Bêl pr’ặt tr’mông pa dưr, râu dưr váih âng tr’lúc tr’xăl văn hoá ting t’ngay ting dưr k’rơ, nắc bh’rợ t’bhlâng zư đớc đợ râu văn hoá cóh bh’rợ ặt ma mông âng apêê acoon cóh đhị đêếc bh’nhăn chr’nắp bhlâng. Cóh vel 1, chr’val Đưng K’nớ, chr’hoong Lạc Dương ( Lâm Đồng) vêy muy cha nắc pân đil âi đớc đoọng toọt lang đay đoọng zư đớc bh’rợ taanh n’đoóh a doóh, zư đớc đợ râu liêm pr’hay văn háo cóh ting x’rắ, pa chăm cóh n’đoóh a doóh âng đha nuôr K’ho cóh m’pâng crâng ca coong:
Âi 72 hân noo ha rêê, đhị p’loọng âng đhr’nong đong n’loong, ngh nhân K’Chiên vel 1, chr’val Đưng K’Nớ, chr’hoong Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng nắc ha vil t’ngay ha dum tợt taanh n’đoÓh a doóh đhị râu boo ngân ga hăm. Tr’pang têy nắc đớc c’léh đhộ c’moo c’xêê ta bách x’răng ca luúc, taanh tr’naanh xoọc la lơ, cr’liêng mắt cắh tr’clêếh lâng tr’xâu mắc đợ c’bhúh tr’coo, tr’xu chr’tao ta bhrợ lâng p’oo ra dzul. Ava K’Chiên trúih, bêl dzợ tứi, a va âi pa choom t’taanh tơợ ca căn lâng da dích. Bêl dưr xa dơr c’mâr dâng 15 cmoo, a va âi choom taanh n’đoóh a doÓh, n’tuốc, a duông. Lang âng ava, apêê pân đil K’ho cóh vel zêng năl t’taanh. Pr’ặt tr’mông zr’nắh k’đháp, c’lâng lướt tước vel bhươl ch’ngai bha dắh k’đháp k’ra, pân đil cóh pr’loọng đong cắh muy lướt bhrợ ha rêê nắc dzợ taanh n’đoóh a doóh k’rang ha bh’rợ xập đươi ha pr’loọng đong. Bh’rợ ga lêếh ga lêêng tơợ bh’rợ choh k’páih cóh ha rêê, t’tây, c’bhum k’páih tước l’lương, xang nắc tợt taanh đợ ta la n’đoóh n’tuốc zấp râu. Bh’rợ chr’nắp bhlâng nắc đoo taanh, cắh muy k’đươi tơợ n’jéh k’páih, tr’naanh bhứah xir mr’cơnh, nhâm, nắc x’rắ pa chăm cóh ta la n’đoóh a doóh công bhrợ t’váih râu liêm la lay âng ta la n’đoóh a doóh. N’jứah taanh, nghệ nhân K’Chiên n’jứah g’hít tước đưl tr’naanh, tước đhị piing dúp, xrắ bhrợ x’rắ ng’cơnh đoọng u liêm. Pr’hoọm pa bhlâng nắc pr’hoọm t’viêng tăm ( pa cắh đoọng ha crâng ca coong) t’boỌ c’chăl nắc bhrông lâng rơớc ( pa cắh đoọng ha mặt t’ngay lâng tr’clá p’răng).
Ch’ol ooy tr’xcâu xoọc taanh la lơ, nghệ nhân K’Chiên moon: Lấh 1 tuần nắc vêy bơơn taanh mơ đâu, đanh bhlâng”. Ặt đhị m’pâng crâng ca coong, hân noo boo cóh Đưng K’nớ đanh toong ha dum t’ngay, boo bhoóc choóh plêêng k’tiếc, đh’lúc nhưr ga lớp prang crâng ca coong cơnh nắc muy lêy plêêng lâng đác, cắh ngai choom lướt ha rêê đhuốch, cắh choom lúh tơợ đong bhrợ râu rí. Tơợ bêl cắh âi pay k’díc, K’Chiêng công ươi cr’chăl boo đoọng t’taanh, lứch t’ngay n’nâu tước t’ngay n’tốh, đanh 6 c’xêê. Tước bêl vêy k’díc k’coon, a va taanh vêy râu xập đoọng ha ca coon, ha dợ nâu câi taanh nắc đoọng pa câl. P’zay tợt taanh n’đhơ cơnh đêếc prang tuần nắc công bơơn taanh đhêêng muy x’loóc. Đoọng taanh xang muy ta la n’đoo nắc công bil tơ c’xêê, bơơn pa câl dâng 800 r’bhâu tước 1 ức đồng. nâu câi vêy k’páih công nghiệp, doó lấh zr’nắh đhị bh’rợ chóh bhrợ, t’tây lâng c’bhum. Nghệ nhân K’Chiên tr’piing, K’páih công nghiệp bơơn bhrợ lâng máy móc tu cơnh dêếc mr’cơnh liêm lâng nhâm, doó bhrợ mốp nắc dzợ pa dưr p’xoọng râu liêm âng tr’naanh ty đanh. Bhrợ t’váih tr’naanh nắc cắh muy bil c’rơ, nắc dzợ râu bhriêl g’lăng, mắt lêy têy bhrợ, nắc cớ hắt ngai tr’zêêng, n’đhang bh’nơơn âng nghệ nhân K’Chiên n’đhơ bơơn chắp kiêng công cắh vêy buôn pa câl.
Cóh pa zêng lấh 10 cha nắc ca coon cha chau âng a va K’Chiên nắc đhêêng vêy bơr pêê cha nắc tộ pa choom t’taanh, n’đhơ cơnh đêếc công cắh ngai kiêng coop têy bhrợ bh’rợ kiêng râu bhrơợng loom, z’hai g’lăng n’nâu. Záp ngai công moon, kiêng vêy râu xập, nắc muy lướt bhrợ ha rêê t’bơơn zên câl xa nập âi vêy, n’jứah buôn, n’jứah n’hil lâng rao đơớh u goóh… Cóh vel, đợ nghệ nhân choom t’taanh, chắp kiêng bh’rợ cơnh K’Chiên xoọc r’dợ bil bal, nắc muy hắt ngai cóh dâng 50-60 c’moo nắc năl taanh, n’đhơ cơnh đêếc cóh pa bhlâng hắt ngai kiêng taanh n’đoóh n’tuốc. A va K’Chiên hay cớ: Bêl ahay, c’lâng lướt ooy vel mốp máp, nắc lướt zr’nắh k’đháp cắh câi, tu cơnh đêếc pân jứih pân đil coh vel, ma nứih p’niên t’coóh zấp ngai công zêng xập xa nập âng ma nứih đay taanh. Bấc xa nập xập k’zệt c’moo công dzợ ching liêm. Nâu câi xập a doóh n’đoóh ty đanh dưr váih cơnh nắc bh’rợ “ cha ngai bha dắh”, muy c’moo nắc muy xập muy bơr chu, Tết, biểu diễn cóh sân khấu, ma nứih năl tânh nắc vêy đoọng xập, đợ apêê ngai cắh năl taanh nắc cắh ngai công câl đoọng ha đay.
Cóh g’lúh boo ngân, K’Chiên công dzợ p’zay tợt t’taanh, muy c’la đay, ca coon cha chau muy ngai muy bh’rợ. Chắp kiêng n’đoóh a doóh, a va công t’bhlâng zư đớc bh’rợ, bh’rợ công bhrợ đoọng ha va bhui har ooy lang t’coóh. Ava ta luôn rơơm kiêng zấp bêl ava đơơng xập n’đoóh a doóh a đay taanh, ca coon cha chau nắc ga vir đăn đay, đoọng ava pa choom đoọng bh’rợ, cơnh ava âi ting ga vir ặt đhị ca căn, da dích bêl dzợ tứi ahay./.
GIỮ HỒN THỔ CẨM CHO ĐẠI NGÀN
Khi đời sống phát triển, dòng chảy của sự giao thoa và tiếp biến văn hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ, thì việc nỗ lực gìn giữ những nét đẹp văn hóa trong nếp ăn nếp ở, sinh hoạt đời thường của các dân tộc bản địa càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ở thôn 1, xã Đưng K’Nớ, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) có một người phụ nữ đã dành trọn đời mình để giữ nghề dệt thổ cẩm, lưu giữ những nét đẹp văn hóa trong từng hoa văn, họa tiết trên váy áo của đồng bào K’Ho giữa đại ngàn.
Đã 72 mùa rẫy, bên khung cửa ngôi nhà gỗ, nghệ nhân K’Chiên (thôn 1, xã Đưng K’Nớ, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) say sưa ngồi dệt thổ cẩm trong cơn mưa trắng trời. Đôi tay hằn sâu vết thời gian thoăn thoắt đưa qua đưa lại, luồn cuộn chỉ qua tấm ùi dang dở, ánh mắt không rời tành ùi (khung dệt đơn sơ là những thanh lồ ô vót nhẵn và khúc lồ ô tròn). Bà K’Chiên kể, khi còn là một em bé gái, bà đã học nghề dệt thổ cẩm truyền thống từ mẹ và bà ngoại. Khi thành thiếu nữ 15 tuổi, bà đã dệt thành thạo được váy áo, chăn và cái tấm ùi. Thời của bà, các thiếu nữ K’Ho trong buôn làng đều biết dệt thổ cẩm. Đời sống khó khăn, đường đến buôn làng xa xôi khó đi, phụ nữ trong gia đình không chỉ đi nương làm rẫy mà phải dệt vải lo cái mặc cho cả gia đình. Công việc tỉ mỉ từ việc trồng bông trên rẫy, xe sợi, nhuộm sợi (bằng nhựa cây rừng) đến giăng sợi, rồi dệt thành những tấm ùi có chiều ngang chừng 1,2 m (vừa tầm với 1 sải tay), còn dài bao nhiêu là tuỳ công dụng (làm váy áo, chăn đắp, ùi địu con...). Khâu quan trọng nhất chính là dệt, không chỉ đòi hỏi từng mũi vải, canh chỉ đều, đẹp, bền chắc, mà hoa văn trên tấm ùi cũng làm nên vẻ đẹp chính của thổ cẩm. Vừa dệt, nghệ nhân K’Chiên vừa chú ý đến mép vải, đến chỗ phải lên - xuống, nhấn nhá để những nét họa tiết từ những sợi chỉ màu đỏ, màu vàng (tượng trưng cho mặt trời và ánh nắng) nổi bật trên nền màu xanh đậm (tượng trưng cho màu của núi rừng).
Chỉ vào khung dệt đang dang dở, nghệ nhân K’Chiến nói: “Hơn 1 tuần mà mới dệt được chỉ từng này thôi, lâu lắm”. Nằm lọt thỏm giữa đại ngàn, mùa mưa ở Đưng K’Nớ kéo dài tối - ngày, mưa giăng trắng, mây mù bao phủ núi rừng như thể chỉ thấy trời và nước, không ai có thể lên rẫy, hay đi ra khỏi nhà làm bất cứ việc gì. Từ thời còn chưa bắt chồng, K’Chiên vẫn dùng thời gian mùa mưa để dệt vải, hết ngày này qua ngày kia, kéo dài 6 tháng. Đến khi có chồng con, bà dệt vải để có cái mặc cho chồng con, còn bây giờ dệt để ai mua thì bán. Cặm cụi dệt nhưng cả tuần cũng chỉ được một khúc thổ cẩm chưa tới 1 m. Để hoàn thành một tấm thổ cẩm thì cũng phải mất cả tháng, bán được chừng 800 ngàn đến 1 triệu đồng. Bây giờ có sợi công nghiệp, đỡ đi công đoạn tạo ra và chế biến nguyên liệu (trồng bông vải, kéo sợi, nhuộm sợi). Nghệ nhân K’Chiên so sánh: Sợi công nghiệp được xe bằng máy móc nên đều, đẹp và bền, không làm kém đi mà còn làm tăng thêm vẻ đẹp của thổ cẩm truyền thống. Tác tạo nên thổ cẩm không chỉ mất công sức, mà còn là cả sự sáng tạo, óc thẩm mỹ, công phu, lại ít người “cạnh tranh”, nhưng sản phẩm của nghệ nhân K’Chiên dù được ưa chuộng cũng không phải dễ bán.
Trong số hơn 10 người cả con và cháu gái của bà K’Chiên chỉ có vài người “chịu” học dệt, nhưng cũng không ai muốn bắt tay làm công việc cần sự kiên trì, tỉ mỉ, khéo léo này. Ai cũng bảo, muốn có cái mặc, chỉ cần đi làm rẫy lấy tiền mua quần áo may sẵn, tiện dụng, mặc nhẹ, giặt mau khô... Trong buôn làng, những nghệ nhân lành nghề, yêu nghề như K’Chiên đang dần hiếm đi, chỉ số ít người ở tầm tuổi 50 - 60 là biết dệt, nhưng trong đó rất ít người tha thiết với tành ùi. Bà K’Chiên ngậm ngùi nhớ lại: Xưa kia, đường vào buôn gập ghềnh, phải đi Cổng Trời cheo leo, làng buôn nằm sâu giữa rừng già, núi thẳm, nên trai gái trong buôn, người già, trẻ em ai cũng mặc váy áo thổ cẩm, mỗi người vài ba bộ, giữ ấm cơ thể. Nhiều bộ thổ cẩm mặc nửa đời mới rách... Bây giờ váy áo truyền thống trở thành một vật dụng “xa xỉ”, mỗi năm chỉ mặc đôi lần dịp lễ, Tết, biểu diễn trên sân khấu, người biết dệt sẵn có để mặc, những người không biết dệt thì không phải ai cũng mua sắm cho mình.
Trong cơn mưa nặng hạt, K’Chiên vẫn say sưa ngồi dệt, một mình, con cháu mỗi người mỗi việc. Yêu tành ùi, yêu thổ cẩm, bà vẫn quyết tâm giữ nghề, nghề cũng làm bà vui tuổi già. Bà luôn mong muốn mỗi khi bà mang ta tành ùi ra dệt, các con các cháu quẩn quanh bên mình, để bà được truyền “bí kíp” của nghề, giống như bà đã từng quanh quẩn bên bà và mẹ từ thời bé./.
Viết bình luận