Xoọc bêl p’răng xơớt bhrơợng k’rơ đhị k’coong ch’ngai M’Đrăk, anoo Nghiêm Quang Tuấn p’zay lêy nghiết cóh a’bóc vel 3, chr’val Krông Á. K’đhơợng nam k’tứi buôn đươi đoọng ta lấh boọp zâp k’cập đoọng lêy cha mêết, anoo bhui har xay moon ruúh k’cập lêy băn pa dưr bhrợ t’váih ngọc nâu nắc băn 1 c’moo, k’cập vêy đoo tước 3, 4 cr’liêng ngọc, đoo m’bứi bhlâng nắc cung vêy 1-2 cr’liêng. Ruốch lêy mưy p’nong, anoo Nghiêm Quang Tuấn cắh mặ p’lơớp g’đêl râu bhui har bêl pay 3 cr’liêng ngọc tr’clá pr’hoọm độp bhrông: “Mơ 2 c’moo dzợ nắc choom bơơn bhrợ, hân đhơ cơnh đêếc, ơy doọ ơy đươi nắc lêy đợc dzợ, ơy đợc đenh nắc ting ga mắc lấh, cung chr’nắp lấh mơ.”
L’lăm đêếc, lứch c’moo 2019, anoo Nghiêm Quang Tuấn nắc ơy bơơn pay rúh k’cập tr’nơợp lâng k’dâng 400 cr’liêng ngọc. anoo zư đợc 2, 3 zệt cr’liêng bhrợ kỷ niệm lâng bhrợ hun pr’hêl, dzợ ha mơ nắc pa câl bơơn k’noọ 100 ực đồng. nâu đoo nắc bh’nơơn âng 5 c’moo p’zay bhrợ têng, ta moóh pa choom lâng t’bhlâng âng đơơng m’ma k’cập tăm tơợ đồng bằng chô ooy da ding k’coong băn lêy. Bh’nơơn âng bêl đâu nắc năl mơ cr’hộ cr’chăl, zên bạc lâng đác mắt.
Anoo Nghiêm Quang Tuấn hay k’noọ cớ bêl tơợp c’moo 2015, xoọc bêl bhrợ thợ mộc lấh 20 c’moo, vêy zên pa chô zăng têêm ngăn. Hân đhơ cơnh đêếc, xoọc bêl crâng cắh dzợ ta đoọng bhrợ, n’loong cung cắh vêy, anoo nắc lêy k’noọ xăl bh’rợ tr’nêng. Pr’đoọng bơơn lêy clip xay moon ooy bhiệc băn k’cập đác ngam choom pay ngọc cóh Ninh Bình, anoo nắc lêy lướt pa choom băn bhrợ. Xang 6 c’xêê, bêl ơy năl ghít zâp c’lâng bh’rợ băn bhrợ, Nghiêm Quang Tuấn nắc chô ooy cao nguyên M’Đrăk lêy moót bhrợ. Hân đhơ cơnh đêếc, bhrợ têng cắh liêm buôn. Pa zêng đợ ruúh k’cập băn bhrợ l’lăm âng đơơng tơợ Ninh Bình nâu zêng ma chêết, bil hư lấh k’ha riêng ực đồng. c’moo t’tưn, nắc cung bil bấc. xoọc bêl zr’nắh k’đhạp bhlâng, bấc apêê pr’zợc, đhi noo bhúh xoọng moon nắc pa bhốh. Hân đhơ cơnh đêếc, đợ râu zr’nắh k’đhạp nâu nắc ting bhrợ Nghiêm Quang Tuấn t’bhlâng lấh mơ: “Tơợ c’moo 2015, acu băn năl mơ chu ma bil hư zêng. Hân đhơ cơnh đêếc nắc acu ting t’bhlâng lấh mơ, chấc lêy ta moóh pa choom lâng xoọc đâu nắc k’cập nâu váih đợ cr’liêng ngọc nắc lêy pa bhlâng. Ha y chroo nắc kiêng bhrợ t’bhứah lấh mơ bh’rợ nâu đoọng ha đhanuôr pa dưr pa xớc.”
Ting cơnh anoo Nghiêm Quang Tuấn, đh’rứah lâng băn zâp râu a’xiu cơnh lơơng, ooy 100 mét vuông a’bóc, choom băn pa xoọng 2.000 p’nong k’cập đoong pay ngọc. lâng zên k’rong bhrợ mơ 70 ực đồng đhị 100 mét vuông, xang 2 c’moo nắc pay ngọc pa chô bh’nơơn têêm ngăn k’dâng 300 ực đồng. tơợ bh’nơơn liêm choom tr’nơợp, anoo Nghiêm Quang Tuấn nắc ơy p’têết pazưm lâng lấh 10 pr’loọng đhanuôr cóh M’Đrăk, băn k’cập pay ngọc ooy 14 a’bóc lâng pa zêng 80.000 p’nong. Lấh mơ, bh’rợ nâu xoọc lêy băn t’bhứah ooy chr’hoong Đăk Song, tỉnh Đắk Nông. Đh’rứah lâng bhiệc bhrợ t’bhứah bh’rợ băn k’cập pay ngọc đhị m’ma k’cập tăm pay đắh Ninh Bình, xoọc đâu anoo Nghiêm Quang Tuấn cung xoọc lêy cha mêết p’têết bhrợ đoọng pay ngọc đhị m’ma k’cập lụ cóh vel đông Tây Nguyên lâng lêy pazưm băn 2 râu m’ma nâu. P’căn Trịnh Thị Thu Thảo, cóh vel 3, chr’val Krông Á, chr’hoong M’Đrăk, manứih bhrợ pazưm lâng anoo Tuấn băn k’cập pay ngọc đhị k’tiếc bhứah 2000 mét vuông a’bóc đoọng năl, xang 1 c’moo, k’cập xoọc pa dưr pa xớc liêm choom: “Bơơn bhrợ bấc nắc pa dưr zên pa chô ha pr’loọng đông, vêy pa xoọng zên đoọng đươi dua. Xang nặc choom moon pa choom đhanuôr cóh vel đông, vêy pr’đơợ cơnh azi nắc pa dưr pa xớc.”
T’coóh Nguyễn Thế Thập, Trưởng phòng nông nghiệp lâng pa dưr pa xớc vel bhươl chr’hoong M’Đrăk, tỉnh Đắk Lắk đoọng năl, vel đông hơnh déh bhlâng bhiệc bhrợ âng anoo Nghiêm Quang Tuấn bêl tự c’la đoo chấc lêy ta moóh pa choom đắh lêy băn pa dưr bh’rợ băn k’cập pay ngọc. chr’hoong xoọ bhrợ têng bh’rợ xay moon bh’nơơn kinhtế, năl ghít zâp cr’noọ bh’rợ liêm glặp đoọng choom t’bhứah: “L’lăm, azi nắc lêy cha mêết lâng zúp đoọng bh’rợ nâu, lêy bhrợ c’lâng lướt ha bh’rợ nâu. Lâng cung bhrợ têng zâp g’lúh xay moon đoọng ta moóh pa choom, cung ta lưm g’lúh nâu, nắc azi vêy bh’rợ xay moon, bhrợ ha cơnh đoọng bươơn bh’nơơn liêm choom đắh bhiệc t’bhứah bh’rợ.”
Lâng cr’noọ cr’niêng, p’zay t’bhlâng bhrợ têng lâng grơơ nhool dưr zi lấh, anoo Nghiêm Quang Tuấn xoọc bhrợ pa dưr mưy bh’rợ tơợp bhrợ têng cha t’mêếh cha chrứih lâng bấc râu liêm choom cóh M’Đrăk. Ha dang choom bhrợ t’bhứah, nâu đoo nắc choom nặc bh’rợ kinh tế liêm choom bêl đươi bhrợ a’bóc, đác ga mắc cóh Tây Nguyên./.
Câu chuyện khởi nghiệp:
thành công nuôi cấy ngọc trai trên núi
PV Công Bắc
Khởi nghiệp là câu chuyện không dễ dàng trong bối cảnh nền kinh tế chịu khó khăn hiện nay, nhất là trên lĩnh vực nông nghiệp vốn chứa đựng nhiều rủi ro. Trên cao nguyên M’Đrăk, tỉnh Đăk Lăk, mô hình khởi nghiệp nuôi trai lấy ngọc của anh Nghiêm Quang Tuấn đã gây ấn tượng với nhiều người. Mô hình hiện đang bước đầu cho thấy thành công và có nhiều tiềm năng để phát triển.
Giữa cái nắng gay gắt mùa khô trên cao nguyên M’Đrăk, anh Nghiêm Quang Tuấn miệt mài ngụp lặn dưới khu ao hồ ở thôn 3, xã Krông Á. Cầm chiếc kìm chuyên dụng tỉ mỉ mở miệng từng con trai để kiểm tra, anh hồ hởi khoe lứa trai cấy ghép để lấy ngọc nuôi được 1 năm, con nhiều thì có đến 4 viên ngọc, con ít cũng 1-2 viên. Mổ thử nghiệm một con, anh Nghiêm Quang Tuấn không giấu được niềm vui khi lấy ra 3 viên ngọc óng ánh màu tím hồng:“Có thể sau 2 năm thu hoạch được, nhưng chưa cần thì không thu hoạch, càng để lâu nó càng lớn, giá trị nó càng cao.”
Trước đó, cuối năm 2019, anh Nghiêm Quang Tuấn đã thu được lứa ngọc trai đầu tiên với khoảng 400 viên. Anh giữ lại mấy chục viên làm kỷ niệm và làm quà, số còn lại bán được gần 100 triệu đồng. Đó là thành quả của 5 năm liên tục miệt mài học hỏi và kiên trì đưa giống trai đen cánh dày từ đồng bằng lên núi nuôi thử nghiệm. Thành quả của hôm nay phải đánh đổi bằng biết bao mồ hôi, công sức, tiền bạc và cả nước mắt.
Anh Nghiêm Quang Tuấn nhớ lại bước ngoặt cuộc đời vào đầu năm 2015, khi đang là một thợ mộc có thâm niên hơn 20 năm, có nguồn thu nhập tương đối ổn định. Nhưng trong bối cảnh rừng bị đóng cửa, nguồn gỗ đang cạn kiệt, anh tính đến việc đổi nghề. Tình cờ xem được clip nói về việc nuôi trai nước ngọt lấy ngọc ở Ninh Bình, anh liền khăn gói đến học nghề. Sau 6 tháng, khi đã cơ bản nắm bắt được các kỹ thuật cần thiết, Nghiêm Quang Tuấn trở về cao nguyên M’Đrăk bắt tay vào làm. Nhưng mọi chuyện không dễ dàng. Toàn bộ lứa trai đầu tiên đưa từ Ninh Bình lên cao nguyên đều chết sạch, thiệt hại hơn trăm triệu đồng. Năm sau, thất bại lại tiếp diễn với quy mô lớn hơn. Thời điểm khó khăn này, anh bị bạn bè, người thân và gia đình gọi là “gàn”. Nhưng những gian khổ, thất bại càng làm Nghiêm Quang Tuấn thêm quyết tâm:“Từ năm 2015, tôi nuôi qua bao nhiêu lần thất bại. Càng thất bại thì tôi càng kiên trì, cố gắng tìm tòi và bây giờ thì con trai cho tôi những viên ngọc đã nhìn thấy thực tế. Tương lai của tôi thì tôi muốn mở rộng mô hình này cho bà con phát triển.”
Theo anh Nghiêm Quang Tuấn, cùng với nuôi các loại cá như thông thường, trong 100 mét vuông ao, hồ có thể nuôi thêm được 2.000 con trai để lấy ngọc. Với mức đầu tư 70 triệu/100m2, sau 2 năm cấy ngọc thành công lợi nhuận mang lại khoảng 300 triệu đồng. Từ thành công bước đầu, anh Nghiêm Quang Tuấn đã liên kết với hơn 10 hộ gia đình ở M’Drăk, nhân nuôi trai lấy ngọc trong 14 ao với số lượng khoảng 80.000 con. Thậm chí, mô hình này đang thí điểm nhân rộng sang huyện Đăk Song, tỉnh Đăk Nông. Cùng với việc mở rộng quy mô nuôi trai lấy ngọc trên giống trai đen cánh dày nhập từ Ninh Bình, hiện tại anh Nghiêm Quang Tuấn cũng đang nghiên cứu cấy ghép để lấy ngọc trên giống trai bùn bản địa ở Tây Nguyên và thử nghiệm lai ghép hai giống trai. Bà Trịnh Thị Thu Thảo, ở thôn 3, xã Krông Á, huyện M’Đrăk, người liên kết với anh Tuấn nuôi trai lấy ngọc trên diện tích 2000 mét vuông ao, cho biết, qua 1 năm, trai đang phát triển khá tốt:“Vậy mà đạt thì tăng được thu nhập của gia đình mình lên, mình có thêm khoản để chi phí. Rồi mình có thể hướng dẫn bà con trong xóm của mình, có điều kiện như mình thì sẽ phát triển”.
Ông Nguyễn Thế Thập, Trưởng phòng NN&PTNT huyện M’Đrăk, tỉnh Đăk Lăk cho biết, địa phương rất ghi nhận tính tiên phong của anh Nghiêm Quang Tuấn khi tự mình đi học hỏi về áp dụng thực tế mô hình nuôi trai lấy ngọc. Huyện đang tổ chức đánh giá hiệu quả kinh tế, xác định các yếu tố phù hợp để có thể nhân rộng:“Trước mắt chúng tôi sẽ nghiên cứu và giúp cho mô hình này, định hướng cho mô hình này. Và cũng sẽ tổ chức các buổi hội thảo để học tập, cũng nhân dịp đó thì chúng tôi sẽ có công tác truyền thông, làm thế nào để đạt hiệu quả nhất trong việc nhân rộng mô hình.”
Với niềm đam mê, nhiệt huyết cùng sự cần cù, sáng tạo và dũng cảm vượt lên chính mình, anh Nghiêm Quang Tuấn đang gây dựng một mô hình khởi nghiệp mới lạ và nhiều tiềm năng ở M’Đrăk. Nếu có thể nhân rộng, đây rất có thể sẽ là mô hình kinh tế hiệu quả khi tận dụng được quỹ ao, hồ, mặt nước rất lớn ở Tây Nguyên./.
Viết bình luận