Zập c’moo, bêl ơy bơơn xoót ha roo xang ( moọt c’xêê 10, 11) nắc bêl doÓ râu trơ vâng đoọng ma nuýh Cor bhrợ têng bấc bh’rợ bhiệc bhan cơnh: bhiệc hơnh déh ha roo t’mêê (Xa-pa-nưu), bhiệc bhan moọt đong t’mêê (Xa-như-ra-vat), bhiệc tắc t’rị (Xa-ô-piêu), Tết Ax-a ní… đoỌng bhuốih lâng zước tợơ a bhô dang, a bhướp a dích cắh dzợ mông… ta luôn chrooi đoọng ha vel bhươl. Bêl ma nuýh Cor bhrợ têng apêê bhiệc bhan nắc đoo, pa bhlầng nắc cóh cr’chăl tắc t’rị, đhanuôr zêng bhrợ x’nur. T’nơơm n’loong bơơn chơih pay bhrợ x’nur đhị đâu nắc n’loo prao, doó crêê a nhệên aliịng pa hư, a chim boọc boọng, doó crêê a ngoọn m’hu pươr lâng t’nơơm prao bơơn chớih pay nắc t’nơơm doó lấh pậ, đường kính mơ 3 chr’đa têy, dal mơ 5-8m. Ting cơnh xay moon âng Nghệ nhân ưu tú Hồ Ngọc An: Lêy pay t’nơơm prao nắc tu t’nơơm nâu mâng pa bhlầng pa cắh đoọng râu nhâm mâng, c’rơ liêm âng ma nuýh Cor. Lâng x’nur âng ma nuýh Cor pazêng: x’nur thượng, x’nur clong clêêng, x’nur thường, x’nur hi la, x’nur a bhướp a dích. X’nur thượng lâng x’nur clong clêêng pa cắh đoọng ha pleng k’tiếc. Cóh 6 x’nur nắc đoo vêy 2 x’nur chr’nắp lâng ga mắc bhlầng nắc x’nur thượng lâng x’nur phướn nắc lêy choom vêy Gu Bhla:
Cóh zập râu x’nur, x’nur n’đoo moon tước GuBhla nắc đoo x’nur ga mắc bhlầng. Cóh thượng tầng âng x’nur vêy 4 tầng, pa cắh đoọng ha tầng k’tiếc, 2 tầng m’pâng xang nắc tước tầng pleng. Tu cơnh đếêc nắc bhiệc bhan nâu ta bhrợ đanh tước k’zệt t’ngay. Bhiệc bhan pa đanh bơơn bhrợ têng cơnh j’niêng cr’bưn âng đhanuôr. X’nur thượng cóh bha bhung x’nur vêy t’dông chim a vang ha dợ vêy t’la phướn păr đhiêr. Dứp t’la phướn nắc vêy 6 p’nong a chim a vang căn. X’nur đươi đoọng bhuốih a bhướp a dich ngai cắh dzợ ma mông nắc x’nur n’nặc x’rắ râu ba buôn, cắh vêy a chim, xoọng bhrôông.
Xay moon hâu tu cóh tu x’nur vêy c’léh muy p’nong chim a vang. Nghệ nhân ưu tú Hồ Ngọc An đoọng năl: Cóh pr’chắp âng ma nuýh Cor, chịm a vang ta luôn tr’đăn đui cơnh pr’zợc. Đhanuôr Cor chắp bhlầng a chim nâu, n’đhơ k’tứi ha dợ cắh k’pân zập râu a chịm đhác lơơng, đui cơnh loom grơơ âng ma nuýh Cor, ta luôn pa cắh râu k’rơ chr’nắp âng đay cóh pleng k’tiếc da ding k’coong, cắh râu choom bhrợ k’pân. Nghệ nhân ưu tú Hồ Ngọc An đoọng năl:
Chim a vang pa cắh đoọng ha râu grơơ k’rơ âng muy zr’lụ, râu c’rơ zêl kẻ thù, đoọng k’rơ lâng bơơn bhrợ c’la âng zr’lụ k’tiếc nắc đoo. Tu cơnh xay moon âng ma nuýh Cor, chịm a vang n’đhơ k’tứi ha dợ nắc choom plăm pa xó a chịm ga mắc lấh nắc cơnh a chịm k’lang, g’oo.
Ma nuýh Cor moon nắc pa dưr pr’dzoọng âng crâng da ding nắc đhr’nong đong za zưm, nắc pr’zợc, nắc pr’ắt tr’mông âng ma nuýh Cor cóh zr’lụ k’tiếc Trường Sơn-Tây Nguyên. Đhanuôr Cor pay pr’đhang âng da ding k’coong pa chăm cóh x’nur cơnh đoọng pa cắh râu pa tệêt g’bọ âng đhanuôr Cor lâng môi trường crâng da ding. Crâng da ding nắc đhị đoọng ha đhanuôr bhrợ t’váih bấc cr’van cr’bhộ… Lêy g’roong cóh x’nur cơnh đoọng k’đhợơng lêy, xoọng bhrôông pa cắh cơnh muy ch’nắc grơơ k’rơ đoọng zư lêy oó đoọng a bhuy mốp (Ka-mut-xâu) moọt ooy x’nur đắh cha t’rị bhuốih pa hư ha rêê. Nghệ nhân ưu tú Hồ Ngọc An đoọng năl cớ: lâng đhanuôr Cor, x’nur cơnh muy a ngoọn ma bhuy pa tệêt a bhô dang lâng coon ma nuýh. A bhô dang lâng coon ma nuýh choom năl pr’ắt tr’mông âng đhanuôr vel bhươl tợơ x’nur:
Tợơ x’nur lâng Gu Bhla xay pa cắh pazêng pr’ắt tr’mông âng đhanuôr Cor, tu cơnh đếêc Gu Bhla chr’nắp pa bhlầng lâng đhanuôr Cor. Ma nuýh Cor lêy x’nur lâng Gu Bhla cơnh muy bảo tàng ma mông pa cắh lứch râu dưr váih cóh pr’ắt tr’mông âng đhanuôr, lêy cơnh muy c’léh a ngoọn tin đươi pa tệêt, âng đơơng râu cr’noọ cr’niêng rơơm kiêng âng đhanuôr tước a bhô dang. Đhơ cơnh đếêc, nâu kêi x’nur m’bứi ngai bơơn năl, tu m’bứi bhrợ têng bhiệc bhan. Râu đâu cung tu bấc râu, tu tắc t’rị nắc bil bấc t’ngay, zên bạc, tu cơnh đếêc lang p’niên nâu kêi cắh năl bhrợ cung cắh năl bấc đắh chr’nắp âng x’nur moon lalay.
Ngành văn hoá thông tin chr’hoong Trà Bồng cung ơy lâng xoọc pa zay xay bhrợ bấc cơnh đoọng zư lêy lâng pa dưr chr’nắp văn hoá liêm chr’nắp nâu lâng bhiệc bhrợ bấc lớp học đoọng hapêê nghệ nhân đanh c’moo pa choom cớ kinhnghiệm coóch boóc đoọng ha lang t’tun. Đh’rứah lâng đếêc, Sở Văn hoá, Thể thao lâng Du lịch tỉnh Quảng Ngãi cung đoọng x’nur lâng Gu Bhla moọt ooy bảo tàng, pa cắh cóh sách, báo đoọng ma nuýh đọc năl lâng chếêc lêy; đh’rứah t’pấh đhanuôr Cor, c’la pa tộc bhrợ x’nur lâng Gu Bhla zư lêy, doó đớc bh’rợ tr’nêng nâu dưr bil pất./.
CÂY NÊU
BIỂU TƯỢNG SỢI DÂY TÂM LINH CỦA NGƯỜI COR
A LĂNG LỢI
Với người Cor huyện miền núi Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi có nhiều loại cột để buộc con trâu hiến tế trong các ngày lễ lớn nhưng cột phướn còn gọi là cây nêu là loại cột quan trọng nhất, là biểu tượng của sợi dây tâm linh để nối con người với thần linh, ông bà, tổ tiên...
Hàng năm, khi đã thu hoạch lúa mùa xong (vào độ tháng 10 và 11), là lúc rảnh rỗi để người Cor tổ chức nhiều lễ hội truyền thống tưng bừng như: Lễ ăn mừng lúa mới (Xa-pa-nưu), Lễ ăn mừng nhà mới (Xa-như-ra-vát), Lễ ăn trâu huê (Xa-ô-piêu), Tết mùa (Xa-aní)... để cúng và cầu cho Thần linh, ông bà, tổ tiên... luôn phù hộ dân làng. Khi người Cor tổ chức các lễ hội trên, nhất là trong dịp ăn trâu huê, bà con đều dựng cây nêu. Cây gỗ được chọn làm cây nêu ở đây phải là cây gỗ chò, cây không bị kiến, chim đục lỗ, không bị dây leo bò quanh và cây chò được chọn vào loại không to lắm đường kính khoảng 3 gang tay dài khoảng 5 đến 8m. Theo sự giải thích của Nghệ nhân ưu tú Hồ Ngọc An: Sở dĩ chọn gỗ cây chò là vì cây rất chắc biểu tượng cho sự cứng cáp, sức mạnh, dẻo dai của người Cor. Và cây nêu của người Cor bao gồm nhiều thể loại: Nêu thượng, nêu phướn, nêu thường, nêu lá, nêu ông bà. Nêu thượng và nêu phướn tượng trưng cho vũ trụ. Trong 6 cây nêu đó có 2 cây nêu quan trọng và lớn nhất đó là nêu thượng và nêu phướn bắt buộc phải có Gu Bhla:
Trong các thể loại nêu, nếu cây nêu nào đặt vấn đề tới GuBhal đó là thể loại cây lớn nhất. Trong thượng tầng của cây nêu có 4 tầng lận, tượng trưng cho tầng đất, 2 tầng giữa rồi mới tới tầng trời. Bởi vì lễ đó diễn ra tương đối dài ngày nhất gần chục ngày. Lễ hội rất dài theo trình tự tục lệ của người đồng bào. Nêu thượng trên nóc nêu có treo con chim chèo bẻo. Nêu phướn trên đỉnh cũng có con chim chèo bẻo nhưng khác là có lá phướn bay xung quanh. Dưới lá phướng có 6 con chim chèo bẻo mái. Cây nêu dùng để cúng ông bà là loại cây nêu trên đó mình vẽ đơn giản bình thường, không có chim sóc.
Giải thích vì sao trên đỉnh của hai loại cây nêu có biểu tượng một con chim Chèo bẻo. Nghệ nhân Ưu tú Hồ Ngọc An cho biết: Trong tâm thức của người Cor, chim Chèo bẻo là loài chim luôn gần gũi như người bạn. Đồng bào Cor rất coi trọng loài chim này, tuy nhỏ nhưng không khuất phục trước bất kỳ loài thú hung dữ nào nơi núi rừng thâm u, giống hệt như khí phách của người Cor luôn hiên ngang vươn thẳng mình lên bầu trời nơi đại ngàn hùng vĩ, không thế lực gì ngăn nổi. Nghệ nhân ưu tú Hồ Ngọc An giải thích:
Con chim chèo bẻo tượng trưng cho sự anh hùng của một khu vực, sự chiến thắng kẻ thù,, cho sức mạnh và được làm chủ của địa phận, của vùng đất đó. Bởi theo quan niệm của người Cor, con chim chèo bẻo tuy nhỏ nhưng có thể đánh đuổi đi các con chim to lớn như ó, quạ.
Người Cor quan niệm rằng hình ảnh của núi rừng là ngôi nhà chung, là người bạn, là sự sống của người Cor trên vùng Trường Sơn - Tây Nguyên. Đồng bào Cor lấy hình ảnh của núi rừng trang trí trên cây nêu như để thể hiện sự gắn bó thuỷ chung của cộng đồng người Cor đối với môi trường núi rừng. Rừng núi là nơi để bà con làm ra nhiều của cải, vật chất... Hình ảnh hàng rào trên cây nêu như là để ngăn cản, con sóc biểu tượng như một dũng sĩ để giữ không cho ma xấu (Ka-mút-xâu) vào chỗ cây nêu ăn trâu huê phá rẫy. Nghệ nhân ưu tú Hồ Ngọc An cho biết thêm: đối với đồng bào Cor, cây nêu như một sợi dây tâm linh nối thần linh với con người. Thần linh và con người có thể biết được cuộc sống của đồng bào thông qua cây nêu:
Qua cây nêu và Gu Bhla phản ánh được tất cả đời sống của đồng bào Cor, cho nên nêu Gu Bhla đóng vai trò rất quan trọng đối với người Cor. Người Cor xem cây nêu và Gu Bhla như một bảo tàng sống mô phỏng hết tất cả những gì diễn ra trong cuộc sống của đồng bào, xem như là một biểu tượng sợi dây tâm linh kết nối, truyền tải những tâm tư, nguyện vọng của bà con đến với thần linh. Tuy nhiên, bây giờ cây nêu ít ai làm được, vì ít tổ chức lễ hội. Cái này cũng do nhiều nguyên nhân khách quan, trong đó có kinh phí, bởi muốn làm cây nêu đầy đủ thì phải ăn trâu, mà ăn trâu thì mất rất nhiều thời gian, tiền của, nên thế hệ trẻ bây giờ không biết làm cũng không biết nhiều về tầm quan trọng của cây nêu nói riêng.
Ngành văn hóa thông tin huyện Trà Bồng cũng đã và đang tích cực triển khai nhiều biện pháp để bảo tồn và phát triển nét văn hoá độc đáo này bằng cách mở nhiều lớp học để các nghệ nhân lâu năm truyền dạy kinh nghiệm điêu khắc cho thế hệ sau; Bên cạnh đó, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi cũng chủ trương đưa cây nêu và Gu Bhla vào bảo tàng, giới thiệu trên sách, báo để độc giả biết và tìm hiểu; đồng thời khuyến khích đồng bào Cor, chủ nhân sáng tạo ra cây nêu và Gu Bhla lưu giữ gìn, không để kiến trúc này mai một./.
Viết bình luận