Tu cơnh đêếc, tơợ bấc lang, tước nâu cơy bh’rợ taanh zèng nắc dzợ bấc apêê pân đil Tà Ôi bhrợ têng lâng pa dưr./.
Zeng nắc pr’đớc đoọng xay moon ooy n’đoóh a doóh âng đhanuôr Tà ôi. Lâng tơợ bêl ta bhrợ t’váih lâng rau dưr váih cóh bấc lang manuýh, bh’rợ t’taanh âng manuýh Tà Ôi nắc liêm choom lấh mơ, bhrợ t’váih đợ n’đoóh a doóh nhâm mâng, đh’rứah lâng rau pr’chăm liêm pr’hay pa bhlâng lâng vêy ta bhrợ têng cóh bấc cơnh. Đhanuôr lâng pr’zớc đh’rứah đương xơợng bha ar xrặ âng Hoàng Minh, PV Đài P’rá VN đoọng n’năl ghít lấh mơ ooy bh’rợ taanh zeng âng đhanuôr Tà ôi cóh tỉnh Thừa Thiên Huế:
Bh’rợ taanh zeng âng manuýh Tà Ôi cắh ng’xay moon bhrợ têng cóh hân noo hân đoo cóh c’moo, cắh cậ pr’ắt tr’mông cóh zập t’ngay, công cắh xay moon đợ bấc manuýh pa bhrợ têng. Pân đil Tà Ôi nắc choom taanh zeng zập đhi, zập bêl công cơnh bêl đhêy ắt cóh ha rêê đhuốch, cóh ha bu lâng ha dum đhị t’pêếh óih cắh cậ cóh t’ngay c’xêê hân noo boo.
Tr’xâu t’taanh âng manuýh Tà Ôi vêy ta bhrợ têng tơợ am cắh cậ n’loong, vêy ta bhrợ ba buôn lâng n’hil. Đươi vêy cơnh đêếc apêê pân đil Tà Ôi nắc choom đơơng âng tr’xâu tước zập ooy. A moó Ra Pát Thị Nhan ắt cóh thị trấn A Lưới, chr’hoong A Lưới moon: Lâng manuýh Tà Ôi, taanh zeng cắh muy bh’rợ thủ công, rau đêếc nắc đh’năng đăng lêy đợ rau chr’nắp cóh pr’ắt tr’mông âng manuýh Tà Ôi ahay. Ba bi ooy đhr’năng pr’ắt tr’mông:
Bhai zeng ahay bấc pa bhlâng zên. Pr’loọng đong hân đoo vêy choom bhrợ têng nắc apêê đoo xăl câl t’rí, c’roóc. Mơ 1, 2 ta la k’dâng dal 3 mét nắc choom xăl pay muy p’nong t’rí, tu apêê đoo bhrợ têng đanh pa bhlâng, bhrợ liêm pa bhlâng. Pr’loọng đong hân đoo vêy a coon pân đil muy c’moo bhrợ têng tơợ 6, 7 ta la a năm, muy ta la mơ 3 mét, pr’loọng đong hân đoo vêy bấc k’coon nắc vêy choom bhrợ bấc. Apêê đoo n’jứah pa bhrợ n’jứah pláh bhai t’taanh. Ha dzợ êếh rau ngai công vêy cơnh đêếc. Apêê đoo bhrợ têng mặ nắc cắh zập manuýh pa bhrợ bh’rợ rau lơơng.
Pr’căn Mai Thị Hợp, c’la hợp tác xã taanh zèng thị trấn A Lưới, chr’hoong A Lưới xay moon, đoọng muy ta la zèng liêm, manuýh pân đil Tà ôi ahay đớc bấc t’ngay c’xêê đoỌng pác pazêng rau bhai vêy đợ rau pr’họm, pậ ga mắc mr’cơnh, crêê cơnh lâng cr’noọ đươi dua. Ba bi cơnh ta la zèng đoọng íh bhrợ xa nấp nắc lêy pay đợ bhai k’đặ xa xil. Đợ bhai ga mắc cắh xa xil đoọng bhrợ bhr’lếp cắh cậ bhrợ đhr’nuum.
Pr’đươi đoọng taanh bhrợ nắc ađay lêy pay, lêy pay đợ bhai ra bụ, pr’họm liêm. Bhrợ têng cơnh ooy bêl taanh nắc ng’đăng crêê cơnh. Nắc ng’lêy ghít ooy pazêng n’jéh bhai. Vêy ngai bêl t’boọ ooy tr’xâu nắc ta boọ cắh crêê cơnh, nắc bhai cắh u liêm, đhị cơợng, đhị c’đặ. Manuýh taanh bhrợ nắc ta luôn lêy bhrợ ghít liêm cơnh đêếc bhai âng đay nắc vêy liêm.
Đh’rứah lâng a ngon bhai, cr’liêng a ráac đoọng t’boọ taanh, bhrợ t’váih đợ rau cha năm chrooi đoọng bhrợ t’váih rau chr’nắp âng ta la zèng âng manuýh Tà Ôi. Bhai zèng vêy bấc ta t’boọ a ráac nắc vêy chr’nắp dal lấh mơ. Bêl ahay, manuýh Tà Ôi buôn đươi a ráac tơợ cr’liêng n’loong vêy đh’nớc nắc A ráac, chắt váih bấc pa bhlâng cóh crâng. T’nơơm n’nâu vêy cr’liêng k’tứi cơnh cr’liêng a mót, bêl puáh pa goóh nắc griing lâng vêy boọng cóh m’pâng, luôn pa bhlâng đoọng t’boọ taanh đhị ta la zèng. Đhị đêếc cậ, a ráac vêy ta bhrợ chì ta zêệ pa cloóch công vêy manuýh Tà Ôi đươi tơợ bêl tơớp taanh bhrợ.
A moó Ra Pát Thị Nhan prá:
Bêl ahay apêê đoo bhrợ lâng chì ng’moon zazum nắc apêê đoo cắh bhrợ bhrợ bấc, m’bứi a năm. K’dâng 1, 2 c’lâng a ráac nắc bấc ặ. Bêl ahay apêê t’coóh ta ha ahay nắc lướt chêếc chì nắc công tơợ xuôi tước xăl đoọng. Chô đơơng apêê đoo lướt bơơn óih n’liêm, roóh k’rơ, apêê đoo zêệ chì xang n’nắc k’xíc tơr muy cr’liêng. Zêệ chì nắc apêê đoo pay n’gươi đoọng cha tụ, đớc ooy chom đác đoọng u chrộ, nắc vêy b’boọng.
Bh’rợ k’xiíc a ráac ooy ta la zèng xay moon ha manuýh taanh n’nắc bhrợ têng choom pa bh’rợ ta pặ a ráac, tu cơnh đêếc đợ rau cha năm âng muy pân đil vêy choom bhrợ nắc cắh u bấc. hân đhơ cơnh đêếc, manuýh pân đil nắc choom bhrợ têng đợ rau cha năm ting cơnh cr’noọ cr’niêng âng đay. Tu cơnh đêếc, zập ta la zèng lâng đợ rau cha năm tơợ a ráac vêy ta ra pặ bhrợ nắc xay p’cắh đợ rau t’béch g’lăng, c’rơ zay pa bhrợ ta têng lâng kinh nghiệm bơơn váih âng manuýh pân đil Tà Ôi tơợ bấc lang ahay.
Cóh văn hoá âng manuýh Tà Ôi, Zèng nắc rau chr’nắp pa bhlâng, nắc rau cắh choom cắh vêy cóh j’niêng cr’bưn, p’bhuốih. Lấh n’nắc, zèng công nắc pr’đươi tr’clim âng đoo pân đil đoọng ha đoo pân juýh, cắh cậ xay p’cắh rau cr’noọ cr’niêng liêm crêê lâng a bhướp a dếch, k’conh k’căn âng ađoo pân juýh… Tu cơnh đêếc, tơợ bấc lang, tước nâu cơy bh’rợ taanh zèng nắc dzợ bấc apêê pân đil Tà Ôi bhrợ têng lâng pa dưr./.
Zèng - thước đo nhiều giá trị
trong đời sống người Tà Ôi
Zèng là danh từ để chỉ những sản phẩm thổ cẩm của dân tộc Tà Ôi. Với quá trình hình thành và phát triển trải qua nhiều thế hệ, kỹ thuật dệt của người Tà Ôi đã đạt trình độ điêu luyện, cho ra những sản phẩm bền chắc cùng những mô tuýp hoa văn đa dạng, cầu kỳ. Mời bà con các bạn cùng nghe bài viết của Hoàng Minh- PV Đài TNVN để hiểu rõ hơn về nghề dệt zèng truyền thống của đồng bào dân tộc Tà Ôi ở tỉnh Thừa Thiên Huế:
Nghề dệt zèng của người Tà Ôi không cần thiết phải ấn định vào một khoảng thời gian nào trong năm hoặc đời sống hàng ngày, cũng không đòi hỏi số lượng lao động nhất định. Phụ nữ Tà Ôi có thể dệt zèng ở mọi nơi, mọi lúc như trong lúc nghỉ ngơi trên nương rẫy, vào mỗi buổi tối bên bếp lửa hay vào những tháng mùa mưa đằng đẵng.
Khung dệt của người Tà ôi được kết cấu từ những khúc tre hoặc gỗ rời, khá đơn giản và gọn nhẹ. Nhờ vậy mà những người phụ nữ Tà Ôi có thể đem bộ khung dệt tới bất cứ đâu. Chị Ra Pát Thị Nhan ở thị trấn A Lưới, huyện A Lưới bảo: Với người Tà Ôi, dệt zèng không chỉ là một nghề thủ công đơn thuần, nó là thước đo đánh giá nhiều giá trị trong đời sống của người Tà Ôi xưa. Điều kiện, tiềm lực kinh tế là một ví dụ.
Vải zèng ngày xưa đắt lắm. Nhà nào mà làm được thì họ đổi được trâu bò. Chắc 1, 2 tấm 3 mét đổi được con trâu rồi vì người ta làm rất nhiều công, rất công phu. Nhà nào có con gái một năm chỉ làm được 6, 7 tấm thôi, mỗi tấm 3 mét, mà nhà nào đông con mới làm được. Vừa người ta lao động sản xuất vừa kéo sợi dệt vải. Chứ còn không phải ai cũng có như thế. Người ta làm được nhưng thiếu sức lao động.
Bà Mai Thị Hợp, chủ nhiệm hợp tác xã dệt zèng thị trấn A Lưới, huyện A Lưới cho biết, để có một tấm zèng đẹp, người phụ nữ Tà Ôi xưa phải bỏ rất nhiều thời gian để phân loại từng sợi vải có kích thước màu sắc đồng đều, phù hợp với mục đích sử dụng. Thí dụ như tấm zèng để may trang phục cần nhặt những sợi vải mỏng mịn. Loại sợi to và thô lại dùng để dệt thảm hay chăn.
Nguyên vật liệu là mình phải chọn, chọn sợi mềm, sợi đều màu. Làm thế nào lúc mình lên khung là mình phải đo kích thước chính xác. Mình phải tính từng sợi một.
Cùng với vải sợi, hạt cườm để sâu kết thành hoa văn cũng góp phần tạo nên giá trị của tấm zèng của người Tà Ôi. Vải zèng càng có nhiều hoa văn cườm càng có giá trị cao. Xưa kia, người Tà Ôi thường dùng loại cườm lấy từ hạt cây có tên gọi A rạc, mọc rất nhiều trong rừng. Loại cây này có hạt như hạt tiêu, khi phơi khô thì rất cừng và có lỗ ở tâm, rất tiện lợi để xâu thành chuỗi trang trí trên Zèng. Bên cạnh đó, cườm làm từ chì nấu chảy cũng được người Tà Ôi xử dụng từ rất sớm. Chị Ra Pat Thị Nhan nói:
Ngày xưa người ta làm bằng chì nói chung là họ không làm được nhiều, ít thôi. Khoảng 1, 2 đường cườm là nhất rồi. Ngày xưa là các cụ là phải đi kiếm chì Xưa người ta kiếm họ cũng đi đổi đó. Về người ta phải đi chặt củi tốt, có lửa đỏ, người ta nấu rồi xâu từng hạt một. Nấu chì ra mà người ta lấy que chấm, bỏ vào chén nước để nguội mà có lỗ.
Quá trình chèn cườm lên zèng đòi hỏi người dệt phải rất thành thạo việc sắp xếp các hạt cườm, vậy nên số hoa văn một phụ nữ có thể làm không nhiều. Tuy nhiên, người phụ nữ lại có thể tự do sáng tạo các hoa văn tùy theo mắt quan sát và hình tượng hóa của mình. Vì vậy, mỗi tấm zèng với hoa văn cườm được sắp xếp độc đào chứa đựng bên trong là trí thông minh, công sức lao động miệt mài và kinh nghiệm được tích lũy của người phụ nữ Tà Ôi qua bao đời.
Trong văn hóa của người Tà Ôi, Zèng đóng vai trò rất quan trọng, là thứ không thể thiếu trong hoạt động tín ngưỡng, thờ cúng. Ngoài ra, zèng cũng là vật đính ước của các cô gái với ý chung nhân hoặc để thể hiện lòng hiếu thuận với ông bà, cha mẹ của chồng tương tai… Bởi vậy, qua bao đời, đến nay nghề dệt zèng vẫn được lớp lớp phụ nữ Tà Ôi kế thừa và phát triển./.
-
Viết bình luận