Lù cở nắc dzợ đớc nắc zong, nắc muy râu pr’đươi buôn lêy cóh pr’ắt tr’mông, pa bhrợ ta têng âng đhanuôr acoon cóh moon za zưm lâng đhanuôr Mông ắt đhị zr’lụ da ding k’coong Sơn La moon lalay. Ha dang bơơn lướt ooy da ding k’coong, râu âng pr’zợc buôn lưm lêy nắc pazêng pân đil Mông cóh chr’lang guy zong xiêr ooy chợ cắh cợ nắc lướt bhrợ ha rêê. Nắc đoo nắc cung rậu lalay, pa cắh râu zay ta béch âng đhanuôr acoon cóh. Nâu kêi, a đhi a moó lâng đhanuôr pr’zợc nắc đương xợơng bha ar crắ âng Thanh Thủy, Phóng viên Đài p’rá Việt Nam.
Lâng a moó Mùa Thị Do ắt đhị vel Nặm Nghiệp, chr’val Ngọc Chiến, chr’hoong Mường La, tỉnh Sơn La mơ chu glúh đắh đong nắc cóh chr’lang vêy guy zong. Nâu kêi, pr’loọng đong n’đhơ ơy z’zăng, vêy xe máy doó lướt dzung dzợ đhơ cơnh đếêc nắc cung doó ha vil guy zong. A moó Do đoọng năl, apêê t’coóh cóh vel xay, ắt mamông đhị da ding k’coong, đhr’đấc dal, lướt vốch zr’nắh k’đháp tu cơnh đếêc nắc cắh choom gánh gồng, cơnh đếêc nắc ma nuýh Mông bhrợ t’váih zong nâu:
Zong âng zi nắc vêy ta bhrợ boóp vil, đhang nắc đhâng vuông, pậ k’tứi zêng vêy. Taanh zong nắc lâng cram, cr’đe lâng c’rêê bơơn pay tợơ crâng. Vêy bấc âng đơ pậ, đơ k’tứi lalay cơnh đoọng guy lướt pa bhrợ cóh ha rêê, lướt chợ, đoọng ha ma nuýh t’coóh, p’niên k’tứi zêng choom guy.
Zong bơơn lêy nắc cơnh muy pr’đươi “pa chăm” zập chu xiêr ooy chợ, lướt bhrợ ha rêê cắh cợ nắc lướt ch’ớh bhiệc bhan. Ma nuýh pân đil Mông ơy k’díc, ơy k’coon guy zong nắc pa cắh râu zay t’béch, k’rang lêy đong xang. Ma nuýh cắh ơy vêy k’díc nắc guy zong đui cơnh gr’họt moon lâng apêê đha đhâm cóh bhươl cr’noon nắc a đay ma nuýh zay, t’béch choom k’rang lêy đong xang, tang lan.
Ha dang pr’zợc đấc ooy vel bhươl da ding k’coong Sơn La buôn lêy pazêng apêê pân đil Mông guy óih, guy bhơi ra véh cóh da ding k’coong cắh cợh nắc cóh pazêng acoon c’lâng xiêr ooy chợ, nắc vêy bhơi ra véh guy bịng zong, cắh cợ nắc guy a tứch, canh a lắc t’mêê zệê. Pr’hay lấh mơ nắc apêê p’niên tớt cóh c’loong zong ting ca căn xiêr ooy chợ, lướt ha rêê. Bêl chợ cắh vêy ngai dzợ nắc zong âng apêê nâu guy pazêng pr’đươi pr’dua buôn đươi dua nắc cơnh a bhoóh, lệê a’ọc cắh cợ chỉ đoọng taanh, guy âng chô ooy đong. Lâng zong guy h’lệêng cóh chr’lang, mị tr’pang dzung âng đhanuôr Mông ắt mamông cóh da ding k’coong zập t’ngay nắc lướt cắh năl h’mơ cây số c’lâng da ding k’coong đoọng lướt bhrợ ha rêê, xiêr ooy chợ. Pa căn Màu Thị Mó ắt đhị chr’val Hang Chú, chr’hoong Bắc Yên đoọng năl:
Đọong guy bấc râu đơ h’lệêng, mị đắh xr’loóh âng zong bơơn bhrợ tợơ bha lầng âng t’nơơm móc mọc cóh crâng, taanh pa liêm pa mâng lâng t’bọ ooy bha lâng âng zong đoọng mặ guy râu đơ h’lệêng ha dợ doó lấh xợơng ca ay chr’lang.
Zong cắh muy nắc pr’đươi buôn đươi dua âng đhanuôr Mông, nắc dzợ chr’nắp văn hoá, đhanuôr ơy đớc râu ma bhuy chr’nắp ooy cram, c’rêê bhrợ váih pr’đươi buôn đươi dua, âng chr’nắp ga mắc ga mai cóh pr’ắt tr’mông, pa bhrợ ta têng zập t’ngay âng đhanuôr zr’lụ da ding k’coong./.
Chiếc Lù cở của đồng bào Mông vùng cao
Lù cở còn gọi là gùi, là một trong những vật dụng phổ biến trong đời sống, sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào Mông ở vùng cao Sơn La nói riêng. Nếu có dịp lên vùng cao, hình ảnh rất đỗi thân quen mà bạn dễ dàng bắt gặp là những người phụ nữ Mông trên vai khoác lù cở xuống chợ hoặc lên nương. Đó cũng là nét riêng, thể hiện bản tính siêng năng, cần cù của đồng bào. Mời chị em và các bạn nghe bài viết của Thanh Thủy, Phóng viên Đài TNVN.
Với chị Mùa Thị Do ở bản Nặm Nghiệp, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La mỗi khi ra khỏi nhà là khoác trên vai chiếc lù cở. Cho dù kinh tế gia đình nay đã khá giả, có xe máy không phải đi bộ nữa nhưng chẳng bao giờ thiếu vật dụng này bên mình. Chị Do cho biết, các cụ già trong bản bảo rằng, sống ở núi, đèo cao, dốc đứng, lối bước gập ghềnh nên chẳng thể gánh gồng, vậy là người Mông sáng tạo ra chiếc lù cở:
Lù cở mình làm thường có miệng hình tròn, dáng vuông với nhiều kích cỡ. Nguyên liệu đan Lù cở là tre, nứa và dây mây rừng. Có nhiều loại to, loại nhỏ khác nhau để đi nương, đi chợ, cho người già, trẻ con đều mang được.
Chiếc lù cở được coi như một thứ đồ "trang sức" mỗi khi xuống chợ, lên nương hay ngay cả đi chơi hội mùa xuân. Người phụ nữ Mông đã có chồng, có con mang lù cở thể hiện sự đảm đang, chăm chỉ thu vén cho gia đình. Người chưa có chồng mang lù cở như là lời khẳng định đầy hứa hẹn với đám thanh niên con trai rằng mình là người đảm đang, khéo léo biết thu vén.
Nếu bạn lên với bản làng vùng cao Sơn La, dễ dàng bắt gặp hình ảnh một vài người Mông gùi củi, gùi rau, cỏ nơi núi cao, vách đá cheo leo hay trên những nẻo đường xuống chợ, là những lù cở đầy rau xanh, có khi là con gà thò mỏ ra, hay một can rượu ngô vừa nấu. Thú vị hơn cả lànhững em bé được đặt trong lù cở theo mẹ xuống chợ, lên nương. Khi phiên chợ tan thì chiếc lù cở lại chuyên chở bao nhiêu vật dụng thiết yếu, là cân muối, cân thịt lợn hay cuộn chỉ thêu theo chân người về bản. Với chiếc lù cở trĩu nặng trên vai, đôi chân của đồng bào Mông sống trên vùng núi cao mỗi ngày không biết đi bao nhiêu cây số đường núi để lên nương, xuống chợ. Bà Mùa Thị Mó ở xã Hang Chú, huyện Bắc Yên cho biết:
Để gùi được nặng, hai chiếc quai đeo của lù cở được làm từ thân cây móc mọc trong rừng, tết chắc chắn và đính vào thân lù cở để khi đeo dù gùi có nặng đến mấy cũng không thấy đau vai.
Lù cở không chỉ là vật dụng thiết yếu của đồng bào Mông, mà còn là nét văn hóa, bà con đã thổi hồn vào mây, tre tạo nên sản phẩm giản dị nhưng đầy tiện ích, mang ý nghĩa lớn trong đời sống, sản xuất hàng ngày của vùng cao./.
Viết bình luận