Lan tỏa nét đẹp từ trang phục truyền thống phụ nữ Mông
Thứ tư, 07:27, 08/05/2024 CTV Khánh Việt/ VOV Đông Bắc: CTV Khánh Việt/ VOV Đông Bắc:
VOV4.VOV.VN - Bằng tình yêu hoa văn truyền thống cùng sự tìm tòi dám nghĩ, dám làm, chị Lý Thị Xuân ở thị trấn Pác Mjầu, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng đã đưa những bộ trang phục thân thuộc trở thành hàng hóa giá trị cao, góp phần lan tỏa nét đẹp văn hóa Mông đến với du khách. 

 

 

Lý Thị Xuân ở khu 4, thị trấn Pác Mjầu, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng bén duyên với việc kinh doanh trang phục dân tộc truyền thống của người Mông từ năm 2001. Chị Xuân cho biết: Hoàn cảnh kinh tế khó khăn buộc chị phải bươn chải thêm nghề phụ để trang trải thêm cho cuộc sống gia đình. Từ những chiếc váy áo đơn giản được bày bán ở chợ huyện, nhận thấy nhu cầu của người dân địa phương, nhất là từ khách du lịch khá lớn trong khi việc thêu, dệt thủ công hiệu quả không cao nên chị Xuân đã mạnh dạn vay ngân hàng số tiền lên đến 500 triệu đồng để mua 2 máy dập vải thổ cẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Có máy móc hiện đại giúp tiết kiệm thời gian, năng suất tăng lên nhưng vẫn giữ được những hoa văn truyền thống trên bộ trang phục của dân tộc mình... Đến nay, từ cửa hàng nhỏ chị đã phát triển thành xưởng may có uy tín trên thị trường. 

Bộ trang phục đầy đủ của phụ nữ dân tộc Mông gồm khăn đội đầu, áo, váy, thắt lưng, tạp dề, xà cạp, đồ trang sức... trong đó chiếc váy là điểm nhấn, được thêu dệt nhiều hoa văn cầu kỳ và cũng thường chiếm nhiều thời gian, công sức khi may một bộ trang phục. Phụ nữ Mông Trắng mặc váy lanh trắng xòe xếp ly. Phụ nữ Mông Hoa lại mặc váy in họa tiết hoa văn bắt mắt bằng sáp ong, còn phụ nữ Mông Đen mặc váy ngắn màu đen xếp ly...

Chị Xuân cho biết, quy trình sản xuất ra một chiếc váy gồm các khâu: cắt, may, dập ly và bo chun. Một ngày cả hai máy dập có thể làm ra vài trăm chiếc váy, có giá từ 60-150 nghìn đồng, còn những bộ váy áo hoàn chỉnh có giá lên đến vài triệu đồng tùy chất liệu. Với những bộ trang phục hoàn chỉnh với đủ các chi tiết, phụ kiện và hoa văn thêu tay, đính cườm cần phải mất hơn một tháng để thực hiện và có giá lên tới hàng chục triệu đồng. Cùng với đầu tư máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất, chị còn nỗ lực tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm, sưu tầm các hoa văn độc đáo, mẫu mã đa dạng.

Thời gian đầu mới sản xuất, chị Xuân chủ yếu bán tại các phiên chợ vùng cao nhưng vài năm trở lại đây, tận dụng kênh bán hàng qua mạng xã hội… chị chuyển sang bán hàng trực tuyến, theo đơn đặt hàng. Chị thường xuyên cập nhật hình ảnh về các sản phẩm chị may, thêu và tự bán hàng trên mạng xã hội. Cũng từ đó, những mẫu thiết kế, sản phẩm của gia đình chị được nhiều người liên hệ và tiêu thụ ở hầu khắp các tỉnh thành cũng như một số nước trên thế giới.

Ngoài sản xuất các bộ trang phục dân tộc Mông, chị Xuân còn tận dụng vải thừa để làm ra những chiếc túi, ví, khăn tay, đồ lưu niệm… vừa đa dạng sản phẩm, vừa quảng bá bản sắc văn hóa dân tộc khi du khách đến với Cao Bằng. Ngoài ra, khách du lịch có thể thuê trang phục dân tộc với giá 100.000 đồng/bộ/ngày. Với những đơn đặt hàng ngày càng nhiều, ngoài việc gia đình có thu nhập ổn định, chị Xuân đã tạo việc làm cho khoảng 10 lao động với mức lương bình quân 6 triệu đồng/tháng. 

Thành công của chị Lý Thị Xuân không chỉ dừng ở việc nâng cao thu nhập, giúp những phụ nữ dân tộc Mông tự tin hơn trong việc làm chủ kinh tế gia đình, mà đó còn góp phần tôn vinh, quảng bá hình ảnh, bản sắc văn hóa dân tộc Mông đến với bạn bè trong và ngoài nước. Không những thế, xưởng may của người phụ nữ Mông này cũng cũng mở ra hướng đi mới trong việc khai thác, phát triển văn hóa phục vụ kinh tế du lịch vùng Non nước Cao Bằng./.

CTV Khánh Việt/ VOV Đông Bắc:

Viết bình luận

Tin liên quan

Rộn rã ngày hội “Hương sắc bản Mông” tại Lai Châu
Rộn rã ngày hội “Hương sắc bản Mông” tại Lai Châu

VOV4.VOV.VN - Sắc màu thổ cẩm của đồng bào các dân tộc nơi rẻo cao Khun Há (Tam Đường, Lai Châu) đã tạo lên một ngày hội “Hương sắc bản Mông” đậm chất vùng cao trong dịp nghỉ lễ.

Rộn rã ngày hội “Hương sắc bản Mông” tại Lai Châu

Rộn rã ngày hội “Hương sắc bản Mông” tại Lai Châu

VOV4.VOV.VN - Sắc màu thổ cẩm của đồng bào các dân tộc nơi rẻo cao Khun Há (Tam Đường, Lai Châu) đã tạo lên một ngày hội “Hương sắc bản Mông” đậm chất vùng cao trong dịp nghỉ lễ.

Đặc sắc nhạc cụ của người Mông ở Lào Cai
Đặc sắc nhạc cụ của người Mông ở Lào Cai

VOV4.VOV.VN - Người Mông ở huyện Si Ma Cai và huyện Bắc Hà, Lào Cai có nhiều nhạc cụ phong phú đa dạng về chủng loại. Trong đó phải kể đến: khèn, sáo, kèn lá, kèn môi (hay còn gọi là đàn môi), nhị, pí lè, trống, chiêng… Mỗi loại nhạc cụ biểu thị một dạng âm thanh riêng biệt nhưng luôn gắn với đời sống văn hóa tinh thần, tâm linh của cộng đồng. (Chương trình giao lưu văn hóa các dân tộc Việt Nam ngày 21/4/2024).

Đặc sắc nhạc cụ của người Mông ở Lào Cai

Đặc sắc nhạc cụ của người Mông ở Lào Cai

VOV4.VOV.VN - Người Mông ở huyện Si Ma Cai và huyện Bắc Hà, Lào Cai có nhiều nhạc cụ phong phú đa dạng về chủng loại. Trong đó phải kể đến: khèn, sáo, kèn lá, kèn môi (hay còn gọi là đàn môi), nhị, pí lè, trống, chiêng… Mỗi loại nhạc cụ biểu thị một dạng âm thanh riêng biệt nhưng luôn gắn với đời sống văn hóa tinh thần, tâm linh của cộng đồng. (Chương trình giao lưu văn hóa các dân tộc Việt Nam ngày 21/4/2024).

Trải nghiệm những bản làng người Mông
Trải nghiệm những bản làng người Mông

VOV4.VOV.VN - Người Mông chủ yếu sinh sống trên những sườn núi cao. Ở các bản làng này khí hậu thường xuyên mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên đẹp cộng với bản sắc văn hóa đặc sắc văn hóa độc đáo của người Mông nên du khách đến đây tham quan, trải nghiệm đều để lại ấn tượng sâu sắc. (Chương trình Sắc màu Dân tộc Việt Nam ngày 7/4/2024)

Trải nghiệm những bản làng người Mông

Trải nghiệm những bản làng người Mông

VOV4.VOV.VN - Người Mông chủ yếu sinh sống trên những sườn núi cao. Ở các bản làng này khí hậu thường xuyên mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên đẹp cộng với bản sắc văn hóa đặc sắc văn hóa độc đáo của người Mông nên du khách đến đây tham quan, trải nghiệm đều để lại ấn tượng sâu sắc. (Chương trình Sắc màu Dân tộc Việt Nam ngày 7/4/2024)

Người S'tiêng cầu mưa mong sự no đủ
Người S'tiêng cầu mưa mong sự no đủ

VOV4.VOV.VN - Cứ độ cuối mùa khô, khoảng tháng 3, tháng 4 hàng năm, đồng bào S'tiêng ở Bình Phước lại tổ chức lễ cầu mưa. Mục đích cầu mong mưa thuận gió hòa, vạn vật sinh sôi, nảy nở, cuộc sống buôn làng luôn ấm no, hạnh phúc. (Chương trình Tìm hiểu các dân tộc Việt Nam ngày 18/3/2024)

Người S'tiêng cầu mưa mong sự no đủ

Người S'tiêng cầu mưa mong sự no đủ

VOV4.VOV.VN - Cứ độ cuối mùa khô, khoảng tháng 3, tháng 4 hàng năm, đồng bào S'tiêng ở Bình Phước lại tổ chức lễ cầu mưa. Mục đích cầu mong mưa thuận gió hòa, vạn vật sinh sôi, nảy nở, cuộc sống buôn làng luôn ấm no, hạnh phúc. (Chương trình Tìm hiểu các dân tộc Việt Nam ngày 18/3/2024)

Cách chế tác và sử dụng một số nhạc cụ của người Mông Suối Giàng
Cách chế tác và sử dụng một số nhạc cụ của người Mông Suối Giàng

VOV4.VOV.VN - Giống như người Mông ở nhiều nơi khác, người Mông ở xã Suối Giàng huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái có nhiều loại nhạc cụ, trong đó phải kể đến khèn, sáo, nhị. Đây là những loại nhạc cụ được sử rộng rãi trong đời sống văn hóa tâm linh và tinh thần, cũng như để cho các chàng trai đi tỏ tình với các cô gái. (Chương trình tìm hiểu các Dân tộc Việt Nam ngày 8/3/2024)

Cách chế tác và sử dụng một số nhạc cụ của người Mông Suối Giàng

Cách chế tác và sử dụng một số nhạc cụ của người Mông Suối Giàng

VOV4.VOV.VN - Giống như người Mông ở nhiều nơi khác, người Mông ở xã Suối Giàng huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái có nhiều loại nhạc cụ, trong đó phải kể đến khèn, sáo, nhị. Đây là những loại nhạc cụ được sử rộng rãi trong đời sống văn hóa tâm linh và tinh thần, cũng như để cho các chàng trai đi tỏ tình với các cô gái. (Chương trình tìm hiểu các Dân tộc Việt Nam ngày 8/3/2024)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC