Tr’lum lâng đợ apêê k’van k’bhộ năc manuyh Mông
Thứ năm, 00:00, 27/08/2020
Đươi đa đơơh xăl pazêng t’nơơm chr’noh, bh’năn băn, đươi dua kỹ thuật coh bh’rợ pa bhrợ đh’rưah lâng zay bhrợ têng năc ơy bhrợ bâc pr’loọng đong đhanuôr Mông coh chr’val Cư Pui, chr’hoong Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk dưr vaih manuyh k’van lâng đợ zên bơơn pay pa chô coh zập c’moo tước k’ha riêng ức đồng.

 

C’moo 1997, t’cooh Sùng Văn Lùng dưr lướt tơợ vel đong Bắc Kạn tước bhrợ cha đhị cr’noon Ea Lang, âng chr’val ch’ngai bha dăh Cư Pui, chr’hoong Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk. Xang lâh 20 c’moo t’bhlâng bhrợ cha, tơợ pr’loọng đong zr’năh k’đhap, pr’loọng đong đoo năc ơy choom t’bil lơi đharựt lâng đợ zên bơơn pay pa chô z’zăng bâc đươi tơợp bh’rợ xăl bâc đhăm k’tiêc ha rêê năc choh cà phê đh’rưah lâng băn c’rooc.

Đoọng pa dưr râu liêm choom âng bh’rợ pa bhrợ, t’cooh Sùng Văn Lùng xay bhrợ cơnh bh’rợ choh t’nơơm công nghiệp lâng băn bh’năn ting cơnh cr’noọ đươi dua âng thị trường. Xoọc đâu, pr’loọng đong t’cooh Sùng Văn Lùng vêy lâh 1 r’bhâu t’nơơm cà phê ơy chô đơơng p’lêê nhâm mâng coh zập c’moo lâh 2,5 tấn cà phê nhân. Coh c’rol băn tơợ 5- 6 p’nong c’rooc l’mặ đoọng pa câl lâng 6- 8 p’nong c’rooc tr’dzức. Lâng c’rooc tr’dzức vêy chr’năp ooy kinh tế bâc bhlâng, xang 2 c’moo băn, muy p’nong vêy chr’năp tơợ 50- 70 ức đồng.

Căh muy bhrợ t’vaih cr’van cr’bhộ ha pr’loọng đong, t’cooh Sùng Văn Lùng năc dzợ pa choom đoọng ha bấc pr’loọng đong n’lơơng ting băn liêm choom, ơy choom t’bil zr’năh k’đhap, ha ul đharưt.

Ha dzợ lâng t’cooh Vàng A Chá coh cr’noon Ea Uôl, chr’val Cư Pui, chr’hoong Krông Bông công vêy bâc ngai n’năl tơợ bh’rợ bhươn ch’choh, băn bh’năn. T’cooh Vàng A Chá xay truih, c’moo 2004, pr’loọng đong đoo tươc ooy đhăm k’tiêc chr’val Cư Pui, chr’hoong Krông Bông. Pr’đươi đoọng bhrợ têng mơ 2 héc ta k’tiêc da ding năc pr’loỌng đong prưah bhrợ, bâc bhlâng năc choh a bhoo lai lâng a rong. C’moo 2008, ađoo pazum đơc câl 2 p’nong t’rí ma coon. Xang bâc c’moo băn, đợ t’rí âng đoo dưr rưah bâc lâng ta luôn k’dâng 10 p’nong. Xoọc đâu muy p’nong t’rí ga măc vêy chr’năp 50 ức đồng, ơy bhrợ t’vaih thu nhập ha pr’loọng đong đoo. Ting n’năc, t’cooh Chá dzợ xăl đhăm k’tiêc choh a bhoo lâng a rong năc choh chứa. Zập c’moo bh’rợ choh chứa bơơn pay pa chô mơ 70 ức đồng coh muy héc ta. Lâh n’năc, pr’loọng đong t’cooh Chá dzợ đươi k’tiêc coh zr’lụ clung năc choh bhơi b’băn đoọng pa xiêr g’lêêh c’rơ zư lêy bh’năn. Xoọc đâu bh’rợ choh chứa lâng băn c’rooc chô đơơng ha pr’loọng đong t’cooh Chá đợ zên tơợ 150 – 200 ức đồng coh muy c’moo.

Ting cơnh t’cooh Vàng A Chá, bh’rợ kinh tế âng pr’loọng đong ơy đươi pazêng đhăm k’tiêc pa bhrợ chô đơơng râu liêm choom ooy kinh tế. Đươi tơợ bh’rợ zazum n’nâu, pr’loọng đong đoo căh muy choom t’bil lơi ha ul đharựt ting n’năc năc dzợ vêy thu nhập z’zăng bâc, câl pazêng râu pr’đươi đươi dua coh pr’ăt tr’mông công cơnh bơơn băn par k’coon liêm choom.

T’cooh Đinh Bảy, Chủ tịch Hội Nông dân chr’val Cư Pui xay moon: T’cooh Sùng Văn Lùng lâng Vàng A Chá năc 2 coh k’zệt manuyh Mông bhrợ cha choom coh chr’val Cư Pui, chr’hoong Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk. Xoọc đâu, thông tin truyền thông k’rơ, đhanuôr n’năl cơnh chêêc lêy n’năl lâng pay đươi râu liêm choom âng khoa học kỹ thuật ooy bh’rợ pa bhrợ. Đươi vêy cơnh đêêc, pazêng bh’rợ pa dưr kinh tế liêm choom pa bhlâng. Chính quyền ta luôn bhrợ têng lớp pa choom, xay p’căh đợ bh’rợ tr’nêng liêm choom, ta đang moon pazêng pr’loọng đong xăl chr’noh chr’bêệt, bh’năn băn crêê cơnh lâng đhr’năng tr’xăl âng pleng k’tiêc coh xoọc đâu đoọng đợ râu liêm choom ooy kinh tế bâc lâh mơ dzợ./.

 

Gặp những triệu phú người Mông

Nhờ linh động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng kỹ thuật trong sản xuất cộng với sự cần cù đã giúp nhiều hộ dân tộc Mông ở xã Cư Pui, huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk trở những thành triệu phú với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Năm 1997, ông Sùng Văn Lùng rời quê hương Bắc Kạn đến lập nghiệp tại thôn Ea Lang, thuộc xã vùng sâu Cư Pui, huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk. Sau hơn 20 năm nỗ lực không ngừng nghỉ, từ gia cảnh nghèo khó, gia đình ông đã vươn lên thoát nghèo và có thu nhập thuộc diện khá giả nhờ chuyển đổi nhiều diện tích đất rẫy sang trông cà phê kết hợp với nuôi bò.

Để tăng hiệu quả sản xuất, ông Sùng Văn Lùng áp dụng mô hình trồng cây công nghiệp với chăn nuôi đại gia súc theo nhu cầu thị trường. Hiện, gia đình ông Sùng Văn Lùng có hơn 1.000 cây cà phê đã cho thu hoạch ổn định với mức trung bình 2,5 tấn cà phê nhân/năm. Trong chuồng luôn duy trì 5 - 6 con bò vỗ béo để bán và 6 - 8 con bò chọi. Riêng bò chọi thì giá trị kinh tế khá cao, sau 2 năm nuôi dưỡng chăm sóc, mỗi con có giá 50 - 70 triệu đồng.

Không chỉ làm giàu cho gia đình, ông Sùng Văn Lùng còn tận tình giúp đỡ nhiều hộ dân trong vùng chăn nuôi đạt hiệu quả, thoát đượccảnh khó khăn nghèo đói.

Còn ông Vàng A Chá ở thôn Ea Uôl, xã Cư Pui, huyện Krông Bông cũng được nhiều người biết đến từ mô hình cây con kết hợp. Ông Vàng A Chá kể, năm 2004, gia đình ông đặt chân đến vùng đất xã Cư Pui, huyện Krông Bông. Vốn liếng duy nhất là 2ha đất triền đồi gần nhà tự khai hoang, chủ yếu trồng ngô lai và sắn. Năm 2008, ông dành dụm mua được 2 con trâu cái sinh sản. Sau nhiều năm chăn nuôi, số trâu đã tăng lên và luôn duy trì số lượng khoảng 10 con. Hiện nay mỗi con trâu trưởng thành có giá hơn 50 triệu đồng, đã mang lại nguồn thu nhập lớn  cho gia đình ông. Bên cạnh đó, ông Chá còn linh động chuyển đổi diện tích đất trồng ngô và sắn sang trồng dứa đồi. Mỗi năm mô hình trồng dứa cho thu nhập bình quân 70 triệu đồng/ha. Ngoài ra, gia đình ông Chá còn tận dụng đất vùng trũng thấp trồng cỏ chăn nuôi để giảm công chăm sóc cho đàn gia súc. Hiện mô hình trồng dứa với nuôi trâu mang cho gia đình ông Chá nguồn thu nhập từ 150 - 200 triệu đồng/năm. 

Theo ông Vàng A Chá, mô hình kinh tế của gia đình ông đã tận dụng tối đa diện tích đất sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế. Nhờ mô hình kết hợp này, gia đình ông không chỉ thoát cảnh nghèo đói mà còn có thu nhập khá, mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ cuộc sống cũng như có điều kiện nuôi con ăn học tốt.

Ông Đinh Bảy, Chủ tịch Hội Nông dân xã Cư Pui cho biết: ông Sùng Văn Lùng và Vàng A Chá là 2 trong hàng chục người Mông làm kinh tế giỏi ở xã Cư Pui, huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk. Hiện nay, thông tin truyền thông phổ biến, nông dân biết cách tiếp cận và ứng dụng rất tốt khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhờ đó, các mô hình phát huy hiệu quả kinh tế rất cao. Chính quyền thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, giới thiệu mô hình hiệu quả, khuyến khích các hộ dân linh động chuyển đổi mô hình cây con cho phù hợp với biến đổi khí hậu hiện nay để cho hiệu quả kinh tế hơn nữa./.

                                        Theo Dân tộc&Phát triển

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC