tay vào mô hình, bà con mới thấy việc gieo trồng, chăm sóc cây đậu phộng cũng dễ dàng, không phức tạp”.

       Vui nhất là gia đình ông Đinh Văn Phoá tham gia mô hình với 1,5ha, ông bán được 50 triệu đồng tiền đậu phộng cộng với gần 70 triệu đồng thu hoạch cây sắn, nếu bám vào cây mía như những năm trước, ông Phóa chỉ thu được gần 30 triệu đồng.

        Theo ông Đinh Văn Phăng, Giám đốc HTX Nông nghiệp và dịch vụ Sơn Cao, với diện tích đất sản xuất này, những năm trước vì thiếu nước nên bà con bỏ hoang, rồi trồng mía, nhưng cây mía dần rớt giá, thô lỗ. Khi trồng xen thêm cây Đậu phụng bà con thấy hiệu quả hơn rất nhiều. Năng suất thực thu khi phơi khô của đậu phộng đạt 20 tạ/ha, bấy nhiêu chưa thể sánh bằng với ở miền xuôi, nhưng tính cả cây sắn, mỗi sào cho thu nhập từ 3,7 - 3,8 triệu đồng/sào. Đây là mức thu nhập cao cho với nông dân miền núi.

Để có sản phẩm sạch đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, tạo niềm tin cho khách hàng, anh Trần Đình Vũ đề nghị bà con thực hiện đảm bảo quy trình sản xuất an toàn cho đậu nguyên liệu, cách chăm sóc theo đúng quy trình hướng dẫn, hái đậu bằng thủ công, tránh dập nát, loại bỏ những hạt đậu lép, kém chất lượng, phơi khô, đảm bảo 4 nắng trở lên trước khi xuất bán. Đặc biệt toàn bộ số đậu phụng khô của bà con sản xuất ra được HTX DV NN Sơn Cao, giới thiệu xã viên của HTX là thương lái trên địa bàn liên kết thu mua, chế biến ép dầu bằng thủ công thành dầu phụng nguyên chất, đảm bảo nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ. 

      Dầu phộng miền núi Sơn Cao có độ tinh khiết, mùi thơm mà các vùng đất khác ít có được. Chị Phan Thị Hạnh, một người chuyên thu mua đậu phộng khô cho biết, đậu phụng thu mua được, chị mang về ép thủ công thành sản phẩm dầu phụng nguyên chất. Để người tiêu dùng biết đến sản phẩm của nông dân Sơn Cao, chị đã đăng ký cả nhãn hiệu, gửi đi trưng bày ở rất nhiều hội chợ, hội nghị…  được khách hàng đặc biệt ưa chuộng. Giá bán của sản phẩm là 95.000 đồng/lít. Chỉ trong vòng 1 tháng, chị Hạnh xuất bán toàn bộ số lượng dầu ép được. Thị trường tiêu thụ không chỉ ở huyện Sơn Hà mà khắp các huyện đồng bằng, đến tận TP.Hồ Chí Minh.

Theo chị Phan Thị Hạnh, hiện nay, sản phẩm dầu phộng nguyên chất của mình đang trong tình trạng cháy hàng, có rất nhiều đơn đặt hàng từ các đại lý lớn trong tỉnh và cả ngoài tỉnh, nhưng không có sản phẩm để bán.  Nhiều khách hàng tin tưởng về nguồn nguyên liệu, quy trình sản xuất chế biến được cán bộ của HTX DV NN Sơn Cao đánh giá rất kỹ lưỡng, kiểm tra điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm, ký hợp đồng chế biến.

        Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Cao, ông Trần Văn Chung cho biết, sau 2 vụ trồng thử nghiệm, mô hình này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập cho bà con nông dân trên cùng một đơn vị diện tích, bước đầu hình thành vùng chuyên canh chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở miền núi. Mô hình cũng mở ra hướng sản xuất bền vững, nâng cao nhận thức cho nông dân. Sắp tới địa phương sẽ triển khai nhân rộng mô hình, chú trọng đến khâu liên kết, từ sản xuất, chế biến, đói gói, tiêu thụ và quảng bá sản phẩm để tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm. Góp phần tạo một hướng đi mới, bền vững cho các sản phẩm nông sản của địa phương./.

                                                     Bài và ảnh: Báo Quảng Ngãi

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC