Bại vằn ngám quá dú búng khau phia pạng Bắc fạ dên tót, lai búng đạ mì mươi khao, nây toỏng. Bại pạng hết fiểc vạ pạng nông nghiệp cúa bại tỉ fuông đạ hết lai pản fáp sle tảng làn dên dác hẩư phấu tua cúa, dà lọm hẩư bại thình co chay sle tảng làn slái hại pửa fạ phân hâng vằn.
Lườn cúa áo Lò Văn Toan dú bản Thúm Cáy, xạ Tông Cọ, hoẹn Thuận Châu, slảnh Sơn La liệng 25 tua mò, xày kỉ chủc tua pết, cáy. Rèo áo Toan hẩư chắc, dú Tông Cọ xường slì dên tót hơn pỉ xáu bại búng đai dú chang hoẹn. Tói xáu triết hí mì lai tối piến lườn áo đạ hết lảng sle xăng mò, au bạt mà dà lọm hẩư khít vạ au đo nhù mà sle khun chang slì dên nẩy. Xày xáu tỉ, lườn áo cụng tiêm đây đo bại thình da tảng làn pỉnh hẩư tua cúa, nắm pjói lẻng mò chang bại vằn fạ dên tót:
“Mừa nhả khun mò, lườn khỏi đạ au mà sle phứa, pện mảu ỏi, khỏi au bâư ỏi mà sle; tải 2 lẻ khỏi au bắp mà sle tứ bươn 8 sle đo khun thâng bươn 5 pi lăng”.
Bày xáu chướng chỏi tẻo lảng coỏc, au nhả mà sle phứa, slì dên pi nẩy lườn chài Trần Như Kiên dú bản Pha Cúng, xạ Lóng Phiêng, hoẹn Yên Châu, slảnh Sơn La nhằng dự them lẩn pác ăn tẻn mà tẻm ún hẩư phấu mu tềnh 1.200 tua. Chài Kiên hẩư chắc: chang lườn hết kin tan pằng khảu mưn chèn tứ liệng mu, nhoòng pện fiểc ngòi liệng ết lẻ pửa mu nhằng eng xằng đo rèng chang slì phạ dên tót pện nẩy lẻ cảng lèo ngòi liệng hẩư đây:
“Slì dên nẩy triết hí mì lai tối piến, nhoòng pện lầu lèo dà lọm lảng coỏc hẩư ún vạ hẩư kin them kháng sinh. Tải 2 lẻ lầu lèo hẩư kin them bại thình da đây hẩư sức lèng sle tảng làn đảy bại thình pỉnh”.
Tằng slảnh Sơn La cà này mì xẩư 500.000 tua mò vài, tềnh 640.000 tua mu vạ quạng 7 triệu tua pết, cáy. Bại pi quá lai lườn pỉ noọng hết kin tan pằng khảu chượng chảo. Sle tảng làn slái hại nhoòng fạ dên tót, bại cần hết fiểc dú pạng chỏi pỉnh hẩư tua cúa vạ cần hết fiểc pạng khuyến nông dú bại tỉ fuông chang slảnh đạ slắng cạ, roọng riểc pỉ noọng tọn tẳp lảng coỏc hẩư slâư sloáng; chay them co bắp sle khun mò, vài, au co thúa bâư bắp mà hết slổm sle khun hẩư mò, vài chang slì dên… Pạng xảng tỉ lồng lèng pây thâng tứng bản, tứng lườn sle ta tiểm vạ lập slì slon pang hẩư pỉ noọng bại pản pháp tảng làn dên dác hẩư tua cúa pửa fạ dên tót.
Áo Nguyễn Ngọc Toàn, cần hết cốc Chi cục Chượng chảo, chỏi pỉnh hẩư tua cúa slảnh Sơn La hẩư chắc:
“Sle pao ỏn hẩư phấu tua cúa, phiến đảy slái hại nhoòng fạ dên tót lẻ boong khỏi slắng cạ bại lườn chượng chảo dú bại búng slung, búng quây quẹng xằng mì lảng coỏc mắn chắn lẻ hết lảng coỏc sle au mò vài pây xăng dú búng hẳm ún, au mò vài đang slí pjói lẻng mà xăng, nhằng tói xáu bại tua mò vài xằng lập tẻp mà lảng lẻ au khảu chang ngườm pây phúc sle phiến đảy fạ dên tót, au phừn lụ au nhù mà pông sle mò vài đảy phinh ún”.
Nèm ấn páo triết hí fạ sẹ nhằng dên tót hâng vằn. Tứ bại pản pháp cúa bại pạng hết fiểc vạ pỉ noọng cụng chắc pao chực sức rèng hẩư tua cúa, ngầư phấu tua cúa pi nẩy dú slảnh Sơn La sẹ đảy an ỏn. Quá tỉ cỏp fấn pang hẩư pỉ noọng mì them ngần chèn./.
SƠN LA BẢO VỆ ĐÀN VẬT NUÔI KHI RÉT ĐẬM, RÉT HẠI KÉO DÀI
Những ngày qua, tại khu vực miền núi phía Bắc, trời rét đậm, rét hại. Nhiều nơi vùng núi cao, nhiệt độ xuống thấp nhất là vào ban đêm. Chính quyền và ngành nông nghiệp các địa phương đều triển khai nhiều biện pháp chống đói, rét cho đàn vật nuôi, che phủ các diệc tích cây non nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do giá rét.
Gia đình anh Lò Văn Toan ở bản Thúm Cáy, xã Tông Cọ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La nuôi 25 con bò, cùng vài chục con gia cầm để cải thiện và phát triển kinh tế gia đình. Theo anh Toan, nền nhiệt ở Tông Cọ thường thấp hơn so với nhiều vùng trong huyện. Trước diễn biến bất thường của thời tiết, gia đình đã chủ động xây dựng khu nuôi nhốt, lấy bạt che chắn chuồng trại, tận dụng rơm rạ làm thức ăn dụ trữ cho đàn bò. Ngay từ đầu mùa đông, gia đình đã dự trữ thức ăn ủ chua, đảm bảo đủ thức ăn cho đàn vật nuôi trong suốt mùa rét; cùng với đó là thực hiện tốt công tác tiêm phòng dịch bệnh và không thả rông đàn bò vào những ngày trời rét đậm, rét hại:
“Về khâu thực phẩm của con bò, gia đình tôi có dự trữ, ví dụ như mùa mía tôi có mua mía về ủ; thứ 2 chủ yếu là mày ngô người ta tuốt ra thì mỗi năm tôi dự trữ từ tháng 8 đến tháng 5 năm sau, trong vòng 10 tháng”.
Cùng với gia cố chuồng trại, chủ động dự trữ thức ăn cho đàn vật nuôi, mùa đông năm nay, gia đình anh Trần Như Kiên ở bản Pha Cúng, xã Lóng Phiêng, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La còn đầu tư thêm hàng trăm bóng đèn sưởi ấm cho đàn lợn hơn 1.200 con của gia đình. Anh Kiên cho hay: thu nhập của gia đình trông chờ cả vào việc nuôi và xuất chuồng các lứa lợn, vì vậy, việc chăm sóc chúng, nhất là khi lợn mới bắt về, còn nhỏ, sức đề kháng yếu, nên trong thời tiết giá lạnh càng phải được tăng cường:
“Mùa đông rất là thất thường về khí hậu, thế nên mình quan trọng nhất là phải che chắn ấm và thêm kháng sinh. Thứ 2 là mình phải nâng sức đề kháng của chúng lên, tăng thêm thuốc bổ để vật nuôi khỏe thì mới chống chọi được với bệnh tật”.
Toàn tỉnh Sơn La hiện có gần 500.000 con trâu, bò, hơn 640.000 con lợn và khoảng 7 triệu con gia cầm các loại. Những năm qua, chăn nuôi gia súc, gia cầm đã trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều hộ dân trên địa bàn. Nhằm hạn chế thấp nhất các thiệt hại về gia súc, gia cầm do giá rét gây ra, cán bộ thú y và cán bộ khuyến nông ở các địa phương trong tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người chăn nuôi tăng cường vệ sinh nền chuồng trại bảo đảm khô ráo; trồng thêm ngô tại những chân đất ẩm và trên nương làm thức ăn cho gia súc; tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp, chế biến thức ăn ủ chua cỏ, ủ rơm với u rê; chuẩn bị thức ăn tinh (cám gạo, bột ngô, bột sắn) cung cấp cho gia súc trong mùa đông, nhất là khi thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài. Bên cạnh đó là thường xuyên xuống cơ sở để kiểm tra, đôn đốc và kịp thời khuyến cáo cho bà con những biện pháp phòng chống đói rét cho đàn vật nuôi khi nhiệt độ giảm sâu...
Ông Nguyễn Ngọc Toàn, Chi cục Trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Sơn La cho biết:
“Để bảo đảm cho đàn vật nuôi, tránh bị thiệt hại do giá rét gây ra thì chúng tôi khuyến cáo các hộ chăn nuôi tại các vùng xa, vùng sâu, vùng núi cao chưa có chuồng trại kiên cố thì làm chuồng tạm để di chuyển đàn gia súc ra khỏi khu vực núi cao, gia súc thả rông về nuôi nhốt; đối với gia súc chưa kịp lùa về chỗ nuôi nhốt thì có thể di chuyển chúng vào các hang đá để tránh rét và dự trữ chất đốt, củi khô, rơm, trấu…đốt sưởi cho gia súc trong những ngày giá rét để bảo vệ sức khỏe cho đàn vật nuôi”.
Dự báo, rét đậm, rét hại sẽ còn kéo dài. Từ các giải pháp tích cực của lực lượng chức năng và ý thức bảo vệ đàn vật nuôi của người dân được nâng cao, chắc chắn đàn gia súc, gia cầm ở Sơn La sẽ được bảo vệ an toàn. Qua đó, góp phần duy trì và tăng thu nhập cho người nông dân./.
Viết bình luận