
Cr’noọ xa nay, c’lâng bh’rợ pa dưr ooy ha y chroo năc ơy vêy ta xay moon đơcm rau bha lâng năc Đà Nẵng xay bhrợ cơnh pazêng cr’noọ xa nay, c’lâng bh’rợ n’năc đoọng t’vaih zr’lụ n’nâu dưr vaih muy zr’lụ pa dưr k’rơ pa bhlâng âng miền Trung

TP. Đà Nẵng t’mêê vêy đợ đhăm k’tiêc k’nặ 12.000km, năc thành phố vêy đhăm k’tiêc ga măc pa bhlâng coh 6 thành phố âng Trung ương, manuyh ăt mamông lâh 3 ức cha năc.
Đà Nẵng t’mêê vêy bấc ch’nang biển (pazêng vêy Tiên Sa, Liên Chiểu, K’ruung Hàn, Kỳ Hà, Trưởng Hải) ơy, xoọc t’pâh apêê tươc bhrợ cha, vêy ta rơơm năc zr’lụ đơơng âng logistics liêm choom bhlâng coh zr’lụ. Ting n’năc, năc đợ dự án tang bhuông păr Đà Nẵng, Chu Lai; dự án pếch pa liêm chr’hooi dác Cửa Lở lâng Trung tâm logistics container Chu Lai; Zr’lụ Đại học Đà Nẵng; Đề án xay bhrợ lêy xa nay bh’rợ p’zương k’rong bhrợ t’đui ooy zr’lụ bh’rợ công nghiệp zooi đoọng lâng công nghiệp cơ khí đhị Zr’lụ kinh tế mở Chu Lai; Đề án “Pa dưr lâng bhrợ t’vaih Trung tâm công nghiệp bhrợ zơ nươu đhị tỉnh Quảng Nam lâng sâm Ngọc Linh năc tơơm chr’noh bha lâng”; Đề án bhrợ t’vaih lâng pa dưr zr’lụ công nghiệp bhrợ liêm ghít đợ pr’đươi tơợ silica… công xoọc vêy ta bhrợ k’rơ bhlâng. Chr’năp bhlâng, t’ngay 27/6/2025, Quốc hội ơy prá xay nghị quyết bhrợ t’vaih trung tâm tài chính quốc tế, vêy ta bhrợ đhị TP.Hồ Chí Minh lâng Đà Nẵng.
Rau liêm choom t’mêê đoọng ha thành phố xay bhrợ liêm choom coh chơ chế chính sách năc trung ương ơy prá xay xang bhrợ têng Zr’lụ thương mại tự do (zr’rặ pa ếp năc FTZ) Đà Nẵng. Nâu đoo vêy ta moon năc quy hoạch la lay đoọng ha thành phố bơơn xay bhrợ lêy pazêng chính sách t’mêê ooy bh’rợ k’rong bhrợ, thuế, hải quan, công nghệ, tài chính, manuyh pa bhrợ lâng chuyển đổi số… FTZ Đà Nẵng bhưah k’dâng 1.881 ha vêy ta ra pặ pazêng zr’lụ pa bhrợ, pazêng zr’lụ pa bhrợ, logistics, thương mại dịch vụ, công nghiệp công nghệ số, công nghệ thông tin lâng xăl t’mêê ta béch g’lăng đh’rưah lâng pazêng bh’rợ n’lơơng.
FTZ Đà Nẵng năc c’lâng t’hước ooy cr’noọ xa nay dưr vaih zr’lụ kinh tế vêy chr’năp coh zr’lụ, vêy xa nay bh’rợ năc zr’lụ pa dưr chr’năp pa bhlâng âng miền Trung lâng prang k’tiêc k’ruung coh đhr’năng pa dưr t’mêê. Năc pr’đươi chr’năp coh xa nay bh’rợ đơơng âng coh prang bha lang k’tiêc lâng coh zr’lụ châu Á - Thái Bình Dương; năc zr’lụ pa bhrợ, zr’lụ đơơng âng hàng hoá bha lang k’tiêc đh’rưah lâng chr’nang Liên Chiểu, tang bhuông păr quốc tế Đà Nẵng lâng c’lâng bh’rợ kinh tế Đông - Tây.
Pazêng apêê chuyên gia kinh tế xay moon, zr’lụ âng TP. Đà Nẵng t’mêê xang bêl pazum năc bhưah pa bhlâng năc choom xay moon tước ooy bh’rợ pa têệt lâng Chu Lai, Tam Kỳ coh zr’lụ pa dưr. Xa nay doọ pay zên thuế ha FTZ năc choom ng’bhrợ đhị Đà Nẵng năc bhrợ t’vaih rau pa dưr kinh tế coh prang zr’lụ.

Bh’rợ pazum lâng Quảng Nam năc zooi Đà Nẵng t’bấc rau liêm choom coh bh’rợ tr’zeng pa dưr kinh tế, pa bhlâng năc ngành du lịch, công nghiệp, kinh tế biển… Vêy toor biển dal k’dâng 200km, lâng 3 c’kir bha lang k’tiêc (Phố ty Hội An, Zr’lụ đền tháp Mỹ Sơn, Cruung k’tiêc Ngũ Hành Sơn), zr’lụ zư lêy crâng k’coong bha lang k’tiêc Cù Lao Chàm, đh’rưah lâng k’ha riêng bhươl cr’noon bh’rợ tr’nêng ty đanh, zr’lụ tước la lêy tơợ crâng tươc ooy biển… xay moon đớc Đà Nẵng năc dưr vaih muy coh pazêng zr’lụ tươc la lêy liêm pr’hay pa bhlâng coh xa nay bh’rợ du lịch âng bha lang k’tiêc.
Đà Nẵng - Hội An- Mỹ Sơn vêy ta rơơm năc c’lâng bh’rợ du lịch đương hơnh deh ta mooi bâc pa bhlâng tu k’noong k’tiêc hành chính ơy vêy ta pazum muy ooy. Ting cơnh p’rá xa nay âng The Outbox Company - công ty prá xay ooy dữ liệu ha ngành du lịch, đơơng âng ta mooi la lêy coh châu Á, đợ ta mooi bha lang k’tiêc tươc đhêy ăt đhị TP. Đà Nẵng xang bêl pazum vêy cơnh bơơn bấc tước 6,1 ức ta mooi coh zập c’moo, z’lâh TP. Hồ Chí Minh - zr’lụ đương hơnh deh ta mooi k’dâng 6 ức manuyh quốc tế coh c’moo 2024.
Hiệp hội Du lịch Quảng Nam prá xay, tơợ đanh ahay ta mooi quốc tế căh n’năl đhị ooy k’noong k’tiêc hành chính bhlưa Quảng Nam lâng Đà Nẵng. Ting cơnh c’lâng bh’rợ quy hoạch, năc Đà Nẵng xang bêl pa zum xay moon du lịch năc bh’rợ kinh tế bha lâng, chroi đoọng ooy rau pa dưr âng vel đong. Ting n’năc thành phố năc k’rong bhrợ đh’rưah bhlưa pa dưr du lịch biển, du lịch đhêy ăt, du lịch văn hoá lâng du lịch cruung đác bhrợ t’vaih bấc pr’đươi du lịch, t’mêê liem coh c’lâng c’kir miền Trung.
Pa prá đhị bh’rợ UBND TP. Đà Nẵng bhrợ bh’rợ xay p’căh quyết định âng Thủ tướng Chính phủ ooy bh’rợ bhrợ t’vaih Zr’lụ thương mại tự do Đà Nẵng, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình xay moon ghít: “Acu k’noọ, pr’ăt tr’mông ha y chroo âng Đà Nẵng năc bhưah ga măc pa bhlâng, năc zr’lụ kinh tế bha lâng coh zr’lụ lâng coh prang k’tiêc k’ruung. Chr’năp bhlâng, xang bêl pazum lâng Quảng Nam, đợ ga măc âng kinh tế âng Đà Nẵng năc bhưah ga măc lâh mơ, rau liêm choom bấc pa bhhlâng, pa têệt ooy c’kir, ch’nang đác đhậu, bhrợ t’vaih c’rơ k’rơ pa bhlâng ha Zr’lụ thương mại tự do”./.
MỞ RỘNG KHÔNG GIAN, TẠO ĐỘNG LỰC TĂNG TRƯỞNG
Sau khi sáp nhập với tỉnh Quảng Nam, từ ngày 1/7/2025, TP.Đà Nẵng mới sẽ có một không gian phát triển đa chiều, rộng lớn, tạo thành “mắt xích” liên kết vùng quan trọng, nhất là ở các lĩnh vực/ngành được xem là mũi nhọn, then chốt của thành phố. Tầm nhìn, đường hướng phát triển tương lai đã vạch sẵn, điều còn lại là Đà Nẵng cần hiện thực hóa mục tiêu đề ra để biến nơi đây thành một trong những cực tăng trưởng mạnh mẽ nhất của miền Trung

Nghị quyết số 43, ngày 24/1/2019 của Bộ chính trị khóa XII về xây dựng và phát triển TP.Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định, Đà Nẵng sẽ được xây dựng trở thành trung tâm kinh tế biển lớn của cả nước, đô thị biển quốc tế, đô thị du lịch lớn gắn với kinh tế biển. Lợi thế sẵn có là con đường ven biển liền mạch kéo dài từ Sơn Trà vào đến Chu Lai và tính chung là thành phố sở hữu khoảng 200km chiều dài đường bờ biển.
Đà Nẵng mới có nhiều cảng biển (gồm Tiên Sa, Liên Chiểu, Sông Hàn, Kỳ Hà, Trường Hải) đã, đang thu hút đầu tư, được kỳ vọng sẽ nơi trung chuyển logistics lý tưởng nhất của khu vực. Cạnh đó, là các dự án sân bay Đà Nẵng, Chu Lai; dự án nạo vét luồng Cửa Lở và Trung tâm logistics container Chu Lai; Khu đô thị Đại học Đà Nẵng; Đề án thí điểm cơ chế khuyến khích hợp tác liên kết sản xuất theo cụm ngành công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp cơ khí tại Khu kinh tế mở Chu Lai; Đề án “Phát triển và hình thành Trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực”; Đề án hình thành và phát triển Trung tâm công nghiệp chế biến sâu các sản phẩm từ silica… cũng đang được triển khai tích cực. Đặc biệt, ngày 27/6/2025, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về phát triển một trung tâm tài chính quốc tế, đặt tại TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Vận hội mới mở ra cho thành phố đột phá trong cơ chế chính sách là trung ương vừa phê duyệt Khu thương mại tự do (FTZ) Đà Nẵng. Đây được xem là quy hoạch đặc thù cho thành phố được phép thử nghiệm các chính sách mới về đầu tư, thuế, hải quan, công nghệ, tài chính, nhân lực và chuyển đổi số… FTZ Đà Nẵng có quy mô diện tích khoảng 1.881ha bố trí các vị trí không liền kề, gồm các khu chức năng sản xuất, logistics, thương mại dịch vụ, công nghiệp công nghệ số, công nghệ thông tin và đổi mới sáng tạo cùng các loại hình chức năng khác.
FTZ Đà Nẵng là hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế mang tầm khu vực, đóng vai trò là cực tăng trưởng chiến lược của miền Trung và cả nước trong bối cảnh phát triển mới. Là một mắt xích quan trọng trong mạng lưới chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực châu Á - Thái Bình Dương; là trung tâm sản xuất, đầu mối trung chuyển hàng hóa quốc tế gắn kết với cảng Liên Chiểu, sân bay quốc tế Đà Nẵng và hành lang kinh tế Đông - Tây.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, không gian của TP.Đà Nẵng mới sau sáp nhập sẽ rất rộng lớn nên cần nghĩ đến sự kết nối với Chu Lai, Tam Kỳ trong không gian phát triển. Cơ chế miễn thuế đặc thù của FTZ nếu được áp dụng tại Đà Nẵng sẽ tạo động lực tăng trưởng kinh tế toàn khu vực.
Theo UBND TP.Đà Nẵng, việc hình thành FTZ Đà Nẵng được xem là bước đi đột phá, có khả năng dẫn dắt tăng trưởng xanh, đổi mới sáng tạo và thu hút đầu tư chiến lược. Đã có những nhà đầu tư chiến lược cam kết đầu tư vào FTZ Đà Nẵng, gồm: Tập đoàn BRG - CTCP, Công ty CP Tập đoàn Mặt Trời (Tập đoàn Sun Group), Tập đoàn Terne Holdings và The One Destination, Công ty CP Thanh Bình Phú Mỹ, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương, Công ty CP Đầu tư Phương Trang, Công ty CP Newtechco Group, đại diện liên danh doanh nghiệp đầu tư Công ty CP NewTechco Group và Công ty TNHH Phytopharco Việt Nam, Công ty CP Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng.
Sự cộng sinh trong sáp nhập với Quảng Nam sẽ giúp Đà Nẵng nhân đôi lợi thế cạnh tranh phát triển kinh tế, nhất là các ngành du lịch, công nghiệp, kinh tế biển... Sở hữu đường bờ biển dài khoảng 200km, với 3 di sản thế giới (Phổ cổ Hội An, Khu đền tháp Mỹ Sơn, Danh thắng Ngũ Hành Sơn), Khu dữ trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm, cùng hàng trăm làng nghề truyền thống, điểm tham quan thú vị từ rừng xuống biển…, hứa hẹn Đà Nẵng sẽ trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch của thế giới.
Đà Nẵng - Hội An - Mỹ Sơn được kỳ vọng sẽ là cung đường du lịch đón lượng khách rất lớn nhờ ranh giới hành chính đã được “về chung một nhà”. Theo phân tích của The Outbox Company - công ty phân tích dữ liệu cho ngành du lịch, lữ hành châu Á, lượng khách lưu trú quốc tế tại TP.Đà Nẵng sau sáp nhập có thể đạt tới 6,1 triệu lượt khách lưu trú mỗi năm, vượt TP.Hồ Chí Minh - nơi đón khoảng 6 triệu khách quốc tế vào năm 2024.
Hiệp hội Du lịch Quảng Nam cho biết, lâu nay du khách quốc tế phần lớn không phân biệt được ranh giới hành chính Quảng Nam và Đà Nẵng. Theo định hướng quy hoạch, thì Đà Nẵng sau sáp nhập xác định du lịch vẫn là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp lớn cho sự tăng trưởng của địa phương. Theo đó, thành phố sẽ kết hợp giữa phát triển du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa và du lịch sinh thái tạo ra nhiều sản phẩm du lịch đa dạng, mới mẻ trên con đường di sản miền Trung.
TP.Đà Nẵng mới có diện tích gần 12.000km2, là thành phố có diện tích lớn nhất trong 6 thành phố trực thuộc Trung ương, dân số hơn 3 triệu người. Đây là nguồn lực quan trọng cho chiến lược phát triển dài hơi. Nhiều ý kiến cho rằng, đồ án quy hoạch tỉnh Quảng Nam và TP.Đà Nẵng đã được Trung ương phê duyệt, cho nên nhiệm vụ sắp tới là cần nhanh chóng khớp nối, đồng bộ, tích hợp thống nhất quy hoạch hai địa phương. Bám sát không gian phát triển tập trung ở vùng Đông, vùng Tây, trong đó quan tâm đầu tư, hình thành các dự án đô thị tầm cỡ bám theo trục đường xương sống - Võ Chí Công của tỉnh Quảng Nam cũ...
Phát biểu tại nhân sự kiện UBND TP.Đà Nẵng tổ chức lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh: “Tôi cho rằng, tương lai của Đà Nẵng rất rộng mở, sẽ là đầu tàu của kinh tế khu vực và kinh tế đất nước. Đặc biệt, sau khi sáp nhập với Quảng Nam, quy mô kinh tế của Đà Nẵng còn rộng mở hơn, dư địa và tiềm năng lớn, kết nối với di sản, cảng nước sâu, tạo ra tiềm lực lớn cho Khu thương mại tự do”./.
Viết bình luận