Xáu pỉ noọng cần Nùng dú slảnh Bắc Kạn, slì Xuân lẻ slì sle chập căn, lẩn hẩư căn tỉnh bại cằm toẹn đây vạ xày khửn heng Slivạ căn. Cằm sli đảy pỉ noọng lượn khửn xường slì phuối mừa bại mòn chang tởi slổng, phuối khửn slim điếp cúa bại slao báo cần Nùng ngầư slưởng mì tởi slổng an ỏn, pjòi đây. Xỉnh pỉ noọng xày tỉnh bại cằm sli cúa pỉ noọng cần Nùng dú xạ Xuân Dương, họen Na Rỳ, slảnh Bắc Kạn.
Mái cạ đạ đảy 60 pi, tọ heng sli cúa nghệ nhân Nông Văn Hồ dú bản Thôm Chản, xạ Xuân Dương vận coỏng vạ chăn đây tỉnh. Nghệ nhân Nông Văn Hồ lẻ cần nâng chang sổ nọi cần chắc vạ chướng củ au sle đảy lai bài lượn chăn đây cúa cần Nùng. Chắc chiềng Sli, lượn tẳm pửa pày rèo bại pí, bại chài chang bản pây háng, pửa cải khửn bảc Nông Văn Hồ tẻo pây lượn xáu pỉ noọng dú khóp bản tẩư, bản nưa... nhoòng chang slim bảc xường slì ngị cạ, tứng cằm lượn xày lẻ mòn đây pjòi mì tẳm lai tởi quá mà, lầu lèo táp au sle:
"Pửa 16 pi lẻ khỏi chắc chiềng Sli, pây háng rèo bại lùng, bại áo, hăn pậu chiềng đây tỉnh, dá chập lai cần đây them. Pện 2 phua mjề khỏi pjom chiềng Sli chắc căn dá au căn, nắm chử cạ cần ké xa hẩư. Mòn khỏ cúa chiềng Sli lẻ heng chiềng nắm cẩn rèng quả cụng nhắm chử nhỏi quả, nắm chắc chiềng lẻ hăn khỏ, chắc lẻ hăn ngải vạ nắm nhằng hăn nhẻn hâu, tan hăn nắt chiềng Sli đai".
Sli lẻ mì 2 pạng, pạng nâng lẻ chài vạ pạng nâng lẻ nhình dặng oóc mà sli táp cằm vạ căn chang bại vằn hội, vằn háng, vằn lẩu lụ bại vằn lẹ, vằn nèn, Sli lẻ lèo mì cần nâng hết cốc khửn heng sli cón vạ mì heng chiềng sloóng, chắc lai tảo lị, mì bại cằm táp chăn khoái. Pửa pạng nẩy ngám tặng heng Sli lẻ pạng bưởng cụng lèo mì cần ết slì táp cằm Sli vạ nắm cẩn mì mjạc lụ bại tàng mủa pây nèm.
Tứng pày chiềng Sli mì 3 fấn. Fấn tầu đú lẻ bại cằm tuộng, dương xam căn, lăng tỉ lẻ thâng fấn phuối khửn slim slẩy nẳm nghị cúa lầu. Nẩy lẻ fấn đây tỉnh tải ết chang pày chiềng Sli, pỉ noọng xường slì au bại cằm pỉ khảu ngàu hai, mạy mác, bjoóc bâư sle phuối khửn slim điếp cúa lầu.... , fấn tốc hang lẻ bại cằm slắng, cằm slương điếp pjảc căn hết hẩư cần tỉnh chăn nắt nỉu slim châư. Pả Nông Thị Nguyện, mjề cúa bảc Nông Văn Hồ chứ tẻo:
“Cần ké, pá mé slon tẻo hẩư lẻ khỏi chắng chắc chiềng Sli, lăng tỉ chắng pây chiềng dú bại vằn lẹ, vằn hội, vằn háng. Cụng tứ chiềng sli dú háng boong khỏi chắng cáp pền phua mjề, pửa tỉ ngám đảy 16, 17 pi, pây chiềng sli dá chắng chập căn”.
Chiềng sli chang bại pan háng, bại vằn hội xuân đạ pền mòn nâng chăn đây pjòi cúa cần Nùng dú búng đin Xuân Dương nẩy. Mái pện, chang tởi slổng mấư cà này, vằn cảng nắm nhằng tỉ sle pỉ noọng chiềng Sli vạ căn, hết hẩư fiểc chướng chắp au sle tàng Sli cúa dân tộc cảng chẩp lai dưởng khỏ, sổ cần chắc chiềng sli vằn cảng mì nọi, fấn lai pỉ noọng chắc chiềng sli lẻ đạ tứ 45 pi tò khửn. Tói xáu fiểc tha hăn pện nẩy bảc Nông Văn Hồ vạ bại cần điếp tàng Sli dú xạ Xuân Dương đạ có pền hỏm Sli cúa xạ. Dau bại cằm sli tởi ké mẻn lừm tả pây, bại pỉ noọng chang hỏm đạ fiểt pền lai ăn xéc sle slon hẩư bại lủc lan. Noỏc xa ngòi bại khon xéc mì tẳm tởi ké, bại pỉ noọng chang hỏm nhằng táng tặt cằm mấư vạ mjày tứ cằm Nùng quá cằm keo sle lai cần xày chắc vạ xày căn chiềng. Chài Bế Đức Diễn, Cần hết cốc Hỏm chiềng Sli xạ Xuân Dương, họen Na Rỳ hẩư chắc:
"Sle hỏm Sli cúa xạ chướng chực đảy bại mòn đây pjòi cúa dân tộc lầu, pạng hết fiểc cúa tỉ fuông vạ Hỏm đạ slắng cạ pỉ noọng xày chiềng Sli chang bại pày họp bản. Tải 2 lẻ quá bại pày sli chiềng Then, Sli, Lượn cúa xạ cụng sẹ slắng cạ pỉ noọng slon lai bài Sli sle pây chiềng. Boong khỏi tặt oóc ăn bươn thuổn thảy pỉ noọng chang Hỏm xày thâng pjọm nả pày nâng sle dỉ slắng cạ hẩư pỉ noọng, dỉ sle pỉ noọng đảy slon xam vạ căn".
Sli lẻ tàng lượn nâng chăn đây cúa cần Nùng dú hoẹn Na Rì (Bắc Kạn), tọ tứng cáng Nùng tẻo mì bại tàng Sli táng căn. Pện cần Nùng Giang mì Sli Giang; Nùng Phàn Slình mì Sli Phàn Slình, Nùng Cháo mì Sli Sình Làng, Cổ Lẩu… Pỉ noọng sli nắm tan sle chang cần hôn dùng hôn hỉ, bại cằm Sli nhằng sle slon cạ bại lủc lan chắc bại tảo lị chang tởi slổng, chắc chứ thâng công lèng cúa pú dả, pá mé.... Xáu bại mòn đây pjòi tỉ, vằn 9/3/2021 chiềng Sli cúa cần Nùng xạ Xuân Dương, họen Na Rì (Bắc Kạn) đạ đảy Bộ Văn hóa, Thể thao vạ Du lịch chỉn hẩư lẻ mòn pèng quỷ cúa tằng nặm mường. Chang bại pan háng toán dú Xuân Dương, vận tỉnh đảy nhìn heng sli cúa pỉ noọng vạ đảy lai cần, lai slắm pi chăn nắt. Tứ bại pan chiềng Sli pỉ noọng cảng cáp căn kiu slặt vạ lai slao báo cần Nùng thâng lỉn hội Xuân đạ cáp đảy pền tôi, pền phua, pền mjề./.
XUÂN VỀ NGHE HÁT SLI
Với đồng bào dân tộc Nùng ở tỉnh Bắc Kạn, Mùa Xuân là dịp để họ được gặp gỡ, giao lưu và đối đáp những điệu hát Sli giao duyên mượt mà. Câu Sli bay bổng cất lên giữa cánh đồng, rặng tre hay bên bếp lửa ngày xuân là lời tâm sự, là sự sẻ chia của tình bạn, là tiếng lòng yêu thương của chàng trai cô gái Nùng với ước mong về một tương lai hạnh phúc. Mời quý thính giả cùng cảm nhận sự độc đáo của điệu Sli cất lên trong những ngày mùa xuân của bà con dân tộc Nùng ở xã Xuân Dương, huyện Na Rỳ, tỉnh Bắc Kạn.
Dù đã hơn 60 tuổi, nhưng tiếng hát giao duyên của nghệ nhân Nông Văn Hồ hiện ở thôn Thôm Chản, xã Xuân Dương vẫn khỏe khắn, hào sảng. Nghệ nhân Nông Văn Hồ là một trong số ít những người biết và lưu giữ nhiều câu hát độc đáo của đồng bào dân tộc Nùng. Biết hát Sli, Lượn từ những ngày theo các anh, các chị đi chơi chợ phiên, chợ tình; Lớn hơn một chút, ông Nông Văn Hồ đi hát khắp làng trên, bản dưới..., bởi ông quan niệm mỗi câu hát đều là văn hóa, là hồn cốt ngàn đời truyền lại:
"Tôi thì 16 tuổi biết hát Sli, đi cùng các chú, các bác ra chợ hát thất rất hay, thú vị, gặp nhiều người đẹp. Ví dụ như bây giờ 2 vợ chồng tôi vì hát Sli mà quen, biết rồi lấy nhau chứ không phải bố mẹ tìm cho đâu đấy, nhờ điệu Sli cả. Cái khó của hát Sli là giọng không to, không nhỏ, không biết hát thì thấy khó, biết thì dễ và không thấy xấu hổ. Bây giờ mình hát quen không thấy xấu hổ gì cả, chỉ thấy thích hát Sli thôi".
Sli là hình thức hát thơ được biểu diễn dưới dạng đối đáp giữa đôi bên nam nữ trong các ngày hội, ngày chợ, ngày cưới, dịp lễ Tết... Bao giờ cũng có người đứng ra Sli trước với vai trò lĩnh xướng. Người hát trước thường là người có giọng vang, trong và phải có khả năng ứng đối khéo léo, tài tình và nhanh nhạy. Khi bên này vừa ngừng tiếng Sli mời gọi thì bên kia cũng phải có người nhanh chóng cất lời để đáp lại bằng lối hát bè, hòa thanh giọng cao, giọng thấp mà không có nhạc đệm hay vũ đạo kèm theo. Người hát tự phối bè với nhau, giao lưu, trình diễn theo một chủ đề, cốt truyện nhất định do người hát tự biên tự diễn thể hiện qua nét mặt, cử chỉ để diễn tả nội dung khi hát.
Mỗi cuộc hát có cấu trúc ba chặng. Đầu tiên là những bài hát chào mời thăm hỏi, sau đó là những bài hát trao đổi tâm tình. Đây chính là phần lôi cuốn nhất của cuộc hát Sli, bởi lời đối đáp thể hiện sự tài hoa của mỗi người với những ví von ẩn chứa nhiều hàm ý hay mượn những câu hát về cây cối, trăng sao, năm tháng... để thổ lộ tình cảm của chính mình. Cuối cùng là những bài tiễn biệt dặn dò, là lúc họ trao nhau lời hẹn lại cùng đắm trong những câu Sli mượt mà, êm ái. Bà Nông Thị Nguyện, vợ ông Nông Văn Hồ nhớ lại:
“Người già, bố mẹ truyền lại thì tôi mới biết hát, sau đó mới đi hát ở các lễ hội, ngày chợ. Cũng từ hát giao duyên ở chợ mà chúng tôi mới nên duyên, hồi ấy 16,17 tuổi rồi, hát gặp nhau mới nên vợ, nên chồng”.
Hát Sli trong những phiên chợ, những ngày hội xuân đã trở thành nét văn hóa của người Nùng ở mảnh đất Xuân Dương này. Dù vậy, sự đòi hỏi cao của kỹ thuật hát đối và môi trường, không gian diễn xướng tự nhiên dần bị mai một khiến việc bảo tồn điệu hát Sli gặp không ít khó khăn; số lượng người biết, am hiểu, thực hành hát Sli ngày càng hạn chế, chủ yếu trong lứa tuổi từ 45 trở lên. Trước những thực trạng đó, ông Nông Văn Hồ và những người yêu thích hát Sli ở xã Xuân Dương đã thành lập CLB hát Sli của xã. Lo câu hát của cha ông bị thất truyền, các thành viên Câu lạc bộ đã chép lại nhiều bản thảo để lưu giữ, truyền dạy cho con cháu. Ngoài sưu tầm sách hát từ cổ nhân, các thành viên CLB còn tự sáng tác, đặt lời mới và phiên dịch từ tiếng dân tộc sang tiếng Việt để nhiều người cùng biết, cùng hát. Anh Bế Đức Diễn, Chủ nhiệm CLB hát Sli xã Xuân Dương, huyện Na Rỳ cho biết:
"Nhằm bảo tồn, duy trì hoạt động của CLB hát Sli, chính quyền địa phương và CLB đã lên kế hoạch, phương hướng lồng ghép với các buổi sinh hoạt ở thôn bản. Thứ nữa là qua các cuộc sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể thao của xã cũng sẽ lồng ghép vào. Chúng tôi đặt mục tiêu sinh hoạt ít nhất mỗi tháng 1 lần vừa để tuyên truyền, vừa trau dồi kiến thức cho các thành viên".
Điệu hát Sli là một làn điệu dân ca đặc trưng của người Nùng ở Na Rì (Bắc Kạn), song mỗi nhánh dân tộc Nùng lại không hoàn toàn giống nha. Nhóm người Nùng Giang có Sli Giang; Nùng Phàn Slình có Sli Phàn Slình, Nùng Cháo có Sli Sình Làng, Cổ Lẩu… Không chỉ mang tính giải trí, giao duyên, điệu Sli không còn chứa đựng nội dung tư tưởng mang tính hướng thiện và có tác dụng giáo dục sâu sắc, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, sự tôn kính, biết ơn ông bà tổ tiên của người Nùng. Với những giá trị đó, ngày 9/3/2021 hát Sli của người Nùng xã Xuân Dương, huyện Na Rì (Bắc Kạn) đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
"Điệu hát Sli của người Nùng đã được bà con đã lưu truyền qua nhiều thế hệ, thời gian qua huyện cũng đã cố gắng bảo tồn, gìn giữ và đã xây dựng được 2 Câu lạc bộ hát Sli. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tham mưu huyện, chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh việc bảo tồn thông qua thành lập mô hình các câu lạc bộ".
Tại mỗi phiên chợ tình ở Xuân Dương, điệu hát sli độc đáo vẫn được cất lên trong những cuộc giao lưu văn nghệ và được nhiều người, nhiều lứa tuổi yêu thích. Từ những cuộc hát Sli, tình đoàn kết cộng đồng, tình bạn và cả những mối nhân duyên được vun đắp giữa các chàng trai, cô gái Nùng đến với ngày hội Xuân./.
Viết bình luận