Đoọng pa dưr, t’bấc manuyh đươi dua bảo hiểm nâu, cr’chăl hay, Bảo hiểm xã hội apêê vel đong ơy đh’rưah lâng apêê t’cooh bhươl, trưởng cr’noon t’bhlầng xay moon, pa dưr dal c’năl âng đhanuôr đăh chính sách crêê tước đăh dâu.
Năc ơy moọt quý IV/2024, dzợ mơ 2 c’xêê hơớn ặ nắc pr’lưch c’moo 2024 ha dợ ting cơnh Bảo hiểm xã hội chr’hoong Tây Giang, tước nâu kêi ơy vêy 233/396 cha nắc câl bảo hiểm xã hội tự nguyện, căh mặ tước 60% chỉ tiêu tỉnh Quảng Nam pa đớp. P’căn B’ríu Thị Tám, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội chr’hoong Tây Giang đoọng năl, bấc c’moo đâu, đơn vị zêng căh bhrợ zập cơnh kế hoạch Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam pa đớp. Ha dợ nắc t’ping lâng lalăm a hay, xoọc bấc đhanuôr ơy năl tước Bảo hiểm xã hội tự nguyện. Đợ ma nuyh ting pâh câl bảo hiểm nâu cung ting bấc ha dợ căh zập mơ k’đươi, đhơ cơnh đêêc nắc cung c’rơ pa zay âng nhân viên, cộng tác viên Bảo hiểm xã hội đhị chr’hoong da ding ca coong ca noong k’tiếc dzợ bấc k’đhap k’ra cơnh Tây Giang. P’căn Tám prá xay, đhanuôr zr’lụ da ding ca coong bêl t’ngay nắc bhrợ ha rêê, tước ha dưm năc vêy bơơn xay moon. Zr’năh k’đhap bhlầng ha dợ zập ngai zêng lâng bh’cộ âng đơn vị cơnh amoó Tám cung ta luôn chô ooy vel bhươl ch’ngai bha dăh đhơ t’ngay căh cợ ha dưm, thứ 7 căh cợ chủ nhật. “Đơn vị vêy 8 cha nắc, coh đêêc 2 cha nắc bảo vệ, đợ ma nuyh lướt xay moon chính sách m’bứi bhlầng. Lâh mơ bh’rợ tr’nêng âng đay bhrợ têng coh zập t’ngay nắc cán bộ đơn vị cung ta luôn p’loon xiêr tước vel bhươl đoọng xay moon. Mơ chu lướt zêng lưm k’đhap zr’năh, đhanuôr năc ặt ch’ngai, đhr’đấc đhr’luônh. A zi ta luôn lướt xay moon bêl ha dưm, tu t’ngay nắc đhanuôr căh vêy coh đong, lướt pa bhrợ lưch. Bêl xơợng xay moon nắc đhanuôr vêy ting câl ha dợ căh tệêm ngăn, đanh đươnh, bơr pêê c’xêê nắc apêê pa đhêy tu căh vêy zên nộp cớ. A zi pa zưm lâng Ban xay moon âng chr’val lâng đăh dịch vụ pay zên nắc bưu điện apêê jưah pay zên jưah xay moon, t’pâh. Lâh mơ, azi nắc dzợ xay moon đhị zập g’luh họp đhanuôr, họp apêê đoàn thể âng pân đil, đha đhâm c’mor, hội nông dân.”.
Ting quy định, ma nuyh ting pâh câl bảo hiểm xã hội tự nguyện bơơn chơih pay mức nộp zên lâng bơơn Nhà nước zooi muy đăh. Ghit năc, đợ zên zooi cơnh lâng pr’loọng đha rựt nắc 30%; pr’loọng đăn đha rựt nắc 25%. Lâh mơ, tỉnh Quảng Nam dzợ zooi pa xoọng 5% cơnh lâng pr’loọng t’mêê z’lâh đha rựt lâng 10% đoọng ha pr’loọng đha rựt, đăn đha rựt, zooi đhanuôr lưm k’đhap k’ra bơơn câl đươi chính sách BHXH. Đăh quyền lợi, ma nuyh ting pâh bảo hiểm xã hội lâh mơ bơơn đớp zên lương zập c’xêê năc bêl lưch c’moo pa bhrợ dzợ bơơn đoọng thẻ bảo hiểm y tế ga gooh lâng ma nuyh đong năc bơơn đớp tuất bêl căh dzợ ma mông bêl ting câl bảo hiểm tự nguyện. Amoó Pơloong Thị Nữ, Trưởng bel Agrồng, chr’val A Tiêng, chr’hoong Tây Giang xay moon, lalăm a hay amoó cung căh lâh k’rang tước bảo hiểm tự nguyện. Ha dợ, tơợ bấc chu xơợng cán bộ bảo hiểm tước đong prá xay ghit rau liêm choom năc amoó Nữ lêy nâu đoo nắc rau liêm choom bhlầng âng Đảng, Nhà nước đoọng ha đhanuôr đha rựt, pa bhlầng nắc đhanuôr acoon coh. Tơợ đêêc, amoó tự nguyện ting cala lâng vaih năc muy cha nắc ting pâh xay moon đhị vel. Amoó Pơloong Thị Nữ xay moon: “Lâng chr’năp nắc muy cha năc bhrợ trưởng vel acu ta luôn lướt xay moon. Đhị đong cu cung xay moon đoọng ha pêê a ngăh, a va coh đong, xang nắc cung vêy 2, 3 cha nắc ting pâh câl. Coh t’tun đâu, bơơn đớp bha ar âng ban, ngành tơợ chr’hoong đhuônh, năc a cu lâng chr’năp muy cha nắc bhrợ Trưởng vel cung pa họp đoọng xay moon, t’pâh đhanuôr ting pâh câl bảo hiểm xã hội tự nguyện”.
Đh’rưah lâng Bảo hiểm xã hội, lâh mơ k’bhuh nhân viên bảo hiểm xã hội, cán bộ vel, dzợ vêy rau ting chroi k’rong chr’năp âng apêê t’cooh bhươl, trưởng cr’noon. Lâng chr’năp âng đay coh zr’lụ đhanuôr acoon coh, apêê t’cooh bhươl, trưởng cr’noon vaih nắc poong pa têệt đơơng zập c’lâng xa nay âng Đảng, Nhà nước tước lâng đhanuôr. T’cooh bhươl Blup Bhuôch ặt đhị vel Agrôông, chr’val A Tiêng c’moo đâu ơy lâh 70 c’moo ha dợ nắc t’cooh dzợ pa zay t’taanh, t’bơơn zên đoọng ting câl bảo hiểm xã hội tự nguyện. T’cooh Bhuôch moon, a đay nắc lướt xay moon đăh chính sách bảo hiểm ha dợ c’la đay lâng pr’loọng đong, căh ting bhrợ nắc moon ngai xơợng: “Bấc đhanuôr căh ơy năl ghit rau liêm choom bhiệc ting pâh câl bảo hiểm, tu cơnh đêêc a zi năc ma nuyh t’cooh bhươl, trưởng cr’noon lâng apêê đoàn thể ta luôn xay moon đoọng ha đhanuôr, bêl lưm bêl moon, moon đoọng đhanuôr năl. Ha dang apêê căh lâh năl nắc xay moon căh ngai vêy xơợng. Cơnh pr’loọng đong zi nắc ting câl lưch. C’la cu vêy ca coon n’jưih câl đoọng. Zập c’xêê nộp 500 r’bhầu đồng, vêy c’xêê 1 ức đồng”.
Rơơm năc lâng rau ting moọt bhrợ âng prang hệ thống chính trị, pa bhlầng nắc rau ting pâh bhrợ âng apêê t’cooh bhươl, trưởng cr’noon, manuyh bấc ngai chăp coh vel bhươl, chính sách bảo hiểm, bảo hiểm xã hội tự nguyện năc đâh tân đôr, t’vaih rau liêm choom coh zr’lụ đhanuôr acoon coh. Tơợ đêêc, ting t’ngay vêy bấc đhanuôr đha rựt, lưm tr’mung k’đhap zr’năh đhị zr’lụ da ding ca coong bơơn pa đăn lâng đơp quyền lợi tơợ chính sách nâu./.
Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền chính sách dân tộc ở các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Luật bảo hiểm xã hội và các chính sách liên quan đến bảo hiểm xã hội tự nguyện còn khá xa lạ với nhiều người dân miền núi, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Để phát triển, mở rộng đối tượng tham gia loại hình bảo hiểm này, thời gian qua, Bảo hiểm xã hội các địa phương đồng hành với đội ngũ già làng, cán bộ thôn bản đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức bà con về các chính sách liên quan đến lĩnh vực này.
Đã bước sang quý IV/2024, tức chỉ còn hơn 2 tháng nữa là kết thúc năm 2024 nhưng theo Bảo hiểm xã hội huyện Tây Giang, đến thời điểm này, mới có 233/396 người đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, đạt chưa tới 60% chỉ tiêu tỉnh Quảng Nam giao. Bà B’riu Thị Tám, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện Tây Giang cho biết, nhiều năm nay, đơn vị đều không đạt kế hoạch Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam giao. Thế nhưng, so với trước đây, hiện nhiều người đã dần biết đến bảo hiểm xã hội tự nguyện. Số người tham gia loại hình bảo hiểm này cũng tăng tuy chưa đáng kể nhưng kết quả này là sự nỗ lực rất lớn của đội ngũ nhân viên, cộng tác viên Bảo hiểm xã hội ở huyện vùng cao biên giới còn lắm khó khăn như Tây Giang. Bà Tám tâm sự, đồng bào vùng cao ban ngày lên rẫy tối đến mới về nhà nên việc tuyên truyền chủ yếu là ban đêm. Nhọc nhằn, vất vả nhưng mọi người kể cả lãnh đạo đơn vị như chị Tám cũng thường xuyên về cơ sở, đến các thôn bản xa bất kể ngày đêm, thứ Bảy hay Chủ nhật: “Đơn vị có 8 người, trong đó 2 bảo vệ, lực lượng tuyên truyền chính sách bảo hiểm rất mỏng. Ngoài công việc chuyên môn, cán bộ trong đơn vị phải làm việc kiêm nhiệm, tranh thủ xuống cơ sở. Mỗi lần xuống cơ sở rất cực, đường xá xa xôi, dốc cheo leo, dân cư không tập trung, rất khó khăn trong việc tuyên truyền. Chúng tôi đi tuyên truyền chủ yếu vào ban đêm, vì ban đêm bà con mới rảnh, ban ngày thì bà con làm nương rẫy. Qua quá trình tuyên truyền thì bà con hưởng ứng tham gia, tuy nhiên không bền vững, tháng có tháng không. Chúng tôi cũng phối hợp với Ban chỉ đạo các xã và bên dịch vụ thu là bưu điện vừa thu tiền vừa tuyên truyền. Ngoài ra, tại các cuộc họp thôn, họp các đoàn thể, Phụ nữ, thanh niên... lồng ghép tuyên truyền”.
Theo quy định, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được lựa chọn mức đóng và được Nhà nước hỗ trợ một phần. Cụ thể, mức hỗ trợ đối với hộ nghèo là 30%; hộ cận nghèo là 25%. Ngoài ra, tỉnh Quảng Nam còn hỗ trợ thêm 5% đối với hộ mới thoát nghèo và 10% cho hộ nghèo, cận nghèo, giúp người hoàn cảnh khó khăn tiếp cận và thụ hưởng chính sách BHXH. Về quyền lợi, người tham gia bảo hiểm ngoài được nhận lương hàng tháng khi hết tuổi lao động còn được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí và thân nhân sẽ được hưởng tuất khi chẳng may người tham gia bảo hiểm tự nguyện qua đời. Chị Pơloong Thị Nữ, Trưởng thôn Agrồng, xã A Tiêng, huyện Tây Giang tâm sự, trước đây chị chẳng mấy quan tâm đến bảo hiểm xã hội tự nguyện. Thế nhưng, sau nhiều lần được cán bộ bảo hiểm xã hội đến tận nhà tuyên truyền, phân tích thiệt hơn, chị Nữ nhận thấy, đây là chính sách ưu việt, đầy tính nhân văn của Đảng, Nhà nước dành cho người nghèo, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Từ đó, chị tự nguyện tham gia và trở thành một tuyên truyền viên tích cực của thôn. Chị Pơloong Thị Nữ chia sẻ: “Với vai trò Trưởng thôn tôi thường xuyên đi tuyên truyền. Ở nhà tôi cũng tuyên truyền cho các cô, dì trong nhà, sau đó cũng có 2,3 cô hưởng ứng tham gia. Về sau, nhận được công văn của ban, ngành từ huyện xuống, thì tôi, với tư cách là Trưởng thôn cũng tổ chức họp để thông tin và tuyên truyền, vận động bà con tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện”.
Cùng vào cuộc với Bảo hiểm xã hội, ngoài đội ngũ nhân viên bảo hiểm xã hội, cán bộ thôn, còn có sự đóng góp đặc biệt tích cực của các già làng, trưởng bản. Với vai trò, uy tín của mình trong vùng đồng bào DTTS, các già làng, trưởng bản trở thành cầu nối, đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với bà con. Già làng Blup Bhuôch thôn Agrông, xã A Tiêng năm nay đã ngoài 70 tuổi nhưng ngày ngày ông vẫn miệt mài đan lát, kiếm thêm thu nhập để tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Già Bhuôch bảo, mình đi tuyên truyền về chính sách bảo hiểm mà mình và gia đình, người thân của mình không thực hiện thì nói ai nghe, vận động ai theo: “Nhiều người dân chưa nắm được lợi ích việc tham gia bảo hiểm, do đó chúng tôi là già làng cùng với các đoàn thể thường xuyên tuyên truyền cho bà con, gặp đâu nói đó, nói cho bà con hiểu. Nếu họ không hiểu về lợi ích tham gia bảo hiểm thì không ai tham gia. Như gia đình tôi, tham gia hết. Bản thân tôi được con trai mua cho, hàng tháng nộp 500 nghìn đồng, có tháng nộp 1 triệu.”
Hy vọng, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự tham gia của đội ngũ già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng, chính sách bảo hiểm, bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ nhanh chóng lan tỏa, tạo hiệu ứng tích cực trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó, ngày càng có nhiều bà con nghèo, hoàn cảnh khó khăn ở vùng cao được tiếp cận và thụ hưởng quyền lợi từ chính sách này./.
Viết bình luận