Bại lẹ loọc chang phi slang cúa pỉ noọng cần Tày dú hoẹn Bình Liêu (Quảng Ninh) hẩư hăn đảy bại tảo lỵ kin dú cúa pỉ noọng tó chang lườn, chang họ vạ chang bản. Bại lẹ loọc nẩy nắm tan sle dau mọi mòi hẩư cần quá tha tó nhằng sle bại pỉ noọng, bại lủc lan lèo chắc slương điếp pang chỏi căn. Chài Chu Đình Thép, hết fiểc dú bưởng trung tâm Văn hóa hoẹn Bình Liêu, hẩư chắc:
"Khi nghe tin người trong dòng họ qua đời, tất cả các gia đình người Tày ở Bình Liêu trong họ tộc bắt đầu ăn chay, trừ một nhánh họ Ngô, họ Đống là vẫn ăn thịt. Họ kiêng cả việc dùng mỡ lợn để xào nấu cho đến khi đưa đám lên đồi".
Fiểc kin chai sle phuối khửn slim slẩy chếp tót cúa bại pỉ noọng, bại lủc lan tói xáu cần ngám quá tha. Noỏc mà bại vằn chang họ mì phi slang lẻ bại lủc lan, phua mjề nắm đảy nòn đuổi căn, hạy cạ nòn đuổi căn lẻ xẹ mẻn xúi quảy. Chang pan phi slang slấy tảo lẻ cần đảy xỉnh mà sle hết cốc pan lẹ. Lủc nhình đạ pây au khươi, pửa pá, mé quá tha hạy cạ lườn mì ngần chèn, cúa cái lẻ khả tua mu nâng mà tể, tua cải lụ tua eng xày đảy, pửa tể pjọm lẻ xẹ au tua mu mà bác oóc păn hẩư slấy tảo kỉ cân, lụ au hẩư chang lườn sle hết phjắc, Hạy cạ lườn mì kỉ pỉ pả nả nẻ tó căn au tua mu nâng mà tể tó đảy nhằng lườn khỏ lẻ au tua nhạn nâng mà tể. Noỏc mà bại lủc nhình nhằng lèo au them ăn lườn phi hẩư pá lụ mé. Lủc chài, pỉ chài lụ lan chài lẻ au tua mu nâng mà tể, au thoóc mà slan hết tua mạ vạ au chỉa mà táp. Slấy tảo Hoàng Văn Mộc dú xạ Hoành Mô, hoẹn Bình Liêu, slảnh Quảng Ninh hẩư chắc:
"Người Tày ở Bình Liêu chuẩn bị các đồ lễ chu đáo cho người đã khuất. Họ đi gọi thầy Tào về làm tất cả các nghi lễ đưa linh hồn người mới nhắm mắt về thế giới bên kia và bắt đầu ăn chay. Lễ ăn chay này còn được làm lúc sang cát khoảng 7-8 năm sau, nếu bốc mộ sẽ ăn chay một bữa trưa. Khi nào thầy làm xong thì mới ăn uống như bình thường".
Pửa mì cần quá tha lẻ bại pỉ noọng chang bản xẹ xày căn thâng pjọm nả sle tò bàn sle ết slim pửa tầư xẹ thâng pang chỏi chang lườn vạ pửa tầư xẹ thâng diểm phi. Chang bản păn pền 2 hỏm, tối căn pang chỏi hẩư lườn, tứng lườn toỏng cóp 2 cân khẩu slan, 50 xiên mưn vạ bỏ phừn nâng. Cần hết cốc hỏm xẹ păn fiểc hẩư cần hung hang khẩu phjắc, cần tọn tẳp lườn, cần pây tào xum, 8 cần ham phi. Bại lủc lan chang lườn nắm mẻn hết fiểc nẩy, tan slẩu háo đai.
Áo Lương Thiêm Phú dú thị trấn Bình Liêu hẩư chắc: Chang poóc phi lèo mì pí lè, tổng, choong nào. Pửa slống cần quá tha khửn khau, hết pò phằn pjọm lẻ luc lan hòi mà xẹ căm háo:
"Trước đây, con cháu chịu tang 100 ngày, nhiều nhà còn người già, họ sẽ đội khăn đủ 1 năm mới tháo khăn tang. Người chết trẻ thì không nói, chứ người già đã thọ được 60, 70 tuổi trở lên, con cháu đội tang còn không được cắt tóc. Nhưng giờ, đời sống thay đổi rồi, 12 ngày đã không kiêng cữ gì nữa, bàn thờ của người đã khuất cũng được để lên cao với ông bà tổ tiên. Trong 12 ngày này thì phải kiêng không được đến nhà người khác, với quan niệm đừng đem đau buồn, xui xẻo ra ngoài".
Cà này, đảy bại pạng hết fiểc slắng cạ vạ pỉ noọng cụng đạ chắc ngậy táng pây nhoòng pện bại lẹ loọc chang phj slang cúa pỉ noọng cần Tày dú hoẹn Bình Liêu (Quảng Ninh) nắm nhằng hết chang lai vằn tồng pửa cón, pang hẩư pỉ noọng đợ lẹo lai ngần chèn. Bại lẹ loọc chang phj slang phuối khửn slim slẩy điếp slương cúa bại lủc lan tói xáu cần ngám quá tha, dỉ cáp liển xáu nẳm slưởng cần quá tha đảy mừa mường tiên mì tởi slổng mấư, cụm cừa hẩư lủc lan mì rèng, hết kin đảy đây mjảc./.
ĐÁM MA CỦA NGƯỜI TÀY Ở BÌNH LIÊU
Các nghi lễ liên quan đến vòng đời của người Tày ở Bình Liêu (Quảng Ninh) từ khi sinh ra, trưởng thành, lên lão, chết đi được diễn ra một cách trang trọng, mang đậm tính nhân văn cao cả. Tang ma là lễ thức cuối cùng trong chu kỳ cuộc đời của một con người trên cõi trần gian, để bước sang một thế giới mới mà dân gian Tày thường gọi là mường trời, một thế giới siêu thực, huyền bí, nhưng lại ăn sâu vào trong tâm thức của đồng bào, trở thành những tập tục truyền thống, chi phối đời sống xã hội của đồng bào một cách lâu dài, bền bỉ, thậm chí trở thành những ràng buộc với cộng đồng tộc người.
Nghi lễ trong tang ma của người Tày ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) thể hiện quy tắc ứng xử giữa các cá nhân trong gia đình, dòng tộc với cộng đồng thôn bản. Thế ứng xử đó tạo nên mối giao ước, những quy tắc không chỉ liên quan đến người chết, mà ràng buộc người sống với nhau, buộc con cháu phải có nghĩa vụ, trách nhiệm với dòng họ, cộng đồng làng bản. Anh Chu Đình Thép, cán bộ Văn hóa trung tâm huyện Bình Liêu, cho biết:
Khi nghe tin người trong dòng họ qua đời, tất cả các gia đình người Tày ở Bình Liêu trong họ tộc bắt đầu ăn chay, trừ một nhánh họ Ngô, họ Đống là vẫn ăn thịt. Họ kiêng cả việc dùng mỡ lợn để xào nấu cho đến khi đưa đám lên đồi.
Việc ăn chay thể hiện lòng thương xót của những người còn sống đối với người vừa nằm xuống. Ngoài ra, trong thời gian dòng họ có tang, vợ chồng con cái không được gần gũi nhau, ai cố tình vi phạm sẽ dễ gặp xui xẻo. Thầy Tào được mời đến để chủ trì nghi lễ. Con gái đi lấy chồng, khi cha, mẹ chết, nếu nhà có điều kiện thì đem đến một con lợn để tế, to nhỏ không quy định, lợn khi mang đến tế xong sẽ chia cho thầy Tào vài cân, lấy phần hay không thì tùy, có thể gộp lại để tại gia đình tang chủ, hoặc nhà có vài chị em gái sẽ góp chung một con lợn, còn nhà khó khăn thì chỉ cần đem đến một con ngan. Ngoài ra, còn lo thêm “kiệu” (Nhà táng) cho bố hoặc mẹ. Con trai, anh trai hoặc cháu trai thì lo con lợn tế, làm con ngựa, đan bằng tre và dán giấy. Thầy Tào Hoàng Văn Mộc ở xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh cho biết thêm:
Người Tày ở Bình Liêu chuẩn bị các đồ lễ chu đáo cho người đã khuất. Họ đi gọi thầy Tào về làm tất cả các nghi lễ đưa linh hồn người mới nhắm mắt về thế giới bên kia và bắt đầu ăn chay. Lễ ăn chay này còn được làm lúc sang cát khoảng 7-8 năm sau, nếu bốc mộ sẽ ăn chay một bữa trưa. Khi nào thầy làm xong thì mới ăn uống như bình thường.
Bà con trong bản tập trung bàn bạc về thời gian tổ chức đến viếng và giúp đỡ gia đình có người chết. Thường thì một bản chia làm 2 tổ, luân phiên giúp việc đám hiếu, mỗi nhà sẽ tự góp 2kg gạo, 50 ngàn đồng và một vác củi. Ông tổ trưởng sẽ cắt cử người nấu nướng, dọn dẹp, người đi đào huyệt, 8 người khiêng ra huyệt. Anh em con cháu trong nhà không phải động tay vào những công việc này, chỉ phục linh và chịu tang. Đây là việc đồng lần.
Ông Lương Thiêm Phú ở thị trấn Bình Liêu cho biết: Đám tang có đủ kèn, trống, cồng, lệnh. Khi đã đưa người vừa nhắm mắt lên đồi, lo nơi mồ yên mả đẹp, con cháu trong nhà tiến hành chịu tang:
Trước đây, con cháu chịu tang 100 ngày, nhiều nhà còn người già, họ sẽ đội khăn đủ 1 năm mới tháo khăn tang. Người chết trẻ thì không nói, chứ người già đã thọ được 60, 70 tuổi trở lên, con cháu đội tang còn không được cắt tóc. Nhưng giờ, đời sống thay đổi rồi, 12 ngày đã không kiêng cữ gì nữa, bàn thờ của người đã khuất cũng được để lên cao với ông bà tổ tiên. Trong 12 ngày này thì phải kiêng không được đến nhà người khác, với quan niệm đừng đem đau buồn, xui xẻo ra ngoài.
Ngày nay, được các cấp tuyên truyền và nhận thức của bà con đã thay đổi, đám ma của người Tày ở Bình Liêu (Quảng Ninh) tổ chức gọn nhẹ, tiết kiệm, thời gian ngắn. Các nghi lễ tốt đẹp trong tang lễ thể hiện sự tiếc thương, tri ân của người sống đối với người chết, vừa gắn liền với quan niệm nhân sinh của đồng bào, thể hiện mong ước về sự hồi sinh trong cuộc sống./.
Viết bình luận