Vel bhươl ma nứih Nùng cóh Chi Lăng, Lạng Sơn
Thứ sáu, 00:00, 29/07/2016

 

     Bấc t’mooi tước lum Lạng Sơn, đhăm k’tiếc x’ría n’đắh Bắc Việt Nam zêng cắh choom ha vil lâng vel bhươl âng ma nứih Nùng ặt cóh ta hung clung, a ral da ding, đợ toọm đác liêm pr’hay. Vel ma nứih Nùng cóh chr’val Chi Lăng, chr’hoong Chi Lăng cơnh lâng đhr’niêng ặt ma mông liêm ta níh âng đha nuôr chô đơơng râu  liêm pr’hay.

      Đhị thủ đô Hà Nội ch’ngai dâng 120 km chr’hoong Chí Lăng, âng tỉnh Lạng Sơn, nắc zr’lụ da ding ca coong lâng c’kir Ải Chi Lăng tr’haanh, p’têệt lâng lịch sử gung dưr zư lêy k’tiếc, zêl prúh a rập a bhuy. Nâu đoo công nắc đhị vêy rúp đha nuôr Nùng ặt ma mông. N’đhơ chr’hoong Chi Lăng vêy 19 chr’val nắc zấp đoo chr’val công vêy đha nuôr Nùng. Công cơnh bấc c’bhúh ma nưih Nùng cóh apêê vel đong n’lơơng, ma nứih Nùng cóh Chi Lăng công dzợ bơơn zư đớc bấc râu văn hoá liêm pr’hay, đơơng âng pr’hoọm la lay âng đay. A ngắh Triệu Thuỷ Tiên, cán bộ văn hoá âng tỉnh Lạng Sơn đoọng năl: “Ma nứih Nùng tơợ ahay tước nâu câi ma mông k’rong ặt muy vel, công vêy choom dưr váih tô c’bhúh cóh vel đong. Ma nứih Nùng ặt ma mông muy đhị, p’têệt pa zum đh’rứah. Tơợ ahay, ma nứih Nùng pr’chắp conh ma nứih n’đắh xuôi âi ting moon đhi noo mr’đoo pun xoóh ặt ch’ngai cắh mơ ma nứih vel coó ặt đăn, đh’rông óih choom tr’đoọng. râu đâu dzợ p’cắh râu  k’rang tr’zooi tr’zúp đh’rứah cóh vel bhươl.”

                        

     Đợ vel âng ma nứih Nùng buôn ặt đhị dal. Nâu đoo  cắh muy nắc tu đhr’niêng ặt ma mông, nắc tơợ tu tơơm lịch sử. Tơợ c’lâng bhlâng 1A đhị vêy ta la bảng c’kir lịch sử “ Ải Chi Lăng” booi ooy acoon c’lâng vêy bấc đhr’đấc bhơớc, đhêl chăng bốh chônh, lướt dâng 30-40km cớ nắc vêy ha dợ tước apêê vel Co Hương, Thằm Nà lâng Suối Mạ âng ma nứih Nùng ặt đhị bha đưn dal 1.200-1.300m t’piing lâng đác biển. N’đhơ lướt ra vạch zr’nắh k’đháp, n’đhơ cơnh đêếc pa chô cậ zr’lụ đhăm k’tiếc n’nâu bơơn plêêng k’tiếc pay đoọng đợ cruung k’tiếc liêm pr’hay. T’mooi tước đâu nắc cơnh xrang ooy muy lang la lay. Nắc đoo muy zr’lụ ca coong bha đưn liêm t’viêng, đợ cr’năm bé, cr’năn a xêếh âng đha nuôr acoon cóh xoọc dzoọng ca caach. Âi tơợ đanh, đha nuôr ma nứih Nùng ặt cóh apêê vel n’nâu pa bhlâng choom băn bh’năn. Pr’ặt tr’mông vel đong cóh đâu ta luôn liêm pr’hay. Râu chắp hơnh t’mooi, pr’ặt tr’mông, ch’na đh’nắh âng đha nuôr yêm la lay công đớc đoọng râu cắh choom ha vil cóh zấp ngai bơơn tước ooy đâu.

     Bấc c’moo đăn đâu, cóh apêê vel bhươl zr’lụ đệ lấh, đha nuôr dzợ pa zum băn rơới, chóh ha roo lâng chóh tơơm công nghiệp, tơơm cha p’lêê đoọng pa dưr pr’ặt tr’mông. Moọt apêê c’moo 80 âng thế kỷ 20, muy bơr ngai pr’đoọng chô đơơng tơơm na chô chóh lêy đhị apêê bha đưn k’tiếc chăng, ta hung goóh gooi cóh Chi Lăng. Cơnh đêếc nắc cắh bhr’nêy, tơơm na choom dưr ma mông liêm lâng đhăm k’tiếc n’nâu, tước nâu câi dưr váih tơơm bha lâng, chroi đoọng bhrợ bhr’lậ pr’ặt tr’mông âng đha nuôr cóh đâu. P’căn Triệu Thị Nhất, ma nứih Nùng cóh chr’val Chi Lăng, đoọng năl: Pr’loọng đong zi nâu câi n’jứah chóh ha roo, n’jứah chóh na lâng b’vbăn. Cóh đêếc tơơm na nắc đhị râu pa chô, t’mông bha lâng. Đươi vêy cơnh đêếc, pr’loọng đong cu bhrợ bhr’lậ đong lâng câl p’xoọng apêê pr’đươi cóh đong. 

                         

     Đh’rứah lâng râu dưr k’rơ âng xã hội, đợ vel bhươl ma nứih Nùng cóh chr’hoong Chi Lăng âi tr’xăl liêm. Doó dzợ đợ đhr’nong đong đh’rơơng, đong k’tiếc ty , xăl ooy đêếc nắc đợ đhr’nong đong liêm ta bhrợ lâng gạch, đong tầng bơơn bhrợ têng liêm cra, ga mắc ga mai.

     Cóh pr’ặt tr’mông t’ngay đâu, n’đhơ dzợ bấc râu zr’nắh k’đháp, n’đhơ cơnh đêếc acoon a châu apêê tô gộ cóh apêê vel bhươl ma nứih Nùng công dzợ zư đớc truyền thống đoàn kết đh’rứah bhrợ pa dưr vel bhươl ting t’ngay ting ca van ca bhố./.

 

BẢN LÀNG NGƯỜI NÙNG Ở CHI LĂNG, LẠNG SƠN

 

     Nhiều du khách tới thăm Lạng Sơn, mảnh đất địa đầu phía Bắc Việt Nam đều rất ấn tượng với những bản làng của người Nùng bình yên bên thung lũng, sườn đồi, những dòng suối thơ mộng. Bản người Nùng ở xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng với tập tục sinh hoạt bình dị của người dân đem lại cảm giác vừa  bình yên, vừa ấm áp tình người. 

                          

     Cách thủ đô Hà Nội khoảng 120 km, huyện Chi Lăng, thuộc tỉnh Lạng Sơn, là vùng đồi núi có địa thế hiểm trở với di tích Ải Chi Lăng nổi tiếng, gắn liền với lịch sử đấu tranh giữ nước, chống giặc ngoại xâm. Đây cũng là nơi có đông đồng bào dân tộc Nùng sinh sống. Cả huyện Chi Lăng có 19 xã thì xã nào cũng có bà con dân tộc Nùng. Cũng như những nhóm người Nùng ở các địa phương khác, người Nùng ở Chi Lăng vẫn duy trì được nhiều nét văn hóa độc đáo, mang bản sắc  riêng của dân tộc mình. Bà Triệu Thủy Tiên, cán bộ văn hóa của tỉnh Lạng Sơn cho biết: "Người Nùng vốn từ xưa tới nay sống quy tụ thành làng thành bản, cũng có thể thành họ tộc trong địa bàn. Người Nùng sống quần cư, cố kết với nhau. Từ xa xưa, người Nùng  có  quan niệm giống như  người miền xuôi từng nói “ bán anh em xa mua láng giềng gần” với ngụ ý người ở xa chẳng bằng  anh em ở ngay chân cầu thang nhà mình, lửa sáng có thể xin nhau. Điều này còn thể hiện sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư".

     Những bản của người Nùng thường ở địa thế cao hơn. Đây không đơn thuần phải do tập quán sinh sống, mà từ nguồn gốc lịch sử.  Từ đường quốc lộ 1A nơi có tấm bảng di tích lịch sử  "Ải Chi Lăng" rẽ vào con đường với nhiều đèo dốc, sỏi đá lởm chởm, đi chừng khoảng 30 - 40km nữa mới tới được các bản Co Hương, Thằm Nà và Suối Mạ của người Nùng ở độ cao 1.200 - 1.300m so với mực nước biển. Tuy đi lại khó khăn, nhưng bù lại vùng đất này được thiên nhiên ban tặng những cảnh đẹp làm say đắm lòng người. Du khách tới đây như lạc vào một thế giới khác. Đó một vùng cao nguyên xanh, những đàn dê, đàn ngựa của đồng bào dân tộc nhởn nhơ gặm cỏ. Đã từ lâu, đồng bào dân tộc Nùng ở các bản này rất giỏi trong chăn nuôi gia súc. Cuộc sống làng quê ở đây luôn yên ả. Sự mến khách, lối sống, ẩm thực độc đáo của đồng bào dân tộc cũng để lại cảm xúc khó quên trong lòng mỗi người khi có dịp qua đây.

                       

                Những năm gần đây, ở những bản làng ở vùng thấp hơn, bà con còn kết hợp chăn nuôi, trồng lúa với trồng cây công nghiệp, cây ăn quả để phát triển kinh tế. Vào những năm 80 của thế kỷ 20, một số người tình cờ mang cây na về trồng thử trên những sườn núi đá vôi, thung lũng khô cằn ở Chi Lăng. Vậy mà không ngờ, cây na lại bén “duyên” với vùng đất này, đến nay trở thành loại cây chủ lực, góp phần cải thiện đáng kể đời sống của đồng bào dân tộc ở đây. Bà Triệu Thị Nhất, dân tộc Nùng ở xã Chi Lăng, cho biết: "Gia đình chúng tôi giờ vừa trồng lúa, trồng na và chăn nuôi. Trong đó cây na là nguồn thu nhập, nguồn sống chủ lực. Nhờ đó gia đình tôi xây sửa nhà và sắm thêm các đồ tiện nghi trong gia đình".

     Cùng với sự đi lên của xã hội, những bản làng người Nùng ở huyện Chi Lăng đã đổi thay. Không còn nhiều những ngôi nhà sàn, nhà đất truyền thống, thay vào đó nhiều ngôi nhà gạch, nhà tầng được xây dựng khang trang đẹp đẽ.

     Trong cuộc sống hôm nay, mặc dù còn nhiều khó khăn vất vả, nhưng con cháu các dòng họ trong các bản người Nùng vẫn duy trì truyền thống đoàn kết, cùng nhau xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp./.

 

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC