CHR’ƠH LANG AHAY COH T’NGAY TẾT
Thứ tư, 14:54, 12/02/2025 Minh Hoa-VOVMT Minh Hoa-VOVMT
Bâc t’ngay Tết Ất Tỵ, đhị apêê bhrợ du lịch truih ca coong Trường Sơn lâng zr’lụ da ding ca cong Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên t’đang t’pâh bâc t’mooi coh k’tiêc hêê lâng k’tiêc k’ruung n’lơơng tươc la lêy, cha ơh bơơn năl đợ đhr’niêng bh’rợ coh t’ngay Tết âng apêê đhi noo acoon coh.

Đha nuôr lâng pr’zơc dh’rưah lâng zi tươc lâng zr’lụ da ding ca coong k’tiêc Quảng đoọng lêy đha nuoro Cơ Tu coh đâu bhui har Tết cơnh ooy ớ!

 

 

Đha nuôr lâng pr’zơc da dêr!

Acu xooc dzoọng đhị tang vêêl A Sờ, chr’val Ma Cooih, chr’hoong Đông Giang. Bêl đâu đhị zr’lụ vêêl k’rong bâc đha nuôr lâng t’mooi coh xuôi đâc đh’rưah ting pâh apêê chr’ơh lâng ahay t’ngay Tết. Râu bhui har r’rộ r’răm căh dzợ cơnh:

# Hơnh deh đha nuôr lâng pr’zơc! Zâp ngai xooc cha ơh n’hâu lêy zăng bhui har ?

Ớ. Nâu đoo năc chr’ơh Tăc Prcheng. Chr’ơh n’nâu liêm pr’hay bhlâng n’đhang năc đhêêng moot bêl Tết a năm cha ơh.

Chr’ơh n’hâu căh bool xơợng?

Tăc pr’cheng năc đoo chr’ơh pa căh ooy g’luh lươt tăc a đhăh dzăm.

Ợ ớ… Âi ă cu hay. Coh vêêl đong cu lâng k’dâng lêy zâp vêêl đong đha nuôr Cơ Tu tỉnh Quảng Nam hêê zâp bêl Tết tươc, ha pruôt chô căh choom căh vêy chr’oh n’nâu. Pr’đươi bha lâng n’nâu đoọng cha ơh chr’ơh n’nâu năc đợ bêệ đhiêr k’tứi ta cloom lâng c’rêê, glâm p’chêêng bhrợ cơnh năc a đhăh dzăm mut bêl crêê ma nưih plăm. Ngai crêê tăc p’đhiêr năc ma nưih n’năc bơơn ch’ner.

Ớ, crêê ă1 Nâu đoo năc muy coh bâc crh’ơh ty a hay, đơơng âng bh’rợ âng ma nưih Cơ Tu, tu chr’ơh n’nâu năc n’đhơ pân jưih, pân đil zêng choom ting pâh cha ơh.

ớ! Chăp hơnh anoo! Rơơm a noo lâng pr’loọng đong bhreh k’rơ, pr’đoọng pr’đhooi lâng choom bhrợ cha bhr’nha bơơn coh c’moo t’mêê!

Đha nuôr lâng pr’zơc! Đh’rưah lâng Tăc Pr’chêêng, t’ngay Tết, đha nuôr Cơ Tu coh tỉnh Quảng Nam dzợ cha ơh P’đhiêr năc chr’ơh ch’ploọng đhiêr pân jưih, pân đil. Bh’rợ âng chr’ơh n’nâu năc choh muy p’đhiêr angọn c’rêê đhị muy n’jeh n’loong tih. Bơr pân đil Cơ Tu dzoọng k’đhơợng 2 n’đăh đhiêr lâng ting cha năc apêê đha đhâm coh vêêl ch’ploọng moot ooy đhiêr angọn n’năc, ng’cơnh choom doó choom ta ca băc dzung, têy c’lâm năc choom.

Lâh n’năc, dzợ vêy muy bơr chr’ơh  p’têêt lâng pr’ăt tr’mông ăt bhrợ âng đha nuôr cơnh tr’thi c’cloh, tr’glụ, cr’chut, tr’gât têy….

bâc chr’ơh n’nâu buôn bhrợ têng moot tơơp ha pruôt t’mêê, căh alua ava Bhriu Pố? Ava năc ma nưih năl ghit ooy đhr’niêng bh’rợ công cơnh chr’ơh lang a hay:

“Xang bêl cha Tết đhị đong, đha nuôr dh’rưah chô ooy Gươl k’rong cha ộm, bhrợ bh’nooch, prá pr’ma… Lâng xang n’năc bhrợ apêê chr’ơh lang ahay cơnh, tăc pr’chêêng, dzooc n’loong, ch’ploọng… Bâc t’ngay n’năc đha nuôr ting pâh zâp prang, bhrợ t’vaih râu bhui har… Xang bêl lưch năc đha nuôr đhêy ăt coh đong 1 tươc 2 t’ngay lâng xang năc bh’dzang moot bhrợ têng hân noo t’mêê”.

Crêê cơnh t’cooh vêêl Bhriu Pố coh chr’val Lăng, chr’hoong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam t’mêê moon, xang t’ngay bhui har Tết lâng adich abhươp, lum tr’mooi c’bhuh xoọng, t’ngay 3 Tết, đhị apêê vêêl bhươl da ding ca coong truih ca coong Trường Sơn buôn ta bhrợ bâc bh’rợ văn hóa, văn nghệ. Pa bhlâng năc, cr’chăl đăn đâu bâc chr’ơh lang a hay âng đha nuôr âi bơơn bhrợ pa dưr cớ lâng bhrợ ta luôn lâh zâp bêl vêy bhiêc bhan căh câ zâp bêl Tết tươc ha pruôt chô. T’cooh Trần Văn Sáng, đong pa chăp ch’mêêt lêy văn hóa acoon coh moon:

“Apêê zr’lụ coh đâu vêy bâc chr’ơh pa bhlâng pr’hay cơnh lươt đhr’looc, tăc pr’chêêng, pa căh cớ bh’rợ bơơn a đhăh dzăm; xang n’năc cr’chut, panh p’nănh… Apêê chr’ơh n’nâu buôn ta bhrợ moot apêê bêl tết, bhiêc bhan. T’ngay đâu, apêê chr’ơh n’nâu xooc bơơn apêê vêêl đong bhrợ pa dưr cớ. Đoọng zâp ngai cha ơh apêê chr’ơh năc ngành văn hóa, chính quyền apêê chr’val ta luôn bhrợ apêê tr’thi, xay truih lâng cha nup, phim, căh câ t’moot ooy trường học, năc đoo cơnh bhrợ pr’hay đoọng zư đơc, pa dưr chr’năp apêê chr’ơh lang ahay”.

TRÒ CHƠI DÂN GIAN NGÀY TẾT

Những ngày Tết Ất Tỵ, tại các điểm du lịch trên dãy Trường Sơn và vùng cao Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước đến thưởng ngoạn cảnh đẹp, trải nghiệm phong tục, tập quán ngày Tết của các dân tộc anh em.

Mời bà con và các bạn cùng chúng tôi đến với vùng cao xứ Quảng để xem đồng bào Cơ Tu nơi đây vui Tết như thế nào nhé!

Tôi đang có mặt tại thôn A Sờ, xã Mà Cooih, huyện Đông Giang. Lúc này tại khuôn viên của làng tập trung khá đông bà con và du khách dưới xuôi lên cùng tham gia các trò chơi dân gian ngày Tết. Không khí rất đông vui, náo nhiệt

Xin chào bạn! Mọi người đang chơi trò gì mà đông vui vậy?

À….Đây là trò Tak Pơ Cheng. Trò chơi này hấp dẫn lắm nhưng chỉ vào dịp lễ Tết mới tổ chức thôi

Trò chơi gì mà tên nghe lạ vậy?

Tak Pơ Cheng có thể hiểu nôm na là một cuộc đi săn thú rừng.

À à….Tôi nhớ rồi. Ở quê tôi mà hình như vùng đồng bào Cơ Tu tỉnh Quảng Nam mỗi dịp Tết đến, xuân về không thể thiếu vắng trò chơi này. Dụng cụ chính để chơi trò này là những chiếc vòng tròn nhỏ bện bằng dây mây được ném qua, ném lại tượng trưng cho con thú trong rừng bỏ chạy khi bị truy đuổi. Người nào dùng gậy chọc trúng vòng tròn cũng có nghĩa là chọc trúng con thú và sẽ trở thành người thắng cuộc.

Đúng rồi! Đây là một trong những trò chơi cổ truyền , mang đậm tính cộng đồng của người Cơ Tu, bởi trò chơi này cả nam và nữ đều có thể tham gia và đều có thể trở thành những thiện xạ Cơ Tu.

Vâng, xin cám ơn anh! Chúc anh cùng gia đình nhiều sức khỏe, may mắn và thành công trong năm mới !

Thưa bà con, thưa các bạn! Cùng với Tak Pơ Cheng, ngày Tết, đồng bào Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam còn hay chơi Chơh padhieer là trò chơi nhảy vòng nam, nữ. Hình thức của trò chơi này là cột một vòng tròn bằng dây mây trên một thanh cây thẳng đứng. Hai thiếu nữ Cơ Tu đứng giữ 2 bên vòng tròn và lần lượt các thanh niên trong làng phải nhảy lọt vào vòng tròn đó, làm sao không bí vướng và vòng tròn không bị ngã đổ.

Ngoài ra, còn có một số trò chơi gắn liền với cuộc sống sinh hoạt, sản xuất của đồng bào như thi giã gạo, nắm tay xay bột, kéo co, đẩy gậy, vật tay….

Những trò chơi này thường hay được tổ chức vào mỗi dịp đầu xuân mới, phải không già B’riu Pố? Già Pố là người rất am hiểu về phong tục, tập quán cũng như các trò chơi dân gian

“Sau khi ăn tết tại gia đình, bà con cùng nhau về nhà Gươl tập trung cùng tổ chức ăn, uống, hát lý, nói lý… Và sau đó là tổ chức các trò chơi dân gian, như: đâm vòng, đâm củ nâu, thi leo cột, thi nhảy cao… Những ngày đó bà con tham gia đông đủ, tạo nên không khí rộn ràng, vui tươi, phấn khởi… Sau khi kết thúc thì bà con nghỉ ở nhà 1 đến 2 ngày và sau đó là bước vào vụ mùa sản xuất mới”.

Đúng như già làng B’riu Pố ở xã Lăng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam vừa nói, sau ngày vui Tết bên ông bà, cha mẹ, thăm thú người thân, họ hàng, ngày Mùng 3 Tết, tại các bản làng vùng cao trên dãy Trường Sơn thường diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ. Đặc biệt, thời gian gần đây nhiều trò chơi dân gian của đồng bào đã được phục dựng và tổ chức thường xuyên hơn mỗi khi có lễ hội hoặc mỗi dịp Tết đến xuân về. Ông Trần Văn Sáng, nhà nghiên cứu văn hóa dân tộc cho rằng:

“Các vùng ở đây có những trò chơi rất hay như đi cà kheo, tắc âm vọng, tức là đâm vọng con heo, tái hiện lại cách săn bắn; rồi đẩy gậy, bắn nỏ...Các trò chơi này thường diễn ra vào các dịp lễ, tết. Ngày nay, các trò chơi này đang được các địa phương phục dựng trở lại. Để cộng đồng hóa các trò chơi thì ngành văn hóa, chính quyền các xã thường xuyên tổ chức các hội thi, tuyên truyền bằng hình ảnh, phim, hoặc đưa vào trường học, đó là cách rất hay để bảo tồn, phát huy giá trị các trò chơi dân gian”./.

 

Minh Hoa-VOVMT

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC