NÈN ĐẮP NỌI CÚA CẦN TÀY, NÙNG
Thứ tư, 15:15, 02/03/2022

Thâng vằn đắp bươn chiêng ăn pi, pỉ noọng cần Tày, cần Nùng lầu xường slì kin nèn Đắp Nọi. Nẩy lẻ pày sle pỉ noọng chang họ, chang lườn đảy chập căn; pỉ noọng kin vạ căn tón khẩu pjọm bươn chiêng sle dám khảu mảu đăm chay mấư xáu ngầư slưởng pi mấư hết kin đây mjảc, miều mảu pjòi đây.

Sle kin nèn Đắp Nọi, lườn bảc Nông Quang Long vạ pả Đàm Thị Ỏn, dú thị trấn Hoà Thuận, họen Quảng Hoà, slảnh Cao Bằng đạ chắp sặp cúa cái tẳm vằn cón. Nhoòng slưởng chướng chắp au sle bại mòn đây cúa cần Nùng nhoòng pện, noỏc slon cạ bại lủc lan kin dú chắc tảo lị, bảc pả xường slì slon cạ hẩư lủc lan bại mòn đây pjòi cúa dân tộc. Nhoòng pện chang vằn nẩy, thuổn mọi cần chang lườn bảc xày nủng slửa khóa cúa dân tộc. Bảc Long hẩư chắc, pi tầư cụng pện thâng vằn nèn Đắp nọi, thuổn mọi cần chang lườn xày mà pjọm đo nả, xày căn lẩn tẻo bại cằm toẹn pửa cón, slắng cạ căn tảy khỏ hết kin chang pi mấư, tọ pi nẩy pỉnh lả Covid-19 pải pét lai nhoòng pện nèn Đắp nọi bại pỉ noọng chang họ, lủc lan chang lườn cụng nắm mà pjọm nả tồng bại pi cón:

 “Tết đắp nọi của người Tày, Nùng ở miền quê Cao Bằng nói riêng và huyện Quảng Hòa nói chung đã có từ rất lâu đời. Tết đắp nọi có nghĩa là ăn tết lại, cũng làm như tết Nguyên Đán nhưng ít hơn một chút. Hàng năm cứ đến ngày Tết Đắp nọi thì con cháu nhà tôi lại sum họp đông đủ, cùng nhau ăn bữa cơm. Nhưng năm nay dịch bệnh Covid-19 các con cháu cũng hạn chế gặp mặt đông đủ, anh em láng giềng thân thiết cũng không sum họp như trước nữa, chủ yếu là nội tộc nhà nào nhà nấy thôi”.

Nèn Đắp nọi lẻ pỉ noọng tó kin tồng nèn Chiêng, tó ben pẻng toóc. Bôm tặt thản Đắp nọi nắm táng lăng bôm tặt thản chang nèn chiêng: cụng mì nựa cáy ton, nựa mu, pẻng, kẹo, mì 2 co ỏi tẳng dú 2 pạng thản slớ …Bảc Giá Văn Vụ dú hoẹn Na Rì, slảnh Bắc Kạn hẩư chắc:

“Tết Đắp nọi là phong tục truyền thống của người Tày, Nùng đã có từ lâu đời, trong cuộc sống mới bây giờ nhiều người bận rộn nên đã có phần mai một đi nhưng nhiều nơi vẫn giữ được phong tục của dân tộc mình. Trong ngày Tết Đắp nọi nhà tôi chuẩn bị mâm cỗ không khác gì tết Nguyên đán cả vẫn có đủ bánh dày, bánh chưng gù, bánh khảo, gà thiến luộc, thịt lợn, hoa quả, bánh kẹo và một chai rượu...để cầu tổ tiên và các vị thần phù hộ cho một năm mới, mùa vụ mới bội thu, con cháu trong nhà gặp nhiều may mắn, làm ăn suôn sẻ”.

Nèn Đắp nọi thư lai mòn đây pjòi, nẩy lẻ vằn nèn sle lẳp bại lủc lan chang lườn pửa nèn chiêng nắm mà lườn kin nèn đảy. Bại cần pây hết kin quây, chẩp lai mòn khỏ, mòn cà cạng chang tởi slổng, chang công fiểc cúa lầu, nắm chử cần hâư nèn chiêng cụng mừa lườn kin nèn xáu chang lườn, xáu pỉ noọng đảy. A Lương Thị Tuyến dú hoẹn Cư Jút, slảnh Đắk Nông hẩư chắc:

 “Tết Đắp nọi nhà tôi thường ăn vào cả 2 ngày cuối tháng là ngày 29 và 30 âm lịch, các con cháu nhà tôi đi làm công nhân vào ngày Tết Nguyên đán phải trực rồi làm ca kíp không về ăn Tết đông đủ được nên Tết Đắp mọi người mới về được hết, trong dịp này nhà tôi mới gọi là có bữa cơm sum họp gia đình. Vì vậy, tôi vẫn chuẩn bị đầy đủ mọi thứ bánh trái, thịt lợn, bún...Và đây là phong tục được các cụ từ đời xưa truyền lại nên năm nào nhà tôi cũng tổ chức ăn Tết đắp nọi”.

Nèn Đắp nọi lẻ vằn nèn pjọm bươn chiêng, sle dám khảu miều mảu mấư. Nẩy tó lẻ slì sle slắng bại lủc lan chang lườn xày căn lồng lèng slon slư, tảy khỏ hết kin, ngòi mòn lăng đạ hết đảy, mòn lăng xằng hết đảy đây chang pi ngám quá sle khảm pi mấư nẩy hết đảy đây hơn vạ ngầư hẩư mọi mòn sẹ đây mjảc. Vạ nẩy cụng lẻ pày hết hẩư pỉ noọng chang lườn cảng cáp căn kiu slẳt, xày căn tẳng có đin tỉ vằn cảng chàu mjảc, vạ xày căn chướng chắp au sle mòn đây mjảc cúa dân tộc./.

TẾT ĐẮP NỌI CỦA NGƯỜI TÀY, NÙNG

Vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm, bà con dân tộc Tày, Nùng thường tổ chức ăn Tết Đắp Nọi. Nghi lễ này được tổ chức là dịp gặp gỡ giao lưu của các gia đình, dòng họ; đồng thời đánh dấu hết tháng Giêng, bà con bước vào một năm lao động sản xuất với mong ước làm ăn thuận lợi, mùa màng bội thu.

Theo tiếng Tày, Nùng "đắp" nghĩa là ngày cuối cùng của tháng, kết thúc tháng; "nọi" là ít. Tết Đắp nọi có thể hiểu là cái Tết nhỏ để kết thúc tháng Giêng. Để ăn tết Đắp Nọi, đại gia đình ông Nông Quang Long, bà Đàm Thị Ỏn, ở thị trấn Hoà Thuận, huyện Quảng Hoà, tỉnh Cao Bằng đã chuẩn bị từ khá sớm. Vì muốn giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc Nùng nên ngoài dạy con cháu về nhân cách, lễ nghĩa, ông bà luôn trú trọng dạy con cháu các giá trị truyền thống của dân tộc. Bởi vậy mà trong ngày này, ông bà, các con cháu đều mặc bộ trang phục dân tộc. Mỗi bộ quần áo đều tự tay ông bà may vá. Ông Long cho biết, năm nào Tết Đắp nọi, đại gia đình trong họ cũng sum họp, quây quần, ôn lại chuyện năm cũ, động viên nhau cố gắng hơn trong năm mới, nhưng năm nay vì dịch bệnh Covid-19 diên biến phức tạp nên Tết đắp nọi cũng không sum họp được như trước nữa:

 “Tết đắp nọi của người Tày, Nùng ở miền quê Cao Bằng nói riêng và huyện Quảng Hòa nói chung đã có từ rất lâu đời. Tết đắp nọi có nghĩa là ăn tết lại, cũng làm như tết Nguyên Đán nhưng ít hơn một chút. Hàng năm cứ đến ngày Tết Đắp nọi thì con cháu nhà tôi lại sum họp đông đủ, cùng nhau ăn bữa cơm. Nhưng năm nay dịch bệnh Covid-19 các con cháu cũng hạn chế gặp mặt đông đủ, anh em láng giềng thân thiết cũng không sum họp như trước nữa, chủ yếu là nội tộc nhà nào nhà nấy thôi”.

Tết Đắp nọi bà con tổ chức cũng không khác gì tết Nguyên đán bởi vẫn gói bánh chưng. Theo truyền thống thì bánh chưng của người Nùng không phải là bánh chưng vuông mà là bánh gù, theo tiếng Tày, Nùng gọi là pẻng Tóoc. Bánh gù cũng được làm từ gạo nếp, nhân đỗ xanh và thịt, nhưng gói theo hình chữ nhật và phần giữa cao lên chứ không gói vuông vắn như bánh chưng. Mâm cúng trong ngày tết Đắp nọi không khác gì ngày tết Nguyên đán: cũng có gà, thịt lợn, giò chả, bánh kẹo, hoa quả, hai cây mía để hai bên ban thờ…Ông Giá Văn Vụ ở huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn cho biết:

 “Tết Đắp nọi là phong tục truyền thống của người Tày, Nùng đã có từ lâu đời, trong cuộc sống mới bây giờ nhiều người bận rộn nên đã có phần mai một đi nhưng nhiều nơi vẫn giữ được phong tục của dân tộc mình. Trong ngày Tết Đắp nọi nhà tôi chuẩn bị mâm cỗ không khác gì tết Nguyên đán cả vẫn có đủ bánh dày, bánh chưng gù, bánh khảo, gà thiến luộc, thịt lợn, hoa quả, bánh kẹo và một chai rượu...để cầu tổ tiên và các vị thần phù hộ cho một năm mới, mùa vụ mới bội thu, con cháu trong nhà gặp nhiều may mắn, làm ăn suôn sẻ”.

Tết Đắp nọi có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đây là cái Tết đón những người thân không kịp về đoàn tụ với gia đình trong dịp Tết Nguyên đán. Những người đi làm ăn xa, gặp nhiều khó khăn trong công việc, cuộc sống, không phải ai cũng về nhà đúng dịp Tết Nguyên đán để hội ngộ với gia đình, dòng họ. Bà Lương Thị Tuyến ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông cho hay:

 “Tết Đắp nọi nhà tôi thường ăn vào cả 2 ngày cuối tháng là ngày 29 và 30 âm lịch, các con cháu nhà tôi đi làm công nhân vào ngày Tết Nguyên đán phải trực rồi làm ca kíp không về ăn Tết đông đủ được nên Tết Đắp mọi người mới về được hết, trong dịp này nhà tôi mới gọi là có bữa cơm sum họp gia đình. Vì vậy, tôi vẫn chuẩn bị đầy đủ mọi thứ bánh trái, thịt lợn, bún...Và đây là phong tục được các cụ từ đời xưa truyền lại nên năm nào nhà tôi cũng tổ chức ăn Tết đắp nọi”.

Tết Đắp nọi là thời khắc tiễn tháng Giêng đi qua, đón vụ mùa tới đầy hứng khởi của người Tày, Nùng. Đây cũng là dịp để nhắc nhở con cháu cùng hăng say học tập, phấn đấu lao động sản xuất, rút kinh nghiệm, bài học từ những mặt đạt, chưa đạt trong năm vừa qua để hoàn thiện bản thân mình hơn và cầu mong cho mọi sự tốt lành, bình yên, "thuận buồm xuôi gió". Tạo động lực mới để các thành viên trong gia đình đoàn kết, chung sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, gìn giữ nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc mình./.

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC