Phóng sự truyền hình: QUẢNG NAM- TẢO HÔN VÀ NHỮNG HỆ LỤY BUỒN Quảng Nam- P’ép tr’bơơn tr’pay lâng đợ râu cắh cắh liêm crêê t’tưn
Thứ sáu, 00:00, 24/06/2016

          Bấc đhị cóh zâp vel bhươl đhanuôr acoon cóh ooy Quảng Nam, dzợ vêy xơợng đợ râu đha’vư bha’dơng k’coon âng apêê p’căn dzợ p’niên. Rơơm kiêng tơợ c’lâng xa’nay âng chính phủ, đắh bhiệc pa’xiêr tr’bơơn tr’pay đấh lâng tr’pay ting c’la, rơơm kiêng râu moót bhrợ k’rơ rơợng âng tỉnh Quảng Nam lâng chính quyền zâp chr’hoong k’coong ch’ngai nắc doọ dzợ lấh bấc râu cắh liêm crêê âng bhiệc pa’ép tr’bơơn tr’pay đấh. Phóng sự âng Bùi Tấn Sỹ-CTV Đài P’rá Việt Nam:

                “Bơơn k’diịc xoọc bêl 13-c’moo đâu 18 nắc ơy 5 k’coon”

              C’nắt pr’hát xay moon ooy pr’ắt tr’mung âng apêê pân’đil cắh pr’đoọng, k’noọ lêy nắc ngoọ váih mưy bêl ahay a’năm. Hân đhơ cơnh đêếc, xoọc đâu, bhiệc pa’ép tr’bơơn tr’pey dzợ nặc mưy bhiệc k’rang moon, mốp loom… nâu cơy ahêê xơợng apêê ta pa’ép cơnh đâu xay moon. Nâu đoo nắc ađhi Hồ Thị Phụng, cóh chr’val Sông Trà, chr’hoong Hiệp Đức:

             Bêl đêếc acu đhêy học, acu xoọc 14 c’moo hadợ, đhêy học chô ooy đông bơơn k’diịc luôn, k’coon cu xoọc đâu 7 c’xêê ơy, cung k’ay loom bhlâng.

              Hadợ nâu cơy nắc ađhi Hồ Thị Hí, cóh chr’val Phước Lộc, chr’hoong Phước Sơn:

             Học lớp 7, acu nắc tự lướt bơơn k’diịc. xoọc đâu pr’ắt tr’mung zr’nắh k’đhạp, 2 diịc điêl bhrợ ha rêê cung cắh zâp đoọng băn k’coon.

              14 c’moo, nắc xoọc c’moo cha cắh ơy k’bhộ, k’rang cắh tước, hadợ nắc n’niên n’đil manứih Bhnong Hồ Thị Phụng nắc ơy bhrợ k’điêl, bhrợ k’căn. Đấh bơơn k’diịc, Phụng nắc lơi học. cắh vêy c’năl đắh băn zư k’coon, k’diịc, pr’ắt tr’mung zr’nắh k’đhạp, cha đắh cắh zâp.

                  Vel 8B chr’val Phước Lộc, chr’hoong Phước Sơn vêy 40 pr’loọng, lâng 135 manứih, nắc vêy tước 20 cha’nặc pa’ép tr’pay xoọc dzợ p’niên. Mưy bhiệc k’rang xay moon lâng 1 vel bhươl bơơn ta lêy nắc dzợ bấc j’niêng cr’bưn bhlâng cóh chr’hoong Phước Sơn.

                C’moo 2015, pr’lúh cr’ay bạch hầu dưr váih đhị đâu, nắc pay đơơng 6 cha’nặc chêết. l’lăm đêếc, c’moo 2014 đhanuôr zêng lơi jợ vel bhươl dưr mứt ắt cóh dading.

               C’xêê 2/2016, vel 8B nắc dưr váih bhiệc pân’đil n’niên k’coon cóh crâng, kiêng moót ooy vel nắc lêy bhuốih đoọng ha vel 2 p’nong a’ọc pậ. lâng c’xêê 6/2016 nắc vêy 6 cha’nặc cậ bơơn k’diịc k’điêl đấh.

               Ooy đhr’nông đông zir hư, p’căn Hồ Thị Dơn cóh vel 8B chr’val Phước Lộc, chr’hoong Phước Sơn nắc liêm ta’níh xay moon ooy k’coon n’đil t’ha t’mêê apêê bơơn pay bhrợ k’điêl. Đhiệp 13 c’moo ha dợ, Hồ Thị Hơn nắc bơơn mưy đha’đhâm cóh vel pa zước moon lướt ắt bếch đh’rứah, mưy j’niêng cr’bưn âng đhanuôr, nâu đoo nắc đh’rứah lướt bhrợ ha’rêê, bhrợ cha ắt bếch đh’rứah, xang nặc amọi Hơn váih k’điêl âng Hồ Văn Thiếu, hân đhơ pháp luật cắh công nhận.

Cr’liêng mắt lêy kiêng rêên âng Hơn nắc xay moon lứch đợ râu âng pân’đil p’niên nâu lêy xơợng bêl bơơn pay k’diịc đấh. p’căn Hồ Thị Dơn moon:

                  Cóh đông bấc k’coon, cắh váih zên, cắh váih cha’nêếh băn k’coon, nắc đoọng bơơn k’diịc, apêê đắh đông n’tốh pay chô bhrợ k’điêl, đông zi cung vêy m’bứi pr’đươi đoọng. ađoo zr’nắh nắc acu cung cắh năl cơnh bhrợ.

                 Prá xay lâng zi, t’coóh Hồ Văn Phú, trưởng vel 8B, Phước Lộc, Phước Sơn xay moon cơnh đâu:

               Ooy cr’chăl hanua cung vêy 2, 3 apêê đấh ma tr’pay tr’bơơn, cóh vel 8B dưr váih bấc râu cắh liêm choom, bơơn đấh k’diịc nắc hâu râu choom bhrợ đoọng váih zên, k’coon ha y nắc ha cơnh ắt mamung, bhrợ ha’rêê, hâu choom ma mung, ặt cha a’rong, a’bhoo a’năm.

          Tr’pay xoọc dzợ p’niên xa’dơơr, cha cắh k’bhộ, k’rang cắh tước nắc pr’ắt tr’mung âng zâp apêê diịc điêl nâu lưm bấc zr’nắh k’đhạp. đhị 1 hội nghị chuyên đề dading k’coong tỉnh Quảng Nam t’mêê đâu, đợ mơ ta xay moon ooy 68 chr’val k’coong ch’ngai nắc vêy lấh 1.520 cha’nặc tr’bơơn tr’pay xoọc dzợ p’niên bhrợ bấc ngai c’jựch lêy.

          Zâp râu j’niêng cr’bưn cắh liêm crêê dzợ ặt zư đợc lâng moót đhộ ooy cr’noọ bh’rợ âng đhanuôr zâp acoon cóh tơợ bấc lang ơy, bơơn ta lêy nắc râu tu bhrợ bhiệc tr’bơơn tr’pay đấh dưr váih k’rơ bấc đhị Quảng Nam.

          Cơnh manứih Ca dong cóh Bắc Trà My, nắc vêy lấh 100 cha’nặc tr’bơơn tr’pay cắh liêm crêê. Tơợ đenh ahay, hadang vêy râu xơợng đoọng âng apêê k’đhơợng bhrợ bha’lâng cóh vel, râu lêy cha’mêết âng pr’loọng đông, nắc 2 anhi p’niên Ca dong choom chô ắt pazưm diịc điêl, cắh vêy chấc ta’moóh ooy chính quyền vel đông.

              Bhiệc nâu ơy lâng xoọc bhrợ bấc zr’nắh k’đhạp đoọng chính quyền vel đông. Hân đhơ apêê t’bhlâng xay moon p’too k’đươi đhanuôr oó đoọng k’coon đha’đhi đay đấh bơơn k’diịc xoọc bêl cắh ơy zâp c’moo nắc crêê pháp luật quy định, hân đhơ cơnh đêếc cung cắh liêm choom.

