Trồng măng Bát độ phát triển kinh tế, bảo vệ biên cương
Thứ ba, 15:02, 01/08/2023 Phương Cúc/VOV4 Phương Cúc/VOV4
VOV4.VOV.VN - Nơi dải biên cương các tỉnh phía Bắc, mô hình "Lũy tre biên giới" đang phát huy hiệu quả, vừa hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số trồng rừng, phát triển kinh tế vừa góp phần bảo vệ hiệu quả đường biên, cột mốc, giữ vững an ninh trật tự. Tại tỉnh Lai Châu, mô hình này đang được Bộ đội Biên phòng triển khai thí điểm tại một số địa bàn biên giới.

 

Trước đây, nhiều hộ dân ở xã Huổi Luông, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu trồng chuối để bán sang Trung Quốc. Việc này đã đem lại nguồn thu cho các gia đình. Tuy không giàu nhưng đời sống của người dân được cải thiện đáng kể. Thế nhưng từ khi dịch Covid-19 bùng phát, đầu ra của trái chuối gặp khó khăn, bởi vậy mà người dân dần dần bỏ trồng chuối, thay vào là sắn, ngô dù hiệu quả kinh tế không cao. Những người lính biên phòng Huổi Luông đã trăn trở, suy nghĩ tìm cây, con giống mới phù hợp với địa phương, giúp bà con ổn định cuộc sống. Thấy mô hình trồng tre Bát độ được trồng ở nhiều địa phương khác có hiệu quả, những chiến sĩ biên phòng Huổi Luông đã vận động bà con trồng tre dọc sông biên giới, vừa để tăng thu nhập, vừa để ngăn sạt lở, ổn định được dòng chảy, từ đó dễ dàng hơn trong việc xác định và quản lý đường biên giới.

“Việc trồng tre này có ý nghĩa rất lớn với bà con nhân dân vừa bảo vệ đường biên mốc giới thứ 2 nữa là cũng có thêm nguồn thu nhập cho bà con, phát triển kinh tế.” - Ông Lý A Tro, xã Huổi Luông cho biết.

Trên địa bàn xã Huổi Luông, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu có 3 dân tộc chính là Dao, Hà Nhì và Mông. Bản Hồ Thầu là nơi cư ngụ lâu đời của đồng bào Hà Nhì được chọn làm thí điểm mô hình “Lũy tre biên thùy”. Hiện, tại đây đã trồng được 3.600 cây tre Bát độ trên 3 km đường biên. Đây là mô hình do đồn biên phòng Huổi Luông cùng chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội thực hiện với tổng kinh phí là 90 triệu đồng. Ông Lê Văn Dung, Bí thư xã Huổi Luông khẳng định: mô hình này được cấp ủy, chính quyền, nhân dân địa phương ủng hộ và nhất là bà con bản Hồ Thầu rất đồng lòng, giúp hình thành hàng rào "mềm". Theo ông Dung, trồng tre để phát triển kinh tế là một hướng đi mới, không chỉ giúp nâng cao thu nhập cho người dân mà còn góp phần đẩy mạnh phong trào "Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới.

 

Sau khi trồng, tre được bàn giao cho các hộ dân của bản Hồ Thầu chăm sóc, quản lý để làm mô hình sinh kế. Đồn biên phòng Huổi Luông cũng đã có kế hoạch tham mưu cho UBND xã thành lập tổ tự quản, xây dựng quy chế quản lý mô hình để thực hiện bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả; liên hệ đầu ra cho sản phẩm măng tre Bát Độ, góp phần thiết thực nâng cao hiệu quả đời sống của nhân dân khu vực biên giới.

Theo Đại úy Phan Thành Nam, Chính trị viên phó đồn biên phòng Huổi Luông, Bộ đội biên phòng tỉnh Lai Châu: Ngoài giống tre, bộ đội biên phòng còn giúp người dân về hướng dẫn chăm sóc, để đảm bảo cho tre sinh trưởng và phát triển tốt:

“Phong trào này trên địa bàn biên giới hiện đang trồng thí điểm tại khu vực từ mốc 57 đến mốc 60, thuộc địa bàn bản Hồ Thầu. Khi được triển khai mô hình này, bà con nhân dân đã đồng thuận 100% và nhất trí triển khai cùng với bộ đội biên phòng trồng và chăm sóc đến khi có hiệu quả, năng suất cao nhất.” - Đại úy Phan Thành Nam cho biết.

Mô hình "lũy tre biên giới" đang được hình thành dọc tuyến biên giới, không chỉ tạo nguồn lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển mà còn góp phần khẳng định chủ quyền lãnh thổ, bảo đảm an ninh, quốc phòng ngày càng vững chắc./.

Phương Cúc/VOV4

Viết bình luận

Tin liên quan

Những gia đình hiếu học ở vùng biên giới
Những gia đình hiếu học ở vùng biên giới

VOV4.VOV.VN - Là nông dân thuần túy, song những gia đình hiếu học ở vùng cao, vùng biên giới luôn tích cực học tập, áp dụng tiến bộ KHKT để phát triển kinh tế; đồng thời chăm lo cho việc học tập của các con. Đó là những gia đình tiêu biểu trong phong trào khuyến học, khuyến tài, góp phần nâng cao dân trí, xây dựng xã hội học tập ở địa phương.

Những gia đình hiếu học ở vùng biên giới

Những gia đình hiếu học ở vùng biên giới

VOV4.VOV.VN - Là nông dân thuần túy, song những gia đình hiếu học ở vùng cao, vùng biên giới luôn tích cực học tập, áp dụng tiến bộ KHKT để phát triển kinh tế; đồng thời chăm lo cho việc học tập của các con. Đó là những gia đình tiêu biểu trong phong trào khuyến học, khuyến tài, góp phần nâng cao dân trí, xây dựng xã hội học tập ở địa phương.

Những gia đình hiếu học ở vùng biên giới
Những gia đình hiếu học ở vùng biên giới

VOV4.VOV.VN - Là nông dân thuần túy, song những gia đình hiếu học ở vùng cao, vùng biên giới luôn tích cực học tập, áp dụng tiến bộ KHKT để phát triển kinh tế; đồng thời chăm lo cho việc học tập của các con. Đó là những gia đình tiêu biểu trong công tác khuyến học, khuyến tài, góp phần nâng cao dân trí, xây dựng xã hội học tập ở địa phương.

Những gia đình hiếu học ở vùng biên giới

Những gia đình hiếu học ở vùng biên giới

VOV4.VOV.VN - Là nông dân thuần túy, song những gia đình hiếu học ở vùng cao, vùng biên giới luôn tích cực học tập, áp dụng tiến bộ KHKT để phát triển kinh tế; đồng thời chăm lo cho việc học tập của các con. Đó là những gia đình tiêu biểu trong công tác khuyến học, khuyến tài, góp phần nâng cao dân trí, xây dựng xã hội học tập ở địa phương.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC