X'ră: NGỌC DIỆP- SV KIẾN TẬP 13 CBC
Hadang acoon cóh Thái cóh Tây Bắc bơơn bấc ngai năl lâng pr’múa xoè laliêm, manứih Mường bhrợ p’cắh lâng râu liêm choom ooy pr’múa sạp liêm pr’hay nắc acoon cóh Cơtu cóh zr’lụ crâng k’coong đắh Tây âng tỉnh Quảng Nam nắc pabhlâng tự hào lâng múa tân ting da dặ âng đay. Choom moon, pr’múa tân tung da dặ nắc mưy râu hình nghệ thuật cắh choom cắh váih ooy pr’ắt tr’mung văn hoá tinh thần âng manứih Cơtu.
Tân tung da dặ nắc mưy pr’múa liêm chr’nắp âng manứih Cơtu ting múa đh’rứah. Pr’múa nâu nắc pazưm múa âng pân’jứih lâng pân’đil, âng tân tung lâng da dặ pazưm đh’rứah lâng tr’coọ xa’nưl chiing cha’gâr lâng râu g’roóh k’rơ bhrợ padưr k’rơ lấh mơ đoọng ha bhiệc múa. Vêy ngai moon nắc pr’múa tân tung da dặ cơnh hun pr’hêl âng manứih Cơtu đoọng ha plêệng k’tiếc, hân đhơ cơnh đêếc, râu buôn bơơn lêy bhlâng nắc zâp pr’múa nâu pazưm lâng tr’coọ xa’nưl bêl đấh, bêl tr’xin j’ooi, bêl grơm bêl priêng pazưm đh’rứah liêm pr’hay âng zâp tr’coọ xa’nưl truyền thống xay moon p’cắh pr’ắt tr’mung lâng zêl penh âng acoon manứih lâng crâng dading, lâng xay moon pr’ắt tr’mung k’rơ âng acoon cóh Cơtu.
Tân tung da dặ nắc pr’múa vêy râu pazưm âng pân’jứih lâng pân’đil bhrợ p’cắh râu pazưm bhrợ âng đhanuôr acoon cóh Cơtu. Hân đhơ cơnh đêếc, tân tung da dặ cắh vêy chấc múa chi’ớh zâp bêl, zâp đhị. T’coóh vel Clâu Blao, cóh vel VoÒng, chr’val Tr’hy, chr’hoong Tây Giang đoọng năl:
Pr’múa tân tung da dặ ta múa chi’ớh ooy zâp t’ngay bhiệc bhan cơnh hơnh déh ha’roo t’mêê, tắc ta’rí… hadang cắh vêy bhiệc bhan nắc cắh vêy tân tung da dặ. tân tung da dặ liêm chr’nắp zư lêy pr’hoọm văn hoá manứih Cơtu, zư lêy truyền thống.
Tân tung ting cơnh p’rá Cơtu nắc dưr zi’lấh, k’rơ lấh mơ lâng zư nhâm lấh mơ… nâu đoo bhrợ p’cắh cr’noọ bh’rợ dưr dzoọc tước vũ trụ, kiêng âng đơơng acoon manứih dưr dzoọc ooy dal ch’ngai lấh mơ ooy không gian liêm tưn taách, rơơm kiêng pr’ắt tr’mung t’mêê lấh mơ. Pr’múa nâu bhrợ p’cắh r’rộ r’răm, k’rơ pr’hay.
Tân tung nắc pr’múa đoọng ha pêê pân’jứih. pân’jứih dzưn dzăl, lướt dzung k’goóh, cóh têy k’đhơợng bhoọt n’loong, cắh cậ k’đhơợng nhâm têy pr’zợc đăn đhị đay ting hadưr tân tung lâng g’roóh k’rơ. Bhiệc bhrợ cơnh đâu nắc p’cắh liêm gít c’rơ âng pân’jứih, doọ râu chấc k’pân bêl tr’zêl lâng râu zr’nắh k’đhạp âng a’bhưi a’lụ, a’rập moót bhrợ pa’hư, lâng nắc dzợ bhrợ p’cắh râu tin đươi, nhâm mâng, chắp kiêng pr’ắt tr’mung, vel bhươl, crâng dading lâng pa’gơi moon nắc lêy bhui har, t’bhlâng lấh mơ ooy pr’ắt tr’mung têêm ngăn cóh crâng k’coong, vel bhươl.
Hadợ da dặ, ting cơnh p’rá Cơtu moon nắc tíh liêm, nhịp ma mơ, đơơng cr’noọ bh’rợ ma bhưi chr’nắp đương hơnh déh, năl ơn plêệng k’tiếc, liêm ta’níh lâng manứih, chắp nhêr, zooi zúp đợ apêê cắh pr’đoọng ma đhưr… lâng nâu đoo nắc pr’múa đoọng ha pêê pân’đil. Đoọng bhrợ p’cắh pr’múa nâu, pân’đil xập n’đoóh a’doóh taanh bhrợ bấc pr’chăm laliêm lâng đợ pr’hoọm liêm poor tước đhị đhi’đhưa, đhị tuôr cuục pa’noọng, 2 têy ha dưr bhrợ p’cắh râu hơnh déh râu ma bhưi chr’nắp, mắt lêy tíh, boọp lêy prá k’chăng, dzung đơợ k’goóh ting lướt đhiêr cơnh kim đồng hồ. ting đêếc, pr’múa laliêm chr’nắp, tr’xin, pr’hay bhlâng.
Cr’chăl nâu, t’coóh vel Alăng Sơn dzợ moon ooy đợ râu liêm chr’nắp tơợ pr’múa tân tung da dặ:
Tân tung da dặ nâu ơy váih tơợ đenh ơy. Tân tung nắc đoọng ha pêê pân’jứih bhrợ p’cắh râu đoàn kết pazưm đh’rứah âng vel nâu lâng vel tốh. tân tung cơnh ngoọ pân’jứih lướt ooy crâng, bhrợ p’cắh râu grơơ k’rơ, dzung ting t’nơớt cơnh tr’coọ xa’nưl âng chiing cha’gâr. Pr’múa da dặ âng apêê pân’đil nắc 2 têy ha dưr p’cắh cơnh ngoọ nhăn đắh a’bhô giang, nắc azi bơơn coọp a’coon n’nâu.
Tân tung da dặ nắc pr’múa ơy ặt váih zư đợc tơợ đenh ơy âng manứih Cơtu. Zâp ngai hân đhơ pân’jứih căh cậ pân’đil zêng năl tước pr’múa nâu tu nâu đoo cắh nặc mưy pr’múa truyền thống nắc dzợ váih râu liêm chr’nắp lalay âng acoon cóh nâu. Cung tu đợ râu liêm chr’nắp lalay nâu nắc lấh mơ pr’đợc tân tung da dặ nắc pr’múa nâu bơơn năl lâng mưy pr’đợc liêm chr’nắp, nắc Pr’múa đoọng ha plêệng k’tiếc.
Xoọc đâu, đh’rứah lâng râu padưr pa’xớc âng công nghệ kỹ thuật, đhanuôr Cơtu nắc ơy ting múa lâng zâp pr’múa t’nơớt cơnh xoọc đâu, hân đhơ cơnh đêếc, tân tung da dặ cung dzợ nặc pr’múa bơơn lêy pay đoọng hát chi’ớh ooy zâp bhiệc bhan cắh cậ zâp g’lúh chr’nắp. đoọng múa bhrợ liêm choom, năl gít ooy zâp râu liêm pr’hay âng pr’múa nâu nắc đoo bhiệc cắh vêy buôn, hân đhơ cơnh đêếc, bấc apêê ađhi k’tứi dzợ t’bhlâng ting pachoom zư pr’múa truyền thống âng acoon cóh đay. Ađhi Briu Li c’moo đâu 14 c’moo đoọng năl:
Acu pabhlâng kiêng pachoom mua. Acu pachoom k’dâng 1 c’xêê ơy. Múa k’đhạp bhlâng, k’đhạp lấh mơ nắc đhị t’nơớt dzung. Acu tự nhăn pachoom. Acu n’jứah pachoom học n’jứah pachoom múa. Acu kiêng pachoom múa tu nâu đoo nắc truyền thống âng manứih Cơtu. Acu cung lêy anoo amoó múa nắc acu kiêng múa. Acu kiêng múa liêm choom cơnh apêê anoo amoó, apêê ava.
Acoon cóh Cơtu vêy râu tin đươi k’rơ ooy c’rơ tr’mung âng tân tung da dặ ting ặt váih. Bêl bơơn ta’moóh ooy râu ặt váih âng tân tung da dặ đh’rứah lâng đhanuôr Cơtu, t’coóh vel A lăng Sơn mưy chu cớ moon gít:
Tin râu đêếc, vêy râu đợc pachoom nắc lêy padưr cớ. pachoom đoọng tân tung da dặ đoọng ha coon a’châu. Xoọc đâu trường cư trú chr’hoong cung pachoom pr’múa tân tung da dặ nâu. Pr’múa manứih Cơtu nắc vêy pr’múa tân tung da dặ, zâp pr’múa cơnh ba-lê, hiện đại nắc cắh váih. Tân tung da dặ nâu pabhlâng liêm chr’nắp. manứih Cơtu bêl ahay cắh năl pr’múa râu rị, mưy năl pr’múa nâu a’năm.
Tơợ ahay a’hươn, pr’múa tân tung da dặ nắc ơy ặt váih zư đợc lâng lướt moót ooy cr’noọ bh’rợ âng đhanuôr Cơtu. Tu cơnh đâu, ooy cr’chăl bhrợ têng, sinh hoạt truyền thống, manứih Cơtu taluôn tự hào ooy pr’múa đoọng ha plêệng nâu. Lâng apêê tin, nâu đoo nắc mưy râu văn hoá lalay âng acoon cóh Cơtu lâng zâp acoon cóh đhi noo lơơng. Xoọc đâu, bêl tân ting da dặ bơơn ta moon nắc c’cir văn hoá phi vật thể cấp k’tiếc k’ruung nắc đh’rứah lâng t’nơơm c’cir Pơ Mu, đh’rứah lâng prá pr’ma bhrợ bh’noóch, pr’múa nâu ting t’ngay ting vêy g’lúh zư lêy lâng padưr pa’xớc. ooy zâp vel bhươl âng manứih Cơtu, pr’múa Tân tung da dặ nắc ắt mamung lâng xa’nưl chiing cha’gâr r’rộ r’răm cóh crâng k’coong./.
VẺ ĐẸP VŨ ĐIỆU CƠ TU
Nếu dân tộc Thái ở Tây Bắc nổi tiếng với điệu múa xòe tinh tế, người Mường thể hiện sự khéo léo qua điệu nhảy sạp nhẹ nhàng, uyển chuyển thì dân tộc Cơ Tu ở vùng rừng núi phía Tây của tỉnh Quảng Nam lại vô cùng tự hào với điệu múa tân tung da dá của mình. Có thể nói, điệu múa tân tung da dá là một loại hình nghệ thuật không thể thiếu được trong đời sống văn hóa tinh thần của người Cơ Tu.
Tân tung da dá là một điệu múa đặc trưng của người Cơ Tu mang tính tập thể rất cao. Điệu múa là sự kết hợp giữa nam và nữ, giữa tân tung và da dá hoà với điệu thức của âm thanh cồng chiêng cùng với tiếng “hú” vang xa, cao vút như nốt nhấn hạ âm làm mạnh mẽ thêm cho ngôn ngữ múa. Có người ví điệu múa Tung tung da dá như món quà của người Cơ Tu dâng trời đất, nhưng điều dễ nhận thấy nhất là từng động tác múa gắn liền với tiết tấu và nhịp điệu lúc nhanh, lúc chậm, lúc trầm, lúc bổng, lúc thăng hoa cảm xúc, lúc lắng đọng trữ tình gắn liền với các âm thanh của các nhạc cụ truyền thống phản ánh cuộc sống lao động và đấu tranh sinh tồn giữa con người với thiên nhiên và phản ánh sức sống mãnh liệt của dân tộc Cơ Tu.
Tân tung da dá là vũ điệu có sự kết hợp giữa nam và nữ thể hiện sự gắn kết của đồng bào dân tộc Cơ Tu. Tuy vậy, tân tung da dá không phải là điệu múa có thể biểu diễn ở mọi lúc, mọi nơi. Già làng Clau Blao, thôn Voòng xã Tr’hy, huyện Tây Giang cho biết
“Điệu múa tân tung da dá diễn ra khi có các lễ hôi như mừng lễ lúa mới, cây cối, lễ trâu bò… Nếu không có lễ hội thì không có tân tung da dá được… Tân tung da dá có ý nghĩa là bảo vệ, bảo tồn bản sắc người Cơ Tu, giữ gìn truyền thống”
Tân tung hay theo nghĩa của tiếng Cơ Tu là vươn lên cao, sôi động hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa và vững chãi hơn nữa… Đó là biểu hiện của khát vọng chinh phục vũ trụ, muốn đưa con người vươn lên ở tầm cao mới trong không gian thoáng đãng, hằng mong cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Điệu múa này thể hiện rất nhộn nhịp, rất mạnh mẽ và hùng dũng.
Tân tung là điệu múa dành riêng chon nam giới. Đàn ông mặc khố, choàng một áo dệt bằng thổ cẩm, chân đi trần lết đất, tay nắm chắc cây khiên, cây giáo, cây mác hay cây dụ, hoặc không thì nắm chắc tay bạn bên cạnh tung đôi tay lên vừa bước vừa hú một cách tự tin, sôi động và hùng dũng. Động tác này thể hiện sức mạnh của trai làng, không sợ khi đương đầu với khắc nghiệt của thiên nhiên hay kẻ thù đến phá hại, đồng thời còn thể hiện niềm động viên vững tin, yêu cuộc sống, yêu làng quê, yêu núi rừng và nhắn gửi thông điệp hãy vui lên, vươn lên mãi trong cuộc sống bình yên của núi rừng, bản làng.
Còn da dá, theo tiếng Cơ Tu có nghĩa là thẳng hàng, nhịp đều, mang khát vọng của ý nghĩa tâm linh là đón đợi, ơn đất nghĩa trời, trung thành với người, thương trên nhường dưới, nâng đỡ kẻ yếu hèn… Và đây là điệu múa dành riêng cho phái nữ. Để thể hiện điệu múa này, phụ nữ mặc váy dệt bằng thổ cẩm nhiều hoa văn với những sắc màu sinh động, vai trần lộ, cổ đeo vòng cườm, hai tay đưa lên ngang vai, cánh tay vuông góc song song với thân mình, bàn tay ngửa, thẳng ngón về phía sau thể hiện sự mừng rỡ đón đợi vật thiêng, mắt nhìn thẳng, miệng luôn tủm tỉm cười, chân đi trần nhón gót lên lết tròn ngược kim đồng hồ. Theo đó, động tác múa uyển chuyển, đều đặn, nhẹ nhàng và quyến rũ.
Bên cạnh đó, già làng A Lang Son còn lí giải những ý nghĩa sâu xa từ điệu múa tân tung da dá.
“Điệu tân tung da dá này đã có từ xưa rồi. Tân tung là dành cho con trai, thể hiện sự đoàn kết gắn bó giữa làng này làng kia. Tân tung dạng là con trai đi núi rừng, thể hiện sự khỏe mạnh, chân nhún theo tiếng chiêng, tiếng cồng. Động tác da dá của con gái, hai tay xòe ra hường lên trời để xin lên Giàng, lên trời là chúng tôi đã bắt được con này
Tân tung da dá là điệu múa đã tồn tại từ bao đời nay trong tâm thức của người Cơ Tu. Bất cứ ai dù nam hay nữ đều biết đến vũ điệu này bởi đây không chỉ là điệu múa truyền thống mà còn ẩn chứa những nét đẹp rất riêng của dân tộc này. Chính những vì những nét đặc sắc riêng có nên ngoài cái tên Tân tung da dá thì điệu múa này được biết đến với một tên gọi rất độc đáo – “Vũ điệu dâng trời”.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật, người dân Cơ Tu đã dần tiếp xúc với các điệu nhảy hiện đại nhưng chắc chắn rằng Tân tung da dá vẫn là điệu múa được lựa chọn để biểu diễn trong các lễ hội hay các dịp trọng đại. Để thành thạo Tân tung da dá, thấu hiểu tường tận vẻ đẹp của vũ điệu này là việc không hề dễ dàng, tuy nhiên, nhiều em nhỏ vẫn quyết tâm theo học điệu múa truyền thông của dân tộc mình. Em Briu Lii năm nay 14 tuổi cho biết:
“Em rất thích học múa. Em tập khoảng 1 tháng rồi. Múa rất khó, khó nhất là chỗ nhún chân. Em tự xin học. Em vừa đi học vừa tập múa. Em thích tập múa vì đây là múa truyền thống của người Cơ Tu. Em cũng thấy mấy anh chị cô bác múa nên em cũng thích múa. Em muốn múa giỏi như mấy cô bác”.
Dân tộc Cơ Tu có niềm tin mãnh liệt vào sức sống của Tân tung da dá mãi trường tồn. Khi được hỏi về sự tồn tại của Tân tung da dá cùng với đồng bào Cơ Tu, già làng A Lang Son một lần nữa cũng khẳng định:
“Tin cái đó, có gì truyền lại thì mình phải phục dựng lại. Truyền lại tân tung da dá cho con cháu. Hiện nay trường cư trú huyện cũng dạy điệu múa tân tung da dá này. Điệu múa người Cơ Tu chỉ có điệu tân tung da dá, các điệu múa như ba-lê, hiện đại này kia thì không có. Tân tung da dá này rất phong phú. Người Cơ Tu trước đây không biết điệu nào khác, chỉ biết điệu nhảy này”
Bao đời nay, điệu múa Tân tung da dá đã tồn tại và thấm sâu vào tiềm thức của đồng bào Cơ Tu. Do đó, trong quá trình lao động, sản xuất, sinh hoạt truyền thống, người Cơ Tu luôn tự hào về “vũ điệu dâng trời” này. Và họ tin rằng, đây là một nét văn hóa khác biệt giữa dân tộc Cơ Tu với các dân tộc anh em khác. Giờ đây, khi Tân tung da dá chính thức được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia thì cùng với cây di sản Pơ mu, cùng với nói lý, hát lý, điệu múa này càng có cơ hội được bảo tồn và phát triển. Trong các bản làng của người Cơ Tu, điệu múa Tân tung da dá sẽ sống mãi cùng với tiếng cồng, tiếng chiêng vang vọng khắp núi rừng./.
Viết bình luận