Xíp xí- Tết liêm pr’hay âng ma nứih Thái bhoóc Tây Bắc
Thứ sáu, 00:00, 26/08/2016

               Cơnh lâng đha nuôr Thái bhoóc cóh Sơn la lâng zr’lụ Tây Bắc, moon tước “ Chiềng Xíp xí- choom năl tết Xíp xí, zấp ngai zêng bhui har cắh choom xay moon lứch. Nâu đoo nắc đhr’niêng ma bhuy chr’nắp, liêm pr’hay la lay âng đha nuôr Thái bhoóc cóh đâu. Xay moon âng Thu Thuỳ, phóng viên Đài P’rá Việt Nam ặt zr’lụ Tây Bắc.

         Xíp xí- p’rá Thái moon nắc đoo 14. Tết xíp xí âng ma nứih Thái bhoóc bơơn bhrợ t’ngay 14 c’xêê 7 âm lịch. Nâu đoo Tết ga mắc bhlâng âng ma nứih Thái bhoóc cóh Sơn La lâng zr’lụ Tây Bắc. Xíp xí ta bhrợ cóh muy t’ngay a năm, vêy đhị nắc ta bhrợ đhị muy đhâng t’ngay 14/7 âm lịch zấp c’moo.

           N’đắh tu tơơm âng Tết Xíp xí, ma nứih Thái moon, t’ngay m’pâng c’xêê 7 vêy u vil, liêm lâng tr’ang bhlâng. Cắh muy vêy acoon ma nứih nắc n’đhơ apêê a đhắc dzăm cơnh m’bhướp, gr’bhái, bhrư…. Zêng kiêng t’bơơn pay bh’rương a bhướp t’ngay tr’cuôl, đhr’năng la lua nắc nâu đoo nắc bh’rợ nguyệt thực cắh cậ “ gr’bhái đắh bh’rương”, Tu cơnh đêếc, tơợp tơợ ha dum 14, apêê đoo bhrợ cha tết, bhuốih bh’rương tr’cuôl l’lăm. Râu đâu pa cắh cr’noọ cr’niêng mặ zêl bhrợ a bhuy a lụ, k’tiếc k’ruung âng acoon ma nứih. Tơợ đêếc, đợ tước cậ t’ngay 14/7 âm lịch zấp c’moo, đha nuôr Thái bhoóc nắc đương cha cậ tết Xíp xí đhị râu bhui har lâng lêy nâu đoo nắc bêl đoọng ca coon cha chau pa chắp tước a bhướp a dích, brhợ bhiệc bhan bhuốih a dích a bhướp lấh cắh dzợ, plêêng k’tiếc đoọng ca văr pr’ặt tr’mông yêm têêm. Xíp xí công nắc bêl ma nứih ga rứah đớc đoọng râu k’rang, zư x’mir lêy pa bhlâng liêm tước lang p’niên. Tu cơnh đêếc, cóh bấc đhị, đha nuôr dzợ moon Xíp xí nắc Tết acoon p’niên. Moọt t’ngay n’nâu, p’niên bơơn a bhướp a dích, ca conh ca căn ca íh đoọng đợ xa nập liêm t’mêê đoọng xập lướt cha ớh Tết. T’coóh Lò Văn Thích, chr’val Tường Phù, chr’hoong Phù Yên, tỉnh Sơn La đoọng năl:

           Bêl ahay đha nuôr ắnc muy cha bêệt 1 hân noo a năm. Crêê t’ngay xíp xí n’nâu đha nuôr cha bêệt xang lứch ặ. Lứch hân noo, cha bêệt xang, p’nong t’rí bơơn đhêy; acoon pa n’niên cắh pa tang t’rí dzợ, lêy cơnh apêê cha chau âi bhrợ têng xang bh’rợ pa bhlâng chr’nắp nắc đoo zooi ca conh ca căn pa tang t’rí c’roóc cóh muy hân noo bhrợ têng. Tu cơnh đêếc, đhauôr bhrợ tết n’nâu lâng cher đoọng ha pêê cha chau đợ xa nập t’mêê đoọng xập lướt cha ớh.

            Cóh hun bhuốih a bhướp a dích lấh cắh dzợ, hay tước c’rơ g’lêếh ma nứih âi bhrợ t’váih vel bhươl, ca văr đoọng boo liêm đhí crêê, bha nuốih bhuốih vêy bấc râu, cơnh a lắc, lêệ, a vị đêệp bấc pr’hoọm… N’đhơ cơnh đêếc vêy 2 râu cắh choom cắh vêy nắc lêệ a đha lâng bánh ít- muy râu bánh bơơn bhrợ tơợ pr’nung ch’nêếh đêệp, tôm lâng ha la prí ting ra rụp lâng a vị đhoóh. Apêê đoo moon cơnh đâu, a coon a đha p’têệt alang bha lang ruộng, toọm đác, pr’ặt tr’mông pa bhrợ ta têng âng acoon ma nứih. Xíp xí bhuốih lêệ a đha nắc kiêng acoon a đha  dzoóh cha đợ lứch bh’ruy a liing pa hư ha roo; acoon a đha chô đơơng râu cắh pr’đoọng pr’đhooi, râu cắh liêm crêê long ting toọm đác. Ha dợ bánh ít tôm ting ra rụp nắc pa cắh đoọng ha nhi díc điêl têêm ngăn.

             Tết Xíp xí bơơn bhrợ têng ting pr’loọng đong, vêy đhị ting tô c’bhúh lâng ting ting pr’đơợ pr’loọng đong nắc bhrợ têng ga mắc k’tứi la lay cơnh. Cóh t’ngay n’nâu, t’mooi t’mêê công cơnh t’mooi âi loóih, bêl tước đong zêng bơơn đha nuôr pấh hơnh déh liêm ta níh, bơơn cha đợ ch’na yêm nắc muy cóh t’ngay tết xíp xí a năm vêy. Bơơn đha nuôr Thái bhoóc, n’đhơ lướt ha ooy, bhrợ n’hâu, ặt cóh zấp ooy công cắh ha mơ choom ha vil bhuốih a bhướp a dích lấh cắh dzợ lâng bhrợ a pướih bha nuốih cóh t’ngay tết Xíp xí âng đay. P’căn Cầm Thị Dinh ặt cóh phường Quyết Thắng, thành phố Sơn La đoọng năl:

            Pr’loọng đong cu ặt ch’ngai vel đong âi 40 c’moo. Ma mông cóh thành phố Sơn La bấc nắc đha nuôr Thái tăm ặt ma mông, nắc Thái tưm cắh vêy đhr’niêng bhuốih bhrợ tết Xíp xí. Đhêêng cơnh pr’loọng đong cu zấp c’moo đợ tước cậ bêl Tết Xíp xí, pr’loọng đong cu công câl bhrợ bha nuốih bhuốih a dích a bhướp cắh dzợ. Bấc c’moo đăn đâu, azi dzợ bhrợ c’bhúh mr’đoo vel đong lang zấp c’moo cắh choom cắh vêy bh’rợ tr’lum mặt đh’rứah bhrợ têng Xíp xí đoọng zư đớc đhr’niêng cr’bưn âng vel đong zi.

                 Cắh muy ma tr’moóh prá gr’lâu, hơnh déh đh’rứah, t’ngay n’nâu, chính quyền bấc vel đong dzợ bhrợ bấc bh’rợ bhui har đh’rứah lâng đha nuôr cóh t’ngay Tết Xíp xí. Zấp ngai cắh xay moon t’coóh p’niên, pân jứih pân đil, nắc đh’rứah hr’lúc moọt đợ chr’ớh ty đanh cơnh glam còn, cr’chụt tok mak lẹ; lâng hát t’nơớt zp pr’hát âng acoon ma nứih đay. Cr’liêng pr’hat, pr’múa doó k’đháp, n’đhang đơơng âng chr’nắp a bhô dang, pa bhlâng nắc đơơng âng râu ặt ma mông liêm bhlưa c’bhúh ma nứih, bhrợ pa liêm râu đoàn kết cóh vel bhươl./.

 

                                      XÍP XÍ- TẾT ĐỘC ĐÁO CỦA NGƯỜI THÁI TRẮNG TÂY BẮC

             Với đồng bào Thái trắng ở Sơn La và vùng Tây Bắc, nói đến “Chiềng Xíp xí” – tức “Tết Xíp xí”, ai nấy đều xốn xang một nỗi niềm khó tả. Đây là phong tục linh thiêng, đặc trưng và độc đáo riêng có của đồng bào Thái trắng nơi đây. Ghi nhận của Thu Thùy, phóng viên Đài TNVN thường trú tại khu vực Tây Bắc:

               “Xíp xí” tiếng Thái nghĩa là 14. Tết “Xíp xí” của người Thái trắng được tổ chức vào ngày 14 tháng 7 âm lịch. Đây là Tết lớn nhất của người Thái trắng ở Sơn La và vùng Tây Bắc. “Xíp xí” chỉ diễn ra trong 1 ngày duy nhất, thậm chí là một bữa duy nhất vào trưa ngày 14 tháng 7 âm lịch hàng năm.

              Về nguồn gốc của Tết “Xíp xí”, người Thái cho rằng, ngày giữa tháng 7 có trăng tròn, đẹp và sáng nhất. Không chỉ có con người mà ngay các loài vật như hổ, gấu, sư tử… đều muốn lấy cho được ông trăng ngày rằm, thực tế đây là hiện tượng nguyệt thực hay “gấu ăn trăng”. Chính vì vậy, ngay từ đêm 14, họ tổ chức ăn tết, cúng rằm trước. Điều này thể hiện ước nguyện chinh phục tự nhiên, chinh phục vũ trụ của con người. Từ đó, cứ đến ngày 14/7 hàng năm, đồng bào Thái trắng lại đón Tết Xíp Xí trong không khí rộn ràng và coi đây là dịp để con cháu hướng về tổ tiên, làm lễ cúng tổ tiên, trời đất để cầu mong cuộc sống an lành. “Xíp xí” cũng là dịp người lớn dành sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt đến thế hệ trẻ. Vì vậy, ở nhiều nơi, đồng bào còn gọi “Xíp xí” là Tết trẻ con. Vào ngày này, trẻ em được ông bà, cha mẹ may cho những bộ quần áo rực rỡ sắc màu để mặc đi chơi Tết. Ông Lò Văn Thích, xã Tường Phù, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La cho biết:

                Ngày xưa bà con chỉ cấy 1 mùa. Đúng ngày xíp xí này bà con cấy xong hết rồi. Hết mùa, cấy xong, con trâu được nghỉ; trẻ con không phải chăn trâu nữa, coi như các cháu đã hoàn thành nhiệm vụ rất quan trọng là giúp bố mẹ chăn trâu chăn bò trong một mùa vụ. Do vậy, bà con làm cái tết này và tặng cho các cháu những bộ quần áo mới để mặc đi chơi tết

                 Ở phần “mo” – phần thờ cúng tổ tiên, nhớ công ơn người khai phá tạo mường, lập bản, cầu cho mưa thuận gió hòa, đồ vật cúng có nhiều thứ, như rượu, thịt, cơm nếp nhuộm màu…Song có 2 thứ không thể thiếu là thịt vịt và bánh ít – loại bánh được làm từ bột gạo nếp, gói lá chuối theo cặp và đồ xôi cho chín. Người ta giải thích rằng, con vịt gắn bó với đồng ruộng, sông suối, đời sống sản xuất của con người. “Xíp xí” cúng thịt vịt là muốn con vịt ăn hết sâu bọ hại lúa; con vịt mang điều không may mắn, điềm xấu trôi theo dòng sông nước. Còn bánh ít gói theo cặp tượng trưng cho đôi lứa hạnh phúc...

                  Tết “Xíp xí” được tổ chức theo từng gia đình, có nơi theo dòng họ và tùy từng hoàn cảnh gia đình mà tổ chức to, nhỏ khác nhau. Trong ngày này, khách lạ cũng như khách quen, khi đến nhà đều được bà con đón tiếp nồng hậu, chu đáo, được thưởng thức những món ăn đặc trưng chỉ có trong ngày Tết “Xíp xí”. Đồng bào Thái trắng, dù đi đâu, làm gì, ở bất cứ nơi nào cũng không bao giờ quên cúng tổ tiên và tổ chức mâm cỗ trong ngày Tết “Xíp xí” của mình. Bà Cầm Thị Dinh ở phường Quyết Thắng, Thành phố Sơn La cho biết:

              Gia đình tôi xa quê hương đã 40 năm. Sống ở Thành phố Sơn La chủ yếu đồng bào Thái đen sinh sống, mà ngành Thái đen thì không có phong tục tổ chức Tết Xíp xí. Riêng gia đình tôi hàng năm cứ đến dịp Tết Xíp xí, gia đình tôi vẫn sắm mâm cơm cúng gia tiên. Mấy năm gần đây, chúng tôi còn tổ chức hội đồng hương và hàng năm không thể bỏ qua việc gặp mặt cùng nhau tổ chức Tết Xíp xí để lưu giữ phong tục tập quán của quê hương mình).

                 Không chỉ tự thăm hỏi, chúc tụng nhau, ngày nay, chính quyền nhiều địa phương còn tổ chức hội vui chung cho bà con trong ngày Tết “Xíp xí”. Mọi người không phân biệt già, trẻ, trai, gái, sẽ cùng hòa vào những trò chơi dân gian truyền thống như ném còn, đẩy gậy, tok mák lẹ; và múa, hát các bài dân ca mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Lời ca, điệu múa có thể đơn giản, nhưng mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, nhất là mang tính cộng đồng cao, vun đắp tình đoàn kết trong bản, trong mường./.

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC