Giẻ Triêng nắc k’bhúh manuýh vêy muy clang văn hoá ty đanh liêm chr’nắp lâng zư đớc bấc râu chr’nắp văn hoá ty đanh âng đhanuôr zr’lụ Bắc Tây Nguyên đhị Việt Nam. Chr’nắp bhlầng, xa nập âng ma nuýh Giẻ Triêng pa cắh chr’nắp lalay cóh bhiệc bhrợ t’váih xa nập lâng cơnh xa xập âng đhanuôr. Râu đâu nắc ơy bhrợ váih chr’nắp văn hoá lalay âng ma nuýh Giẻ Triêng.
Tợơ lang a hay, ma nuýh Giẻ Triêng p’loon đhị bêl doó trơ vâng đoọng tự taanh bhai. Tr’xâu âng ma nuýh Giẻ Triêng doó lấh k’đháp, choom taanh bhai t’la k’tứi. Đhanuôr buôn chóh k’páih mọot c’xêê 5 lâng pếêh pay mọot c’xêê 10. K’páih tợơ ơy pếêh pay chô ar đoọng goóh, xang đếêc nắc plá ting jéh lâng đơơng k’bhum lalăm bêl k’nặ taanh. Lâng tr’pang têy đa đấh, ta béch g’lăng, apêê c’mor ma nuýh Giẻ Triêng ơy t’váih xa nập ty đanh lâng a duông pa chăm bấc râu x’xrắ đhị bêl t’taanh. Cóh xa nập âng ma nuýh Giẻ Triêng , apêê c’lâng x’xrắ pa chăm lâng nắc cung râu bhrợ t’váih chr’nắp liêm lalay cóh xa nập âng ma nuýh Giẻ Triêng. A moó Nguyễn Thị Huyền, nghiên cứu sinh chuyên ngành Dân tộc học, trường Đại học Quốc gia Hà Nội, đoọng năl: “Pân đil Giẻ Triêng cắh vêy xập a doóh nắc xập chr’đhu. Chr’đhu zăng dal lâng pậ. Cóh m’pâng lâng cóh dứp đưl âng chr’đhu vêy pa chăm bấc râu x’xrắ pr’họom bhrôông. Xập lêy ma lang cơnh a doóh, ma lang cơnh chr’đhu, nâu đoo nắc râu chr’nắp lalay âng pân đil Giẻ Triêng, ha dợ acoon cóh lơơng tợơ Bắc moọt ooy Nam hắt bơơn lêy. Nâu đoo nắc cung muy chr’nắp laliêm đoọng xa nập Giẻ Triêng bơơn chớih đoọng ting pấh tr’thi “Xa nập acoon cóh”.
Pân đil Giẻ Triêng buôn đớc xóc dal lâng chọ t’cul cóh ping a đúuc, pa chăm a chắc lâng bấc râu a rác, cọong bạc, cọong cóh têy, dzung lâng xoan x’noan. Lâng apêê lang pân đil zăng ca van nắc apêê buôn xoan x’noan ta bhrợ lâng bha lưa ruốih.
Ting cơnh j’niêng ty đanh âng ma nuýh Giẻ Triêng đớc xóc ếp cắh cợ pơng khăn chàm cóh a cọ, vêy chọt k’târ, xoan x’noan ta bhrợ lâng n’loong pr’hắt chr’nắp, lâng cram cắh cợ nắc lâng bha lưa ruốih. Pân jứih ma nuýh Giẻ Triêng nắc dzợ t’váih x’xrắ cóh a chắc a rang đay. Đắh xa nập, pân jứih ma nuýh Giẻ Triêng n’dzăl, cắh vêy xập a doóh, pleng cha cệêt nắc n’guốc a duông. Lâng p’niên dứp 4 c’moo, p’niên n’jứih ma nuýh Giẻ Triêng nắc vêy pa cúuc đhị mr’nịt mị đăh dzung cọong bạc vêy a riiu k’tứi. A moÓ Nguyễn Thị Huyền đoọng năl cớ: “N’dzăl âng ma nuýh Giẻ Triêng nắc n’dzăl liêm, dal, cắh vêy bh’nhui nhai. A duông vêy pa chắp x’xrắ liêm mị đắh đưl. Apêê pân jứih ma nuýh Giẻ Triêng cung cuúc pa nâng, cuúc a rác. Đhị zập bhiệc bhan apêê n’guốc pa xoọng a duông đoọng liêm prang a chắc a zân đay.”
Xa nập âng ma nuýh Giẻ Triêng cắh muy lalay cơnh, chr’nắp liêm nắc apêê x’xrắ pa chăm cung cơnh pr’đhang âng xa nập dzợ vêy râu pr’hay lalay tu pr’họom vêy bấc cơnh. A moÓ Nguyễn Thuý Chiều, pa bhrợ đhị Hội Nghệ sỹ nhiếp ảnh xay moon: “Acu nắc ơy lướt zập zr’lụ chr’hoong, đhị pazêng zr’lụ đhanuôr acoon cóh ắt mamông cóh prang k’tiếc k’ruung hêê, cu lêy xa nập âng ma nuýh Giẻ Triêng vêy râu chr’nắp lalay cơnh lâng xa nập apêê acoon cóh lơơng, xa nập apêê lêy u liêm vêy bấc râu pr’họom, pa bhlầng nắc lâng n’đoóh âng pân đil vêy pa chăm bấc râu. Cu lêy vêy râu chr’nắp liêm lalay đắh xa nập âng ma nuýh Giẻ Triêng.”
Lalăm a hay, zập xa nập, pr’đươi âng ma nuýh Giẻ Triêng bhrợ t’váih nắc đoọng ha pêê đươi dua a năm. R’dợ nắc apêê pr’đươi nâu bơơn apêê bhrợ váih nắc hàng hoá, xăl đơơng pa câl.
T’ngay đâu, đhr’năng ha dưr kinh tế cung cơnh mọot đh’rứah cóh pr’ắt tr’mông, nắc ơy bhrợ crêê tước xa nập truyền thống âng ma nuýh Giẻ Triêng, pa bhlầng nắc xa nập ma nuýh a đhuốc ơy bơơn apêê xập đươi đhị zập vel bhươl cha ngai bh’dắh âng ma nuýh Giẻ Triêng. Tu cơnh đếêc, xọoc đâu, n’đhơ cóh pr’ắt tr’mông zập t’ngay, acoon cóh Giẻ Triêng xa xập đhơ đhơ cơnh cung choom, ha dợ nắc đhị bhiệc bhan chr’nắp, apêê cung xập xa nập ty đanh âng acoon cóh đay./.
TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI GIẺ TRIÊNG
Thu Hằng VOV5
Giẻ Triêng là tộc người có một nền văn hóa dân gian khá đặc sắc và bảo lưu được nhiều yếu tố văn hóa truyền thống của cư dân khu vực Bắc Tây Nguyên ở Việt Nam. Đặc biệt, trang phục của người Giẻ Triêng thể hiện cá tính riêng trong phong cách tạo hình trên trang phục và cách ăn mặc của người dân. Chính điều này đã tạo nên nét văn hóa riêng biệt của người dân tộc Giẻ Triêng.
Từ xa xưa, người Giẻ Triêng tranh thủ lúc nông nhàn để tự dệt vải. Khung cửi dệt vải của người Giẻ Triêng khá thô sơ, chỉ dệt được vải khổ hẹp. Đồng bào thường trồng bông vào tháng 5 và thu hoạch vào tháng 10. Bông sau khi thu hoạch về được phơi khô bật tơi, sau đó xe thành sợi rồi đem nhuộm trước khi dệt thành sản phẩm quần áo. Dưới bàn tay khéo léo, các cô gái Giẻ Triêng đã tạo nên những bộ trang phục truyền thống và tấm choàng với hoa văn và mầu sắc trong sản phẩm dệt. Trên trang phục của người Giẻ Triêng, các đường nét hoa văn thêu trang trí và đó cũng chính là chi tiết tạo nên sắc thái riêng biệt trong trang phục của người Giẻ Triêng. Chị Nguyễn Thị Huyền, nghiên cứu sinh chuyên ngành Dân tộc học, trường Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết: "Phụ nữ Giẻ Triêng không mang áo mà mang loại váy dài cao sát nách. Đây là loại váy ống tương đối dài rộng. Đầu váy giữa thân và gấu váy được trang trí các sọc hoa văn màu đỏ trên nền chàm. Lối mặc có tính chất vừa váy, vừa áo này là một đặc điểm rất khác biệt của phụ nữ Giẻ Triêng ít gặp ở các dân tộc khác từ Bắc vào Nam, rất cổ truyền và cũng không kém phần hiện đại. Đây cũng là một lý do trang phục Giẻ Triêng được chọn tham gia vào các cuộc thi “Trang phục dân tộc”.
Phụ nữ Giẻ Triêng thường để tóc dài, quấn sau gáy và làm đẹp bằng nhiều loại trang sức như vòng bạc, đồng, chuỗi cườm, đeo cổ tay, chân và tai. Đối với tầng lớp phụ nữ khá giả, họ thường đeo hoa tai bằng ngà voi.
Theo truyền thống, nam giới người Giẻ Triêng để tóc ngắn hoặc đội khăn chàm theo lối chữ nhất trên đầu, có xâu lỗ tai, đeo hoa tai bằng gỗ quý, bằng tre ngà hoặc bằng ngà voi. Nam giới người Giẻ Triêng còn xăm mình với những đường nét hoa văn hình học khá đơn giản. Về trang phục, đàn ông Giẻ Triêng mặc khố, ở trần, trời lạnh thì mặc thêm tấm áo, khoác ngoài chéo qua vai, màu chàm có các sọc trang trí. Riêng trẻ dưới 4 tuổi, bé trai người Giẻ Triêng thường đeo đôi lắc bằng bạc có quả chuông nhỏ, ở hai cổ chân. Chị Nguyễn Thị Huyền cho biết thêm: "Khố của người Giẻ Triêng là loại khố hẹp, dài, không có tua. Thân và các mép khố được viền và trang trí hoa văn ở hai đầu trên nền chàm. Đặc biệt, nam giới người Giẻ Triêng cũng đeo vòng cổ, vòng ngoài giống như chuỗi hạt vòng. Trong các dịp lễ tết họ mang thêm các tấm choàng rộng mầu chàm có các mầu sắc trang trí phủ kín thân".
Trang phục của dân tộc Giẻ Triêng không những có phong cách riêng biệt, độc đáo, mà các họa tiết trang trí cũng như hình dáng trang phục còn sinh động bởi mầu sắc in trên nền trang phục sặc sỡ bắt mắt. Chị Nguyễn Thúy Chiều, làm việc tại Hội Nghệ sỹ nhiếp ảnh chia sẻ: "Thực sự tôi đã đi rất nhiều vùng miền, ở những vùng dân tộc thiểu số ở khắp cả nước, tôi thấy trang phục của người dân tộc Giẻ Triêng có nét đặc biệt khác so với các dân tộc khác ở chỗ chất liệu váy trên màu chàm nhưng hoa văn cũng như họa tiết in trên nền văn rất đọc lạ bắt mắt, đặc biệt là với trang phục phục nữ thì hoa văn rất sinh động. Tôi rất ấn tượng với trang phục của đồng bào dân tộc Giẻ Triêng".
Trước đây, mỗi sản phẩm trang phục do chính người Giẻ Triêng làm ra chủ yếu chỉ để phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của họ. Dần dần, các sản phẩm trang phục cũng đã được họ dùng để trao đổi hàng hóa.
Ngày nay, quá trình phát triển kinh tế cũng như hội nhập trong cuộc sống, đã ảnh hưởng tới trang phục truyền thống của đồng bào Giẻ Triêng, đặc biệt là trang phục của người Việt (dân tộc Kinh) đã thâm nhập đến tận các làng bản xa xôi của người Giẻ Triêng. Chính vì vậy, hiện này dù trong sinh hoạt đời thường, người dân tộc Giẻ Triêng ăn mặc đơn giản, nhưng trong các dịp lễ hội quan trọng, họ vẫn mặc những bộ trang phục cổ truyền dân tộc của mình./.
Viết bình luận