              T’coóh Nguyễn Đình Tiên, Phó phòng dân tộc chr’hoong Bắc Trà My moon:

               Dzợ 2, 3 vel bhươl buôn ắt mamung đăn đh’rứah, pa’đhang moon cơnh vel Xơ Rơ, vel 8 chr’val Trà Bui, đông ắt tr’đăn ta’têêr, bhiệc học hành cắh dal, lơi học bấc nắc c’năl bh’rợ đắh bhiệc pa’ép tr’pay cắh liêm choom.

T’coóh Trương Văn Phổ manứih ơy 10 c’moo đâu bhrợ cán bộ dân số kế hoạch hoá pr’loọng đông chr’val Sông Trà. Ting cơnh t’coóh Phổ, chr’val Sông Trà nắc vel đông vêy đợ mơ apêê tr’bơơn tr’pay bấc bhlâng cóh chr’hoong Hiệp Đức. dáp lêy mơ c’moo 2010-2014, prang chr’val vêy 47 p’niên bơơn k’điêl, k’diịc đấh lâng cắh vey bơơn pháp luật công nhận. hadợ xoọc đâu nắc ha cơnh…

               C’moo 2015 vêy 7 cặp diịc điêl tr’pay cắh vêy pháp luật công nhận, 6 c’xêê tợơp c’moo 2016 nắc vêy 3 cặp, nâu đoo nắc bhiệc bhrợ zr’nắh k’ay a’cọ cóh vel bhươl, hadợ xoọc đâu vel bhươl xoọc ặt k’rang.

                Hadợ đhị chr’hoong Đông Giang, đhị vêy 286 apêê tr’bơơn tr’pay đấh, dưr váih tơợ cr’noọ kiêng đấh váih k’coon cha’châu bấc, vêy ngai p’têết padưr tô bhúh. Đông n’đoo vêy k’coon n’đil nắc kiêng đoọng đấh bơơn k’diịc, đông ngai vêy k’coon n’jứih nắc kiêng đoọng đấh bơơn k’điêl đoọng lêy chô bhrợ têng ha’rêê. P’căn Mai Thị Hồng Đinh, trưởng phòng dân tộc chr’hoong Đông Giang moon:

            Cơnh cóh chr’val Sông Kôn vêy 1 k’căn k’conh zr’nắh k’đhạp, bấc k’coon, cắh vêy pr’đơợ đoọng k’coon cha học, nắc k’đươi moon chô bơơn k’diịc, cắh bơơn nhăn bhiệc bhrợ, cắh vêy pr’đơợ băn k’coon, nắc k’đươi bơơn k’diịc.

Mưy râu lalua k’rang moon cóh k’coong ch’ngai Quảng Nam xoọc đâu nắc bhiệc tr’bơơn tr’pay đấh cắh mưy dưr váih cóh zâp vel bhươl ch’ngai bha’dắh nắc dzợ ặt váih ooy giáo dục học đường, đhị k’noọ lêy apêê học sinh bơơn pachoom c’năl bh’rợ liêm gít nắc vêy choom g’đách bhiệc tr’bơơn tr’pay đấh. hân đhơ cơnh đêếc nắc dưr váih bấc apêê học sinh tr’pay lơi học. Hồ Thanh Tân, phó trưởng phòng dân tộc tỉnh Quảng Nam moon:

             J’niêng cr’bưn âng đhanuôr dzợ váih, kiêng k’coon vêy bơơn k’diịc k’điêl đấh đoọng oó lấh bhrợ zr’nắh ha pr’loọng đông, đợ apêê acoon ađhi học hành cắh râu choom ắt cóh đông kiêng bơơn k’diịc váih k’coon, bhiệc xay moon p’too cung cắh ơy liêm choom, k’crêê cơnh.

                     (Nhạc cắt)

                     Chô cớ lâng p’niên n’đil Hồ Thị Hí cóh vel 8B chr’val Phước Lộc, bơơn k’diịc xoọc bêl học lớp 7. n’niên k’coon xoọc bêl a’chặc a’zân cắh ơy padưr pa’xớc liêm, lâng bhiệc c’năl cắh liêm zâp, nắc lêy k’coon đoo n’niên váih oom oóch bhlâng. Bấc c;moo đăn đâu, đợ mơ apêê oom oóch, chêết bil ooy p’niên dứp 1 c’moo lâng 5 c’moo, nắc bấc lấh mơ cóh dading k’coong Quảng Nam dưr dzoọc dal, bhiệc nâu nắc dưr váih tơợ bhiệc tr’bơơn tr’pay đấh.

Bhiệc tr’bơơn tr’pay đấh xoọc dưr váih bấc k’rơ cóh 6 chr’hoong k’coong ch’ngai âng tỉnh Quảng Nam lâng nắc xoọc dưr váih bấc râu cắh liêm choom. Tu cơnh đâu, bh’rợ xay moon, k’đươi đoọng đhanuổ cóh đâu lơi jợ j’niêng cr’bưn nắc đoo chr’nắp.

           C’xêê 4/2015, quyết định 498 âng thủ tướng chính phủ đắh pa’xiêr đhr’năng tr’bơơn tr’pay đấh lâng c’la cr’chăl c’moo 2015-2020 glúh váih.. bơơn ta lêy nắc lêy c’lâng bh’rợ pr’hân t’bil lơi bh’rợ tr’nêng nâu, 1 râu bhiệc xoọc dưr váih đoọng prang k’tiếc k’ruung moon zr’nưm lâng k’coong ch’ngai Quảng Nam moon lalay. T’coóh Nguyễn Thế Phước, PCT UBND chr’hoong Nam Trà My đoọng năl:

          Azi pazưm xay moon đoọng ha đhanuôr, lấh mơ nắc học sinh cóh zâp trường cấp 2, cấp 3 lâng cóh zâp chr’val, đoọng apêê ađhi năl gít nâu đoo nắc mưy bhiệc cắh liêm crêê, nắc bhrợ cắh liêm crêê tước bhiệc padưr pa’xớc ha y chroo.

        T’coóh Hồ Thanh Tân, phó trưởng ban acoon cóh tỉnh Quảng Nam moon:

          Xoọc đâu bh’rợ xay moon cóh zr’lụ đhanuôr acoon cóh azi xoọc vêy bấc c’lâng bh’rợ, padưr zâp bha ar pa’tơ đoọng ooy trường học, sinh hoạt âng zâp hội đoàn thể cóh vel đông, pazưm lâng zâp xa’nay bh’rợ đh’rứah lâng đài PTTH tỉnh, chr’hoong đoọng xay moon bhiệc nâu. Hân đhơ cơnh đêếc, nắc lêy vêy râu pazưm bhrợ âng chính quyền, đoàn thể lâng pr’loọng đông nắc vêy choom rơơm kiêng bơơn bh’nơơn dal.

               Xay moon cơ lâng p’căn 14 c’moo Hồ Thị Phụng cóh chr’val Sông Trà, chr’hoong Hiệp Đức. xoọc c’moo kiêng ắt chi’ớh, pr’ắt tr’mung zr’nắh zr’dô, nắc p’niên nâu xoọc đâu tơợp năl gít đợ râu bhiệc bhrợ cắh liêm crêê bêl đấh bơơn k’diịc lâng hay apêê pr’zợc, hay trường. bơơn k’diịc đấh nắc váih bấc râu cắh liêm crêê. Mưy vêy apêê ga’rựa xay moon nắc vêy choom dzợ xơợng đươi. Oó đoọng brương tr’nu hay chơợ cung cắh loon dzợ. Ahêê xơợng Hồ Thị Phụng moon:

Acu rơơm bơơn lướt học cớ, acoon cu ha y chroo dưr pậ, acu nắc cắh đoọng đấh bơơn k’điêl, tu cơnh đêếc pr’ắt tr’mung zr’nắh k’đhạp. bơơn đấh nắc cắh râu choom bhrợ têng, bil pất zêng râu.

Prá xay cắh liêm gít, xang nặc nắc đợ cr’noọ cr’niêng r’rộ ting dưr âng pân đil p’niên nâu.. lâng cr’noọ cr’niêng âng Phụng cung nắc râu rơơm kiêng bơơn dưr glúh âng lấh 1520 p’niên n’đil, n’jứih manứih acoon cóh ơy tr’bơơn tr’pay đấh ting j’niêng cr’bưn…

QUẢNG NAM:

“ TẢO HÔN VÀ NHỮNG HỆ LỤY BUỒN”

(Bùi Tấn Sỹ gửi CT Cơ Tu)

             Đâu đó trên các bản làng đồng bào dân tộc thiểu số ở Quảng Nam, vẫn còn nghe những lời ru buồn của các bà mẹ trẻ em. Hy vọng Từ chủ trương của chính phủ,về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, hy vọng sự vào cuộc quyết liệt của tỉnh Quảng Nam và chính quyền các huyện miền núi sẽ bớt đi những trường hợp vừa đáng thương, song cũng vừa đáng trách, cho những số phận là hệ lụy của nạn tảo Hôn gây ra. Phóng sự của Bùi Tấn Sỹ cộng tác viên Đài TNVN:

 

“Lấy chồng từ thuở mười ba.

Năm nay mười tám thiếp đà năm con”.

                Câu ca mang đậm nỗi buồn, sự ai oán trách móc về thân phận của người con gái, tưởng chỉ tồn tại trong quá khứ. Vậy mà giờ đây, tảo hôn vẫn là câu chuyện buồn…Hãy nghe người trong cuộc kể:

               Đây là em Hồ Thị Phụng o ử Xã Sông Trà, huyện Hiệp Đức:

                “Lúc em nghỉ học, em mới mười bốn tuổi, nghỉ học em về lấy chồng luôn, con em năm nay bảy tháng rưỡi. Cùng buồn”

              Còn đây là em Hồ Thị Hí, ở xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn:

              “Học lớp 7, em tự đi lấy chồng. Giờ cuộc sống khó khăn, hai vợ chồng đi làm rẫy mà chẳng đủ để nuôi con”

             14 tuổi, cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới, vậy mà cô bé người Bhnong Hồ Thị Phụng đã làm vợ, làm mẹ. Lấy chồng sớm, Phụng phải bỏ học giữa chừng. Chưa có kiến thức chăm sóc chồng, con, cuộc sống gia đình khó khăn, bữa ăn cho con chỉ là gói cháo trắng mua vội.

           Điều đáng buồn, Hồ Thị Phụng không phải là trường hợp cá biệt tại xã Sông Trà, huyện Hiệp Đức, bỏ học lấy chồng sớm!

              Thôn 8B xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn có 40 hộ, với 135 nhân khẩu, thì có đến 20 trường hợp tảo hôn. Một con số đáng báo động với một ngôi làng được coi là còn nhiều luật tục ở huyện Phước Sơn.

Năm 2015, ổ dịch bạch hầu xuất hiện tại đây, cướp đi sinh mạng của 6 con người. Trước đó, năm 2014 người dân đồng loạt bỏ làng định cư lên núi ở.

            Tháng 2.2016, làng 8B lại xảy  chuyện phụ nữ phải sinh con ngoài bìa rừng, muốn vào làng, phải cúng cho làng hai con heo thật to.

               Và tháng 6.2016, thêm 6 trường hợp bắt vợ, bắt chồng sớm.

             Trong ngôi nhà trống tềnh toàng, bà Hồ Thị Dơn ở thôn 8B xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn thật thà kể lại câu chuyện về đứa con gái lớn vừa được người ta bắt về làm vợ. Mới 13 tuổi, Hồ Thị Hơn được một thanh niên cùng thôn rủ “đi nằm”,  một tục lệ của đồng bào, có nghĩa là cùng đi làm nương, làm rẫy và cùng ăn nằm với nhau! Thế là bé Hơn nghiễm nhiên trở thành vợ của Hồ Văn Thiếu, cho dù pháp luật không hề công nhận.

            Đôi mắt u buồn của bé Hơn dường như đã nói lên tất cả những gì mà người phụ nữ trẻ này đón nhận khi có chồng sớm.

                Bà Hồ Thị Dơn bảo:

          “Nhà con đông, không có tiền, không có gạo nuôi con, thì cho nó đi lấy chồng, chừ gia đình họ bắt nó về làm vợ, nhà mình cũng có ít của cải. Nó khổ thì mình cũng đành chịu”

              Trao đổi với chúng tôi Ông Hồ Văn Phú, Trưởng thôn 8B, Phước Lộc, Phước Sơn cung cấp thêm thông tin:

            Trong thời gian vừa rồi cũng có một số lấy chồng sớm, ở thôn 8B rất phức tạp, lấy chồng sớm không biết làm thứ gì để có tiền, con cái sau này biết làm răng, sinh sống cũng y rứa, làm nương, làm rẫy, có gì đâu sinh sống, cũng ăn sắn, ăn bắp miết.

             Lấy nhau khi tuổi ăn chưa no, lo chưa tới nên cuộc sống của các cặp vợ chồng này gặp không ít khó khăn. Tại một hội nghị chuyên đề miền núi tỉnh Quảng Nam mới đây, con số thống kê ở 68 xã miền núi, có hơn 1.520 trường hợp tảo hôn làm nhiều người giật mình.

               Các hủ tục lạc hậu vẫn còn tồn tại và ăn sâu trong nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số từ nhiều đời nay được coi là nguyên nhân chính của nạn tảo hôn đang bùng phát tại Quảng Nam.

                 Đơn cử như người Cadong ở Bắc Trà My, đã có hơn 100 trường hợp tảo hôn. Lâu nay, chỉ cần sự đồng ý của những người đứng đầu trong làng, sự chứng kiến của gia đình, thì hai đứa trẻ Cadong có thể về làm vợ chồng, chứ không cần thông qua chính quyền địa phương.

              này đã và đang gây nhiều khó khăn cho chính quyền địa phương. Mặc dù họ rất nỗ lực tuyên truyền vận động bà con không để con em mình có chồng sớm khi chưa đến tuổi pháp luật quy định nhưng xem ra vẫn không hiệu quả .

Ông Nguyễn Đình Tiên, Phó phòng dân tộc huyện Bắc Trà My nói:

             Còn một số thôn thường sống gần nhau, ví dụ như nóc Xơ rơ, thôn 8 xã Trà Bui, nhà cách nhà sát nhau, việc học hành còn hạn chế, còn tình trạng bỏ học nên nhận thức về tảo hôn, có mặt hạn chế.

            Ông Trương Văn Phổ người đã gần 10 năm nay làm cán bộ dân số kế hoạch hóa gia đình xã Sông Trà . Theo ông Phổ, xã Sông Trà là địa phương có tỷ lệ tảo hôn cao nhất huyện Hiệp Đức. Chỉ tính từ năm 2010-2014, toàn xã có 47 trường hợp trẻ em vị thành niên lấy vợ, lấy chồng sớm và không được pháp luật công nhận. Còn hiện nay thì sao…

            Năm 2015 có 7 cặp kết hôn không được pháp luật công nhận, 6 tháng đầu năm 2016 thì có 3 cặp, đây là tình trạng tảo hôn nhức nhối của địa phương, mà hiện nay địa phương đang lo.

             Còn tại huyện Đông Giang, nơi có 286 trường hợp tảo hôn, nguyên nhân xuất phát từ tâm lý muốn sớm có con đàn cháu đống, có người nối dõi. Nhà nào có con gái thì muốn gả sớm để bớt miệng ăn, nhà nào có con trai thì muốn cưới vợ sớm để lo cái nương cái rẫy.

               Bà Mai Thị Hồng Đinh, Trưởng phòng dân tộc huyện Đông Giang cho biết:

              Như ở xã Sông Kôn có một trường hợp cha mẹ khó khăn, con đông, không có điều kiện để cho con học, nên nói con về cưới chồng, không xin được việc làm, không có điều kiện nuôi con, nên bắt con đi lấy chồng.

               Một thực tế đáng lo ngại ở miền núi Quảng Nam hiện nay đó là, nạn tảo hôn không chỉ xảy ra ở các bản làng xa xôi mà đang len lỏi  vào môi trường giáo dục học đường, nơi tưởng chừng các em được trang bị kiến thức có hiểu biết sẽ tránh được nạn tảo hôn. Nhưng đã xảy ra nhiều cặp học sinh  cưới nhau khiến tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng liên tiếp xảy ra.

             Hồ Thanh Tân, Phó trưởng ban dân tộc tỉnh Quảng Nam nói:

         Phong tục tập quán người dân vẫn còn, muốn con có gia đình sớm để khỏi gánh nặng cho gia đình, số em học hành không ra chi ở nhà muốn lập gia đình cho rồi để có con cái, trong giáo dục giữa gia đình chưa được bài bản, tuyên truyền giáo dục trong cộng đồng cũng chưa đến nơi đến chốn.

(Nhạc cắt ngắn)

               Trở lại với cô bé Hồ Thị Hí ở thôn 8B xã Phước Lộc, lấy chồng khi mới học lớp 7. Sinh con khi cơ thể chưa phát triển hoàn thiện, cộng với sự thiếu hiểu biết, nên sức khỏe em hoàn toàn suy sụp, đứa bé mới sinh đã bị suy dinh dưỡng nặng.  Những năm gần đây, tỉ lệ suy dinh dưỡng, tử vong ở trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi, tỷ lệ tử vong của các bà mẹ trẻ ở miền núi Quảng Nam tăng cao…điều này có nguyên nhân từ nạn tảo hôn

              Nạn tảo hôn đang diễn biến ngày một phức tạp ở 6 huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam và nó đang gây ra những hệ lụy hết sức nghiêm trọng. Chính vì thế, công tác tuyên truyền, vận động để bà con nơi đây xóa bỏ hụ tục lạc hậu này là vô cùng cần thiết.

               Tháng 4.2015, quyết định 498 của thủ tướng chính phủ về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống giai đoạn 2015-2020 ra đời…được xem là giải pháp cấp bách nhất xóa bỏ hủ tục này, một vấn nạn đang nhức nhối cho cả nước nói chung và ở miền núi Quảng Nam nói riêng.

               Ông Nguyễn Thế Phước, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My cho biết:

               Chúng tôi tập trung tuyên truyền cho nhân dân, nhất là học sinh ở các trường cấp 2, cấp 3 và ở các xã, để cho các em hiểu rằng đây là một vấn đề không nên, sẽ ảnh hưởng đến vấn đề phát triển cộng đồng người sau này.

                  Ông Hồ Thanh Tân, Phó trưởng ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam cho rằng:

              Hiện nay công tác tuyên truyền trên vùng đồng bào dân tộc thiểu số chúng tôi đang có nhiều phương án, xây dựng các tờ rơi cấp phát trong trường học, sinh hoạt của các hội đoàn thể ở địa bàn thôn, bản, lồng ghép các chương trình cùng với đài PTTH tỉnh, huyện để tuyên truyền vấn đề này. Tuy nhiên, cần có sự phối hợp giữa chính quyền, đoàn thể và gia đình thì mới hy vọng hiệu quả cao được.

               Trở lại với “người mẹ 14 tuổi” Hồ Thị Phụng ở xã Sông Trà, huyện Hiệp Đức. Với lứa tuổi còn ham chơi, ham vui, cộng thêm cuộc sống quá khó khăn, buồn tủi! Nên cô bé chưa trưởng thành này đã dần hiểu ra những sai lầm khi có chồng sớm và cô bé lại bắt đầu nhớ bạn, nhớ trường.Lấy chồng sớm, hậu quả lớn. Chỉ có tiếng nói của người trong cuộc mới là điều đáng để các bạn trẻ và gia đình vùng cao suy ngẫm. Đừng để ân hận thì chuyện đã muộn rồi. Hãy nghe Hồ Thị Phụng nuối tiếc:

             Em ước mơ được đi học lại, con em sau này lớn lên, em sẽ không cho con em lấy vợ sớm, vì như vậy thì cuộc sống mình quá khó khăn. Lấy chồng sớm thế này, chẳng có ước mơ và cũng chẳng có tương lai như các bạn đang đi học!

Tiếng nói đứt quảng, không tròn vành rõ chữ, song đó lại là mong ước, là khát khao cháy bỏng của cô bé từng một lần trót dại…Và điều ước của Phụng, cũng chính là niềm mong đợi được giải thoát của hơn 1520 cô bé, cậu bé người dân tộc thiểu số đã từng là nạn nhân của hủ tục “Tảo hôn”./.

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC