
T’ngay mr’hal ta bhrợ cơnh lâng apêê đhr’niêng bh’rợ âng apêê bhrợ c’la văn hóa; đợ chr’năp văn hóa, apêê bh’rợ cha Tết bhui har âng đha nuôr apêê acoon coh bơơn pa căh liêm pr’hay lâng pa căh râu p’têêt pa zum, tr’zooi đh’rưah pa dưr, đhị đêêc p’too pa đhep lang ma nưih Việt Nam ma năl trách nhiệm coh bh’rợ zư đơc lâng pa dưr c’leh văn hóa lang ahay âng acoon coh.
Pa bhlâng năc, coh t’ngay mr’hal, đha nuôr apêê acoon coh vêy bhrợ pa dưr cớ đhr’niêng bh’rợ, pa căh c’kir liêm pr’hay. Đha nuôr acoon coh Chăm tươc tơợ tỉnh Ninh Thuận pa căh cớ đhr’niêng bh’rợ ta hơ tháp tơơp c’moo t’mêê. Nâu đoo năc muy đhr’niêng chr’năp coh j’niêng cr’bưn âng acoon coh Chăm đoọng hay k’noọ ooy a’dich a’bhươp, tô gộ, zươc râu pr’đoọng pr’đhooi, boo đhí liêm crêê, ha roo a’bhoo vaih bâc lâng zươc rơơm đoọng ha đhanuôr ta luôn ma mung k’rơ, têêm ngăn; Đhanuôr acoon coh Raglai tươc tơợ tỉnh Ninh Thuận bhrợ p’căh cớ bhiệc bhan hơnh deh ha roo t’mêê; Đhanuôr acoon coh Mường tươc tơợ tỉnh Hoà Bình bhrợ p’căh bhiệc bhan Khai hạ lâng xay moon, chi ơh p’căh Lịch Tre - K’cir văn hoá phi vật thể k’tiêc k’ruung; Đhanuôr zâp acoon coh Thái tươc tơợ tỉnh Thanh Hoá xay moon ooy j’niêng bh’rợ hát t’nơơt đhị tơơm bông năc mưy bh’rợ chr’năp g’luh Tết, xay moon râu chăp đươi ooy a’bhô dang... Lâh mơ dzợ vêy xa nay bh’rợ “Bhiệc bhan ha pruốt” lâng zâp tiết mục pr’hát xa nưl ooy hân noo ha pruốt, zâp pr’hát pr’hay ooy hân noo ha pruốt, hơnh deh vel bhươl k’tiêc k’ruung, ooy Đảng, ooy Ava Hồ zâp đhị vel đông acoon coh. Xay moon ooy ch’na đh’năh, zâp râu ch’na đh’năh t’ngay Tết: bánh chưng, bánh tét, a’vị đêệp, a’tưch boh, a’ọc boh, lạp sườn, búah n’dza... lâng zâp bh’rợ chr’ơh bh’lêê bh’la: chi ploọng sạp, lươt đhơợc đhr’lơợc, m’bhị đu.../.
Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2025 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam
Từ ngày 14/2 đến ngày 16/2, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch sẽ tổ chức Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2025.
Ngày hội diễn ra với các nghi lễ, lễ hội, phong tục, tập quán của các chủ thể văn hóa; những giá trị văn hoá, các hoạt động truyền thống đón Tết vui xuân đặc trưng của cộng đồng các dân tộc được tái hiện phong phú và sinh động thể hiện sự cố kết cộng đồng, hỗ trợ nhau cùng phát triển, qua đó giáo dục thế hệ người Việt Nam ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc.
Đặc biệt, trong ngày hội, đồng bào các dân tộc sẽ tổ chức tái hiện nghi thức, lễ hội truyền thống, trình diễn di sản đặc sắc. Bà con đồng bào dân tộc Chăm đến từ tỉnh Ninh Thuận tái hiện nghi thức mở cửa tháp đầu năm mới. Đây là một nghi lễ quan trọng trong tín ngưỡng của dân tộc Chăm nhằm tưởng nhớ ông bà, tổ tiên, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và cầu cho toàn thể bà con Nhân dân luôn có sức khỏe, bình an; Đồng bào dân tộc Raglai đến từ tỉnh Ninh Thuận tái hiện lễ ăn mừng đầu lúa mới; Đồng bào dân tộc Mường đến từ tỉnh Hòa Bình tái hiện lễ Khai hạ và giới thiệu, trình diễn Lịch Tre – Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Đồng bào dân tộc Thái đến từ tỉnh Thanh Hóa giới thiệu trích đoạn nghi thức hát múa dưới cây bông (kin chiêng booc may) là một hoạt động quan trọng trong dịp Tết, phản ánh niềm tin sâu sắc vào thế giới tâm linh… Ngoài ra còn có chương trình “Hội xuân” với các tiết mục dân ca, dân vũ, dân nhạc về mùa xuân, các ca khúc hát về mùa xuân, ca ngợi quê hương đất nước, về Đảng, về Bác tại các làng dân tộc. Giới thiệu ẩm thực, các món ăn ngày Tết: bánh chưng, bánh tét, xôi nếp nương, gà quay, lợn quay, lạp sườn, rượu cần... và các hoạt động trò chơi dân gian: nhảy sạp, đi cà kheo, đánh đu.../.
Viết bình luận