Đợ apêê p’niên vel zươl lái đha’rứt zư đợc r’vai chr’nắp pr’hát chòi
Thứ hai, 00:00, 25/12/2017
Bêl đhâng, cóh vel bhươl chúah toor biển chr’hoong Đông Hoà mưy ooy đợ zr’lụ k’tiếc bơơn ta lêy nắc đhị t’váih đợ pr’hát chòi pr’hay chr’nắp lâng đợ cr’liêng pr’hát pr’hay ha ngur tơợ apêê p’niên. Lâng nắc apêê p’niên đợ apêê zư padưr đợ pr’hát nâu đoọng ha lang ha y chroo. Đợ apêê p’niên vel zươl lái đha’rứt tỉnh Phú Yên xoọc ặt zư lêy râu pr’hát ma bhưy chr’nắp đoọng ha vel bhươl đay./.

Liêm chr’nắp, pr’hay ha ngur tơợ đợ pr’hát acoon cóh nắc đoo râu chr’nắp pr’hắt âng văn hoá bh’lêê bh’la. Ooy c’lâng lướt moót, đợ pr’hát acoon cóh, pr’hát chòi, pr’hát bha dơng k’coon xoọc r’dợ ta ha vil lơi. Hân đhơ cơnh đêếc, xa’nay t’ruíh ooy đợ apêê p’niên kiêng hát pr’hát acoon cóh cóh vel bhươl biển tỉnh Phú Yên nắc bhrợ zâp ngai vêy pa’xoọng râu tin đươi, pr’hát acoon cóh doọ vêy bil pất tu dzợ vêy râu p’têết pa dưr tơợ đợ apêê p’niên. An Bang, CTV Đài p’rá Việt Nam xay moon:

Pr’ắt tr’mung âng đhanuôr vel biển chr’hoong Đông Hoà, tỉnh Phú Yên dzợ bấc zr’nắh k’đhạp. Plêệng k’tiếc cơnh zr’nắh lấh mơ lâng đhị zr’lụ k’tiếc chúah nâu bêl p’răng hân noo ch’noọng rơợng pứih, bêl boo nắc ting zr’nắh lấh mơ. Hân đhơ cơnh đêếc, t’ngay p’răng cung cơnh t’ngay boo, acoon c’lâng lướt tước đhr’nông đông nghệ nhân Bình Thảng cóh vel Phú Thọ 3, thị trấn Hoà Hiệp Trung đợ c’moo đăn đâu nắc bool lêy. K’zệt apêê p’niên zr’lụ đâu lêy pazưm pachoom hát pr’hát acoon cóh, pr’hát chòi.

Đợ lớp học hát pr’hát chòi nâu vêy ađhi nắc mơ 7, 8 c’moo ha dợ, t’ha lấh nắc 15, 16 c’moo. Ađhi ắt đăn đhị lớp học cóh đông nghệ nhân Bình Thảng nắc mơ 2, 3 ha’riêng mét, ch’ngai nắc tước k’cây số, hân đhơ c’lâng ch’ngai hay đăn nắc cung cắh mặ zêl cr’noọ cr’niêng âng apêê lướt pachoom hát. Ađhi Huỳnh Kiều Mai, c’moo đâu 14 c’moo hân đhơ cơnh đêếc nắc ơy pachoom cóh lớp nâu lấh 3 c’moo đâu xay moon:

Zâp cr’liêng chữ, c’nắt pr’hát nắc pr’hay bhlâng. Bêl acu pachoom hát nắc choom 2 bài acu xơợng tưn taách lấh mơ. Acu kiêng ta pưn pachoom đoọng p’têết pazưm râu liêm chr’nắp âng vel bhươl đay.

Lấh k’zệt c’moo hanua, nghệ nhân Bình Thảng đợc đoọng bấc râu cr’noọ bh’rợ chr’nắp liêm bhrợ đoọg ha đợ apêê p’niên vêy zr’nưm cr’noọ cr’niêng đắh ha hát. Ha mơ râu chr’nắp ơy bơơn tơợ bhiệc t’bhlâng pachoom, ta’moóh âng đợ apêê lướt l’lăm zêng bơơn nghệ nhân Bình Thảng pachoom đoọng ha pêê ađhi, k’coon cha’châu... pachoom hát pr’hát chòi, ting cơnh nghệ nhân Bình Thảng doọ vêy k’đhạp, hân đhơ cơnh đêếc, đoọng t’pấh đợ apêê p’niên tước lâng pr’hát nâu nắc đoo k’đhạp:

Đợc cr’chăl t’ngay liêm gít ha dợ nắc lêy cha’mêết bêl apêê a’châu học xang, cắh cậ đợ t’ngay apêê doọ học bêl ra’diu, bêl hi’bu học mưy tiếng m’pâng a’năm. Acu nắc pachoom đoọng mưy tiếng m’pâng ooy t’ngay n’nắc, ha dang apêê doọ trơ vâng nắc apêê lướt ooy đâu pachoom. Bêl tr’nơợp nắc đoọng ha pêê pachoom m’bứi, xang nặc ting bấc a’năm, ađay lêy pa’glúh c’rơ bh’rợ âng đay, cắh vêy ngai chấc pa’glúh đoọng zên ha đay, nắc lêy năl t’bhlâng bhrợ têng pachoom đoọng nắc vêy choom.

Bấc apêê ađhi lướt pachoom hát bêl dzợ p’niên. T’ngay nâu tước t’ngay n’tốh, đợ pr’hát chòi ting ặt moót cóh a’ham. Apêê ađhi lướt pachoom pr’hát mưy cơnh cr’noọ cr’niêng, ting cơnh pr’ắt âng apêê cóh zr’lụ k’tiếc nâu... ađhi Phạm Nguyễn Xuân Mai lâng ađhi Nguyễn Thành Đạt, 2 ooy đợ anhi p’niên hát pr’hay liêm lấh mơ cóh lớp học âng nghệ nhân Bình Thảng nâu moon:

Băng 1: Bêl au cắh bơơn pachoom pr’hát chòi nắc buôn hát pr’hát lơơng cắh cậ hát đợ pr’hát p’niên, lâng acu zâp bêl cung xơợng hiện đại. Ha dợ bêl năl tước bài chòi bơơn hát, bơơn chấc năl mưy cơnh liêm gít lấh nắc acu lêy ting chắp kiêng lấh mơ lâng lêy hát pr’hát chòi cơnh nặc râu chr’nắp âng vel bhươl Phú Yên lâng acu pr’đoọng bêl bơơn năl hát.

Băng 2: Acu ting lêy pachoom ta’pưn luôn, acu kiêng bhlâng đợ pr’hát chòi nâu, bêl hát nắc xơợng loom luônh tưn taách lấh mơ.

Bêl đhâng, cóh vel bhươl chúah toor biển chr’hoong Đông Hoà mưy ooy đợ zr’lụ k’tiếc bơơn ta lêy nắc đhị t’váih đợ pr’hát chòi pr’hay chr’nắp lâng đợ cr’liêng pr’hát pr’hay ha ngur tơợ apêê p’niên. Lâng nắc apêê p’niên đợ apêê zư padưr đợ pr’hát nâu đoọng ha lang ha y chroo. Đợ apêê p’niên vel zươl lái đha’rứt tỉnh Phú Yên xoọc ặt zư lêy râu pr’hát ma bhưy chr’nắp đoọng ha vel bhươl đay./.

NHỮNG ĐỨA TRẺ LÀNG CHÀI VỚI DÂN CA BÀI CHÒI

      Mộc mạc, chân chất và sâu lắng từ những làn điệu dân ca chính là vốn quý của văn hóa dân gian. Trong xu thế hội nhập, những làn điệu dân ca, bài chòi, khúc hát ru đang dần bị lãng quên. Thế nhưng, câu chuyện về những đứa trẻ mê hát dân ca ở làng biển tỉnh Phú Yên làm mọi người có thêm niềm tin rằng, dân ca không mất đi bởi vẫn còn đó sự tiếp nối từ những đứa trẻ. An Bang, CTV Đài TNVN phản ánh:

Cuộc sống người dân làng biển huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên còn nhiều khó khăn. Thời tiết như khắc nghiệt hơn với vùng cát này khi cái nắng hè cũng gay gắt, oi ả hơn và mưa bão thì dai dẳng, dữ dội hơn. Thế nhưng, ngày nắng cũng như ngày mưa, con đường đến ngôi nhà nghệ nhân Bình Thảng ở thôn Phú Thọ 3, thị trấn Hòa Hiệp Trung những năm gần đây trở nên quen thuộc. Hàng chục đứa trẻ quanh vùng đến để học hát dân ca, bài chòi.

      Tại những lớp học dân ca bài chòi, có em chỉ mới 7, 8 tuổi, lớn hơn thì 15, 16 tuổi. Em ở gần thì cách lớp học trong nhà nghệ nhân Bình Thảng vài trăm mét, xa thì đến cả hàng cây số, nhưng quãng cách xa hay gần chẳng là gì so với niềm đam mê học hát bài chòi của các em. Em Huỳnh Kiều Mai, năm nay 14 tuổi nhưng đã theo học lớp dân ca hơn 3 năm nay kể lại:

      Từng câu chữ, từng lời bài hát nó rất ý nghĩa. Khi cháu hát được hai bài cháu thấy tâm mình sáng ra không tăm tối nữa. Cháu muốn theo để nối được nét đẹp truyền thống của quê hương mình.

      Hơn chục năm qua, nghệ nhân Bình Thảng dành nhiều tâm huyết vun đắp cho những đứa trẻ có chung niềm đam mê dân ca. Bao nhiêu giá trị độc đáo có được từ khổ luyện, học hỏi của những người đi trước đều được nghệ nhân Bình Thảng truyền dạy hết cho các em, các cháu… Dạy hát dân ca bài chòi, theo nghệ nhân Bình Thảng không khó nhưng để thu hút những người trẻ đến với dân ca thì khó:

     Bỏ ra thời gian nhất định mà phải lựa theo cái lúc mấy cháu tan tầm nó không học hoặc những ngày nó học buổi sáng, buổi chiều nó học một tiếng, tiếng rưỡi thôi. Tôi chỉ cần dạy một tiếng, tiếng rưỡi đồng hồ trong ngày đó, nó rảnh, nó liên hệ và lên câu lạc bộ đây. Bước đầu dạy cho nó thời gian ít, dần dần nhiều lần vậy, mình phải bỏ công sức mình ra chứ không ai bỏ tiền bỏ bạc cho mình, phải biết hy sinh mới làm được. 

      Nhiều em đến với dân ca khi còn là đứa trẻ. Ngày qua ngày, những làn điệu dân ca bài chòi cứ ngấm vào máu. Các em đến với dân ca một cách hồn nhiên, sâu lắng như chính con người ở vùng đất này… Em Phạm Nguyễn Xuân Mai và em Nguyễn Thành Đạt, 2 trong số những đứa trẻ hát dân ca xuất sắc nhất lớp học dân ca của nghệ nhân Bình Thảng, cho tâm sự:

      Băng 1: Khi cháu chưa được học hát bài chòi thì thường hát nhạc trẻ hoặc các hát bài sôi động và con người cháu lúc nào cũng hiện đại. Còn khi được biết đến bài chòi được hát, được tìm hiểu nó một cách sâu hơn thì cháu cảm thấy càng yêu nó và cảm thấy bài chòi như là đặc sản của quê hương Phú Yên và mình rất may mắn khi được biết đến nó

      Băng 2: Chắc con theo luôn, tại con rất thích làn điệu bài chòi, hát lên thấy lòng mình nó nhẹ nhõm hơn

      Buổi trưa, trên làng cát ven biển huyện Đông Hòa một trong những vùng đất được xem là nơi sản sinh những làn điệu dân ca bài chòi vẫn đong đầy những lời hát dân ca ngọt ngào từ những đứa trẻ. Và chính các em là những người nuôi dưỡng những điệu dân ca nơi này cho thế hệ mai sau. Những đứa trẻ làng chài nghèo tỉnh Phú Yên đang hồn nhiên lưu giữ hồn cốt của dân ca bài chòi cho quê hương mình./.

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC