APÊÊ T’COOH TA HA CHR’NĂP ÂNG ĐHANUÔR COH DA DING K’COONG
Thứ sáu, 13:20, 12/01/2024 CTV THÁI BÌNH CTV THÁI BÌNH
Đợ apêê t’cooh ta ha chr’năp âng bhươl cr’noon đhanuôr da ding k’coong, apêê t’cooh bhươl căh muy năc đhị za nươr nham mâng ting n’năc năc ting bhrợ t’vaih râu t’mêê liêm coh pr’ắt bh’rợ âng đhanuôr da ding k’coong… Apêê đoo công năc đợ manuyh vêy bấc râu chroi đoọng coh bh’rợ prá xay, p’too pa choom đhanuôr zư lêy râu chr’năp pr’hay âng văn hoá ty đanh
 

Prá xay ooy bh’rợ zư lêy râu chr’năp pr’hay văn hoá Cơ Tu năc t’cooh bhươl Y Kông, ăt coh chr’val Ba, chr’hoong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam ta luôn năc manuyh xay bhrợ k’rơ bhlâng. Ađoo bêl ahay năc bhrợ đại biểu Quốc hội, cán bộ coh tỉnh, coh chr’hoong năc ơy đhêy hưu đanh đươnh, ta luôn vêy đhanuôr coh bhươl cr’noon lâng cán bộ vel đong chăp hơnh.

Râu t’bhlâng chroi đoọng âng t’cooh Y Kông ha bhươl cr’noon Cơ Tu, ha văn hoá ty đanh âng Cơ Tu dzợ cơnh ahay hân đhơ ađoo ơy t’cooh ta ha pa bhlâng. K’zệt c’moo ahay lâng coh nâu cơy c’rơ ơy đhur bhlâng, Y Kông dzợ t’bhlâng ha âu đớc, bhrợ têng lâng pa choom đoọng ha lang k’coon ch’chau choom ch’ơh pazêng râu tr’coọ xa nul ty đanh cơnh abel, pooh ch’gâr, n’toong chiing… hân đhơ bh’rợ t’taanh công cơnh đêêc.

T’COOH Y KÔNG- Chr’val Ba, chr’hoong Đông Giang, Quảng Nam:

“Acu k’rang bhlâng ooy bh’rợ zư đớc văn hoá. Râu lơơng bil năc dzợ choom ng’chêêc lêy ha dzợ văn hoá ty đanh dưr bil năc bil lứch, tu văn hoá chr’năp pa bhlâng”.

N’nâu năc câu lạc bộ bhrợ bh’noóch, prá pr’ma coh cr’noon Bhơ Hôồng, chr’val Sông Kôn. Câu lạc bộ n’nâu vêy ta bhrợ t’vaih coh 3 c’moo n’nâu, tơợ cr’noọ cr’niêng âng t’cooh bhươl lâng apêê g’lăng z’hai t’cooh ta ha. Zập c’xêê câu lạc bộ sinh hoạt muy chu đoọng pa choom đoọng ha lang đha đhâm c’mor n’năl ooy râu chr’năp văn hoá âng acoon manuyh xoọc ting t’ngay u bil. Z’lâh bấc lang manuyh, năc bhr’ươl bh’noóch, n’juông p’rá pr’ma năc dzợ vêy pa choom đoọng, chr’va chr’đhô coh prang bhươl cr’noon manuyh Cơ Tu…

T’COOH BHRIU THIỆN- Chr’val Sông Kôn, chr’hoong Đông Giang, Quảng Nam:

“Manuyh t’cooh ta ha cơnh azi năc pa choom đoọng ooy lang t’tun, k’coon ch’chau, pa bhlâng năc tân tung da dặ, taanh n’đooh a dooh, prá pr’ma, bh’noóch, pazêng râu tr’coọ xa nul. Pazêng apêê t’cooh ta ha coh cr’noon ta luôn pa choom đoọng ha lang t’tun đoọng doọ ha vil xa nay bh’rợ ty đanh âng acoon coh đay”.

Coh Bắc Trà My ng’moon zazum lâng chr’val Trà Bui moon la lay, ha dang xa nul ch’gâr, chiing vêy ta bi năc “r’vai a ô” âng pr’ắt tr’mông văn hoá abhô dang âng manuyh Ca Dông. Nghệ nhân Nhân dân, T’cooh bhươl Hồ Văn Dinh, coh cr’noon 3 chr’val Trà Bui năc muy cha năc manuyh n’năl bấc pa bhlâng xa nay bh’rợ chr’năp ooy bh’rợ zư lêy văn hoá Ca Ding. Prang lang đoo, năc t’bhlâng bhrợ bh’rợ p’too pa choom k’coon ch’chau coh bhươl cr’noon n’năl chăp hơnh, zư đớc văn hoá ty đanh. Lâng đoo, râu đêêc năc xa nay h’rợ văn hoá âng lang ahay, bh’rợ p’too pa choom k’coon ch’chau t’bhlâng zư đớc năc bh’rợ bha lâng âng manuyh t’cooh t’ha cơnh ađoo. Năc tu n’năl bấc râu, lứch loom lâng văn hoá Ca Dong lâng râu chr’năp âng đay lâng đhanuôr năc t’cooh Dinh dưr vaih manuyh bha lâng đh’rưah lâng chính quyền vel đong zư lêy văn hoá ty đanh.

T’COOH BHƯƠL HỒ VĂN DINH- Chr’val Trà Bui, chr’hoong Bắc Trà My, Quảng Nam:

“Acu năc t’cooh ta ha ặ hân đhơ cơnh đêêc năc dzợ t’bhlâng pa choom đoọng ha lang k’coon ch’chau, năc coh chr’val Trà Bui ng’bhrợ đoọng ha 3 lang manuyh đoọng zư đớc văn hoá đanh đươnh. Năc ng’choom mơ choom bh’rợ n’toong chiing goong, râu chr’năp pr’hay âng manuyh Ca Dong”.

Năc căh mặ ng’xay lứch đợ chroi đoỌng âng apêê t’cooh bhươl đoọng ha râu tr’xăl âng đhanuôr da ding k’coong. Apêê đoo công căh đương rơơm râu pa chô đoọng âng bhươl cr’noon. Tu muy râu bha lâng năc: Râu bhui har ga măc bhlâng lâng apêê đoo năc bơơn lêy pr’ắt tr’mông coh da ding k’coong ting t’ngay liêm pr’hay lâh mơ, năc đợ râu chr’năp liêm âng văn hoá ty đanh dzợ vêy ta zư đớc, pa trơơi tơợ lang n’nâu tước ooy lang n’tôh./.

NHỮNG “CÂY ĐẠI THỤ” CỦA NÚI RỪNG

Như những “cây cao, bóng cả” giữa đại ngàn, các già làng không chỉ là chỗ dựa vững chắc mà còn góp phần tạo sự đổi thay trong nếp nghĩ, cách làm của đồng bào vùng cao... Họ cũng là những người cống hiến âm thầm trong việc động viên đồng bào mìnhg bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống.  

Nói về câu chuyện bảo tồn các giá trị văn hóa Cơ Tu thì già làng Y Kông, ở xã Ba, huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam luôn là tấm gương sáng. Ông từng là đại biểu Quốc hội, cán bộ trên tỉnh, trên huyện nhưng nghỉ hưu đã lâu, luôn được dân làng và cán bộ địa phương kính mến, nể trọng.

 Sự tận hiến của già Y Kông cho cộng đồng Cơ Tu, cho văn hóa truyền thống Cơ Tu vẫn vẹn nguyên dù ông đã ở tuổi “xưa nay hiếm”. Hàng chục năm qua và ngay cả bây giờ sức khỏe đã yếu, Y Kông vẫn  miệt mài với việc sưu tầm, chế tác và truyền dạy cho lớp con cháu biết chơi các loại nhạc cụ truyền thống như abel, trống, chiêng… và ngay cả việc đan lát,

Già làng Y Kông - xã Ba, huyện Đông Giang, Quảng Nam bộc bạch:

 “Tôi trăn trở nhất là việc giữ văn hóa. Cái gì mất thì còn tìm lại được còn văn hóa truyền thống nếu mà mất  là mất hết tất cả, bởi văn hóa rất là quan trọng”.

Đây là câu lạc bộ nói lý, hát lý ở thôn Bhơ Hôồng, xã Sông Kôn. Câu lạc bộ này được thành lập hơn 3 năm nay, từ tâm huyết của già làng và các nghệ nhân cao tuổi. Mỗi tháng câu lạc bộ tổ chức sinh hoạt một lần để trao truyền giảng dạy cho thế hệ trẻ giá trị văn hóa truyền đời đang dần mai một. Trải qua nhiều thế hệ, những câu hát lý, nói lý vẫn  tiếp tục được trao truyền, vang mãi trong các buôn làng Cơ Tu…

Ông BhRíu Thiện, xã Sông Kôn, huyện Đông Giang nói:

 “Người cao tuổi như chúng tôi phải truyền đạt lại cho thế hệ trẻ, con cháu, nhất là múa tâng tung da dá, dệt thổ cẩm, nói lý hát lý, nhạc cụ. Những người lớn tuổi trong thôn luôn truyền dạy cho lớp trẻ để không quên truyền thống của mình”.

Ở Bắc Trà My nói chung và xã Trà Bui nói riêng, nếu tiếng trống, chiêng được ví như “linh hồn” của đời sống văn hóa tâm linh của người Ca Dong. Nghệ nhân Nhân dân, Già làng Hồ Văn Dinh, thôn 3 xã Trà Bui là một “kho tàng sống” về gìn giữ văn hóa Ca Dong. Cả cuộc đời mình, ông dành trọn cho việc răn dạy con cháu trong làng biết trân trọng, gìn giữ văn hóa truyền thống. Với ông, đó là cơ nghiệp văn hóa của tổ tiên, việc bảo ban con cháu phải giữ lấy là trọng trách của những người cao tuổi như mình. Chính sự am hiểu, tâm huyết với văn hóa Ca Dong và uy tín với bà con mà già Dinh trở thành “hạt nhân” cùng chính quyền địa phương gìn giữ văn hóa truyền thống.

Nghệ nhân Nhân dân, Già làng Hồ Văn Dinh - xã Trà Bui, huyện Bắc Trà My nói thế này:

 “Tôi tuổi đã già rồi nhưng vẫn truyền lại cho con cháu, riêng ở xã Trà Bui phải tổ chức cho 3 thế hệ để giữ văn hóa lâu dài. Phải truyền được cồng chiêng, những bản sắc tốt đẹp của người Ca Dong”.

Sẽ không thể kể hết đóng góp của các già làng cho những đổi thay của đồng bào miền núi. Họ cũng không chờ mong sự đền đáp từ phía cộng đồng. Bởi một lẽ rất đơn giản: Niềm hạnh phúc lớn nhất với họ là được chứng kiến diện mạo miền núi ngày càng thêm khởi sắc, là những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp vẫn được lưu truyền đến bao thế hệ mai sau./.

 

CTV THÁI BÌNH

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC