HOẸN BÌNH LIÊU, SLẢNH QUẢNG NINH HẾT NÈM TÀNG DƯỞNG NỦNG SLỬA KHÓA DÂN TỘC THÂNG TRƯỜNG SLON
Thứ sáu, 12:27, 02/12/2022 Vũ Miền Vũ Miền
Slấy slư vạ bại lủc slư dân tộc nọi cần nủng slửa khóa cúa dân tộc lầu thâng trường đạ pền dưởng ngàu chăn quén dú thuổn thảy bại cấp slon chang hoẹn Bình Liêu (slảnh Quảng Ninh). Nẩy lẻ kéc hết tan mì cúa pạng giảo dục hoẹn Bình Liêu sle slon cạ bại lủc slư chắc nắt điếp vạ chướng chắp au sle mòn đây pjòi cúa dân tộc lầu.
 

Slấy slư vạ bại lủc slư dân tộc nọi cần nủng slửa khóa cúa dân tộc lầu thâng trường đạ pền dưởng ngàu chăn quén dú thuổn thảy bại cấp slon chang hoẹn Bình Liêu (slảnh Quảng Ninh). Nẩy lẻ kéc hết tan mì cúa pạng giảo dục hoẹn Bình Liêu sle slon cạ bại lủc slư chắc nắt điếp vạ chướng chắp au sle mòn đây pjòi cúa dân tộc lầu.

Chang 7 vằn hua ăn bươn vạ vằn thứ 2, thứ 6 ăn tuần bại slấy slư vạ lủc slư dú thuổn thảy bại cấp slon cúa hoẹn Bình Liêu xày nủng slửa khóa dân tộc lầu thâng trường. Nẩy lẻ tỉ fuông mì thâng 96% lẻ pỉ noọng dân tộc nọi cần, fấn lai lẻ pỉ noọng cần Tày, Dao, Sán Chỉ. Pí Lục Thanh Thùy, slấy slư cần Tày trường tiểu học Húc Động hẩư chắc, lớp pí slon tạy fấn lai lẻ bại lủc slư cần Sán Chỉ nủng slửa kheo vạ slỉn đăm, nhằng tẻo lẻ bại lủc slư cần Dao xáu khưởng slửa khóa táp tởi đăm đeng hết hẩư lởp slon chăn đây slướng:

 "Bại vằn slấy slư nủng slửa khóa táp tởi cúa dân tộc lầu thâng trường lẻ bại lủc slư tó nủng. Khỏi hăn chăn hôn hỉ vạ nẩy tó lẻ kéc sle cạ hẩư lai cần chắc mừa dưởng ngàu cúa dân tộc vạ sle slon cạ hẩư bại lủc slư chắc vạ chướng chắp au sle bại mòn đây pjòi dú chang hoẹn Bình Liêu."

Nủng slửa khóa cúa dân tộc lầu pây slon slư đảy pạng giảo dục hoẹn Bình Liêu slắng cạ hết nèm tứ pi slon 2015-2016. Cón tỉ, fiểc nẩy đạ đảy hết cón dú Trường Tiểu học, Trung học cơ sở Hoành Mô vạ Trường Phổ thông dân tộc bán trú Đồng Văn. Cà này, bại pỉ noọng ết lẻ bại slắm ón xường slì nủng slửa khóa tởi mấư pây slon slư, slửa khóa táp tởi tan nủng chang bại vằn lẹ, nèn, bại vằn hội tọ bại khưởng slửa khóa dân tộc cụng đạ đảy hết táng pây vạ mì khai lai dú nặm háng. Mòn them lẻ nhẳp nhọm slửa khóa táp tởi cúa dân tộc lèo lẹo lai công lèng, mì bảt lẹo hạng kỉ bươn chắng hết pjọm. Bại khưởng slửa khóa tó máo hù bắt tứ kỉ pác xiên thâng chèn triệu đạ hết fèn lai thâng fiểc thuổn thảy bại slủc slư vạ slấy slư xày nủng slửa khóa táp tởi cúa dân tộc lầu thâng trường. Chài Tô Đình Hiệu, Phó giám đốc Trung tâm truyền thông hoẹn Bình Liêu hẩư chắc:

"Pửa ngám hết nèm tàng dưởng nẩy lai cần tó nắm ái nhoòng đạ quén xáu fiểc nủng slửa khóa tởi mấư pây slon slư vạ hẩư cạ fiểc nủng slửa khóa dân tộc lẹo lai slì giờ. Lăng tỉ đảy roọng riểc, slắng cạ lẻ pá mé cúa bại noọng tó ết slim nhoòng hăn fiểc nủng slửa khóa táp tởi cúa dân tộc pây slon slư đỉ đây slướng, dỉ hết hẩư lai cần chắc thâng mòn đây pjòi cúa dân tộc lầu. Mòn them lẻ pỉ noọng bại dân tộc chang hoẹn xày mì slửa khóa táp tởi cúa dân tộc lầu, tan bại lủc slư nắm mì đai lẻ pửa tỉ bại mé, bại pí đạ hết hẩư bại lủc, bại noọng cúa lầu."

Xẩư 10 pi hết nèm tàng dưởng nẩy, fiểc nủng slửa khóa dân tộc nọi cần thâng trường slon đạ đảy bại lủc slư vạ slấy slư hết nèm đây, vạ pền mòn nâng chăn đây pjòi chang trường slon. Mòn nẩy đạ pang hẩư bại slắm ón chắc nắt điếp slửa khóa táp tởi cúa dân tộc lầu. Ngám nẩy pan sli cần nủng slửa khóa dân tộc đây tải ết đảy hoẹn Bình Liêu có hết pày tầu đú đạ mì fấn lai cần thâng sli lẻ bại lủc slư. Noọng Chìu Múi Dương cần Dao vạ noọng Hoàng Thị Lan, cần Sán Chỉ cạ pện nẩy:

" Dú trường cúa noọng mì lai pỉ noọng cần Dao vạ bại dân tộc đai them. Slửa khóa dân tộc Dao hết khỏ vạ lèo mì tin mừ chắc hết tứ slửa khóa thâng khân mì lai slắc rủng rường. Pửa lầu nủng lầu hăn chăn mì tha nả."

"Dân tộc Sán Chỉ cụng xường slì nủng slửa khóa dân tộc ết lẻ chang slì lẹ, nèn, lẩu chà, ăn vằn pây hết công tó nủng, dá nủng pây tản ban them."

Fiểc nủng slửa khóa dân tộc nọi cần thâng trường slon vạ thâng tỉ hết fiểc lẻ mòn tảy khỏ chăn lai cúa hoẹn Bình Liêu sle cạ hẩư lai cần chắc mừa bại mòn đây pjòi, mừa dưởng ngàu đin nặm vạ pỉ noọng dú búng slung nẩy. Nẩy tó lẻ kéc hết chăn đây sle slắng cạ bại pan slắm lủc slư chắc điếp đin tỉ cúa lầu tứ fiểc nắt điếp vạ chướng chắp au sle khưởng slửa khóa táp tởi cúa dân tộc./.

 

     ĐƯA TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG VÀO TRƯỜNG HỌC

Thầy giáo, cô giáo và học sinh DTTS mặc trang phục truyền thống đến trường đã trở thành hình ảnh quen thuộc tại tất cả các cấp học ở huyện miền núi Bình Liêu (tỉnh Quảng Ninh). Đây là cách làm riêng có của ngành giáo dục huyện Bình Liêu nhằm giáo dục cho học sinh yêu và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Đã thành thông lệ, tuần đầu tiên của tháng và các ngày thứ 2, thứ 6 các tuần còn lại, giáo viên và học sinh ở tất cả các cấp học huyện miền núi Bình Liêu mặc trang phục truyền thống đến trường. Đây là địa phương có tới 96% dân tộc thiểu số sinh sống, phần lớn là người Tày, Dao, Sán Chỉ. Cô Lục Thanh Thùy, giáo viên người Tày trường tiểu học Húc Động cho biết lớp cô phụ trách phần lớn là người Sán Chỉ với áo màu xanh dương, váy chùm màu đen xen lẫn với các bộ trang phục rực rỡ của người Dao đã tạo hứng thú, truyền thêm năng lượng tích cực để giáo viên dạy học:

 "Những ngày giáo viên mặc thì học sinh cũng mặc. Tôi cảm thấy vui và rất tự hào và đây cũng là cách quảng bá hình ảnh của dân tộc và là ngôn ngữ thứ 2 để tuyên truyền giáo dục các em về bản sắc văn hóa dân tộc trên địa bàn huyện Bình Liêu."

Mặc trang phục dân tộc thiểu số đi học được ngành giáo dục huyện Bình Liêu quy định từ năm học 2015-2016. Trước đó, việc này được nhen nhóm từ Trường Tiểu học, Trung học cơ sở Hoành Mô và Trường Phổ thông dân tộc bán trú Đồng Văn. Thời điểm này, người dân nhất là lớp trẻ đã thay đổi thói quen và thường mặc quần áo phổ thông đi học. Quần áo truyền thống chỉ mặc trong các dịp lễ, tết, ngày hội nhưng cũng được cách tân với nhiều chủng loại được bày bán trên thị trường. Hơn nữa, trang phục truyền thống dân tộc được làm rất công phu, tỉ mỉ với nhiều họa tiết hoa văn cầu kỳ, có khi mất nhiều tháng trời mới hoàn thành. Mỗi bộ cũng khá đắt đỏ từ vài trăm đến tiền triệu, vượt cao so với thu nhập của người dân huyện miền núi đã gây nhiều cản trở thực hiện chủ trương. Ông Tô Đình Hiệu, Phó giám đốc Trung tâm truyền thông huyện Bình Liêu, một trong những người tham gia hiện thực ý tưởng này cho biết:

 "Vào thời điểm đó mọi người khá e dè vì đã quen với việc mặc trng phục phổ thông và cho rằng việc mặc trang phục truyền thống mất thời gian. Sau đó được tuyên truyền vận động thì phụ huynh ủng hộ vì thấy rằng việc mặc trang phục dân tộc đi học vừa đẹp,vừa nâng cao giá trị dân tộc và bản thân.  Hơn nữa trong gia đình các dân tộc trên địa bàn huyện thì đều có trang phục truyền thống chỉ có học sinh là không có. Lúc đó thì những người mẹ, người chị đã làm cho con, em mình."

Gần 10 năm thực hiện, việc mặc trang phục truyền thống dân tộc thiểu số đến trường đã vào nề nếp, trở thành nét đẹp văn hóa. Điều này giúp lớp trẻ có ý thức tìm hiểu và yêu những bộ trang phục dân tộc mình. Hội thi người trình diễn trang phục dân tộc đẹp nhất lần đầu tiên được huyện Bình Liêu tổ chức mới đây đã thu hút phần lớn học sinh tham gia trình diễn và thể hiện hiểu biết về văn hóa trang phục truyền thống của dân tộc mình. Em Chìu Múi Dương người Dao và em Hoàng Thị Lan, người Sán Chỉ nói:

" Ở trường của em có rất nhiều bạn dân tộc Dao và các dân tộc khác nữa. Trang phục dân tộc Dao có rất nhiều nét khâu tỷ mỉ từ quần tới áo, rồi khăn, có màu sắc sặc sỡ. Khi mình mặc xong mình cảm thấy tự hào vì mình nổi bật hơn các bạn."

"Dân tộc Sán Chỉ cũng hay mặc áo dân tộc lắm trong dịp lễ, tết, cưới hỏi, rồi đi gặt, lên rừng, đá bóng."

Việc mặc trang phục truyền thống dân tộc thiểu số đến trường, công sở là nỗ lực rất lớn để giữ gìn và quảng bá hình ảnh về văn hóa, đất và người vùng cao Bình Liêu. Đây cũng là cách làm nhân văn để nhắc nhớ các thế hệ học sinh về tình yêu quê hương đất nước bắt đầu từ việc yêu trang phục truyền thống dân tộc mình./.

Vũ Miền

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC