Bắc Giang: Đồng bào dân tộc thiểu số đẩy mạnh liên kết sản xuất, tăng thu nhập
Thứ sáu, 10:19, 10/05/2024 (theo báo Bắc Giang) (theo báo Bắc Giang)
VOV4.VOV.VN - Để tạo việc làm, tăng thu nhập, thời gian qua, nhiều hộ dân các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở tỉnh Bắc Giang đã liên kết thành lập các mô hình hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác cùng nhau đẩy mạnh phát triển kinh tế, giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống.

 

Nhân rộng các mô hình liên kết

Chị Nguyễn Thị Hải (SN 1984) dân tộc Tày, tổ trưởng Tổ hợp tác và tiêu thụ nông sản bản Tràng Bắn, xã Đồng Vương (Yên Thế) là một điển hình làm kinh tế giỏi và giúp được nhiều hội viên là người DTTS trong vùng thoát nghèo. Từ hộ thu mua nông sản nhỏ lẻ, năm 2020, được sự hỗ trợ từ UBND xã Đồng Vương, chị Hải thành lập Tổ hợp tác và tiêu thụ nông sản bản Tràng Bắn. Các thành viên Tổ hợp tác được chị Hải cung cấp cây giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… hướng dẫn phương pháp chăm bón đồng thời bao tiêu sản phẩm.

Mùa nào thức nấy, nông sản bà con làm ra như khoai tây, hành, tỏi, ớt, cà chua… được chị thu mua tận ruộng, đưa về cơ sở sơ chế rồi đóng gói đưa đi tiêu thụ. Thông qua liên kết sản xuất, sau khi trừ chi phí, gia đình chị Hải có lãi hơn 300 triệu đồng. Mô hình của chị còn tạo việc làm, thu nhập cho hàng nghìn lao động trong và ngoài địa bàn.

Là xã miền núi của huyện Sơn Động với hơn 80% dân số là đồng bào DTTS, cuộc sống của người dân xã Vân Sơn chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Khai thác lợi thế về địa hình, vài năm gần đây, người dân mạnh dạn mở rộng diện tích trồng keo, bạch đàn và chăn nuôi gà sáu ngón. Để khai thác thế mạnh này, tháng 9/2022, UBND xã định hướng, hỗ trợ các hộ dân tộc Tày ở thôn Nà Vàng liên kết thành lập HTX Phú Cường.

Tham gia HTX, các thành viên được hỗ trợ cám, con giống và kỹ thuật chăm sóc, bao đầu ra cho sản phẩm. Được UBND huyện hỗ trợ 300 triệu đồng mua máy ấp trứng, ép cám viên, từ 200 con gà bố mẹ, đến nay HTX có hơn 1 nghìn con và duy trì từ 2,5-3,5 nghìn con gà thương phẩm. Với giá bán bình quân 180 nghìn đồng/kg gà thương phẩm (cao hơn nhiều so với giá các loại gà khác trên thị trường), gà 6 ngón đang mang lại nguồn thu đáng kể cho người dân nơi đây.

Ông Chu Văn Bình, Chủ tịch UBND xã Vân Sơn nói: “Từ khi thành lập HTX, người dân không còn phải mang từng lồng gà ra chợ bán nữa mà thương nhân đến tận nhà thu mua. Gà đặc sản sáu ngón trở thành sản phẩm tiêu biểu của địa phương được chứng nhận OCOP 3 sao”.

Được biết, thực hiện đề án “Xây dựng tổ hợp tác tạo tiền đề phát triển thành HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025”, 3 năm qua, Hội Nông dân tỉnh đã hướng dẫn, hỗ trợ thành lập 164 tổ hợp tác. Các tổ hợp tác hoạt động theo nguyên tắc“5 tự, 5 cùng” (tự giác, tự nguyện, tự chủ, tự quản, tự chịu trách nhiệm; cùng chí hướng về lĩnh vực sản xuất kinh doanh, cùng mối quan tâm, cùng có sự chia sẻ, cùng chịu trách nhiệm và cùng hưởng thụ).

Theo ông Nguyễn Thế Thi, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, các HTX, tổ hợp tác do các cấp hội nông dân hướng dẫn thành lập cơ bản hoạt động hiệu quả. Nhiều chủ thể đã tạo được thương hiệu mạnh cho sản phẩm, tham gia sâu vào quy trình sản xuất theo chuỗi giá trị. Tiêu biểu như HTX Sản xuất và Tiêu thụ mỳ chũ Nam Thể tại xã Nam Dương (Lục Ngạn). Hiện nay, các sản phẩm của HTX đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao, được tiêu thụ rộng rãi ở nhiều tỉnh, TP trong cả nước, có mặt ở nhiều siêu thị như GO!, Co.op Mart, Hapro... Thậm chí HTX còn liên kết qua các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, với doanh thu hàng tỷ đồng/năm.

Nhiều chính sách hỗ trợ

Đánh giá của Ban Dân tộc tỉnh, các chương trình, dự án và chính sách dân tộc triển khai trên địa bàn tỉnh đã góp phần xóa đói, giảm nghèo, tăng nguồn thu nhập ổn định cho người dân, thúc đẩy phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi, nhất là các xã đặc biệt khó khăn. Hưởng ứng chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), từ năm 2019 đến nay, toàn tỉnh có 290 sản phẩm được chứng nhận OCOP. Trong số này, nhiều sản phẩm đặc trưng do chủ hộ ở vùng DTTS và miền núi liên kết sản xuất mang lại giá trị kinh tế cao như: Miến dong Sơn Động, khau nhục Yên Định (Sơn Động); chè xanh Bản Ven (Yên Thế); nhãn Lục Sơn (Lục Nam)...

Các chương trình, dự án và chính sách dân tộc triển khai trên địa bàn tỉnh đã góp phần xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và miền núi, nhất là các xã đặc biệt khó khăn.

Trong chương trình mục tiêu phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, tỉnh dành gần 110 tỷ đồng để hỗ trợ sản xuất theo chuỗi giá trị cho các HTX, doanh nghiệp, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm và hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cho đối tượng hộ nghèo, cận nghèo và một số hộ không thuộc hộ nghèo ở xã, thôn đặc biệt khó khăn.

Ông Trần Quang Hùng, Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh cho biết: “Bước đầu, Liên minh HTX tỉnh tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho bà con nhằm đổi mới tư duy sản xuất, chuẩn bị cho việc thành lập chợ trực tuyến dành riêng cho đồng bào DTTS. Tuy nhiên, để hoàn thành mục tiêu này cần có quá trình dài hơi bởi nhận thức, kỹ năng tổ chức sản xuất, kinh doanh trên sàn thương mại điện tử của bà con còn hạn chế, phần lớn nông sản làm ra vẫn bán ở chợ truyền thống hoặc qua đầu mối tiêu thụ”. Bên cạnh đó, quá trình thực hiện, nhiều hộ cho rằng thủ tục một số chương trình, dự án, chính sách ưu đãi, thẩm định còn phức tạp.

Để hoàn thành mục tiêu năm 2024 giảm 2,5% tỷ lệ hộ nghèo tại các xã vùng đồng bào DTTS và miền núi, trong đó các xã đặc biệt khó khăn giảm bình quân 3%, phấn đấu có 2 xã thoát khỏi danh sách đặc biệt khó khăn, các cấp, ngành, địa phương tiếp tục xác định giải pháp quan trọng vẫn là hỗ trợ các cá nhân có năng lực sản xuất liên kết, hợp tác thành lập HTX, tổ hợp tác để hỗ trợ nhau cùng phát triển. Quá trình triển khai xây dựng, nhân rộng một số mô hình điểm ứng dụng công nghệ cao, sản xuất gắn với chuỗi giá trị.

Được biết, hiện Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh đạt hơn 70 tỷ đồng cho gần 2 nghìn hộ vay; các ngân hàng tín dụng, Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm cho hàng chục nghìn hộ vay sản xuất, kinh doanh với dư nợ hơn 5,2 nghìn tỷ đồng. Trong đó có hơn 70% hộ vay là đại diện của các tổ hợp tác, HTX, chi tổ hội nghề nghiệp ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng cao. Ông Nguyễn Thế Thi thông tin thêm: “Đồng hành với các hộ sản xuất, Hội Nông dân tỉnh sẽ chỉ đạo các cấp hội tiếp tục phát huy hiệu quả nguồn lực từ Quỹ Hỗ trợ nông dân, tín chấp với các tổ chức tín dụng hỗ trợ người dân tiếp cận vốn vay ưu đãi phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh”./.

(theo báo Bắc Giang)

Viết bình luận

Tin liên quan

Cao Bằng: Phát huy hiệu quả kinh tế từ cây thạch đen
Cao Bằng: Phát huy hiệu quả kinh tế từ cây thạch đen

VOV4.VOV.VN - Thạch An là địa phương có diện tích trồng thạch đen lớn nhất tỉnh Cao Bằng và hiện cây thạch đen đang là một trong những cây trồng chủ lực giúp người dân xóa đói, giảm nghèo. Để nâng cao giá trị kinh tế của cây thạch đen, chính quyền huyện Thạch An đã tìm nhiều giải pháp giúp người dân thiết lập chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm và hình thành, phát triển các vùng sản xuất tập trung.

Cao Bằng: Phát huy hiệu quả kinh tế từ cây thạch đen

Cao Bằng: Phát huy hiệu quả kinh tế từ cây thạch đen

VOV4.VOV.VN - Thạch An là địa phương có diện tích trồng thạch đen lớn nhất tỉnh Cao Bằng và hiện cây thạch đen đang là một trong những cây trồng chủ lực giúp người dân xóa đói, giảm nghèo. Để nâng cao giá trị kinh tế của cây thạch đen, chính quyền huyện Thạch An đã tìm nhiều giải pháp giúp người dân thiết lập chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm và hình thành, phát triển các vùng sản xuất tập trung.

Người dân tộc thiểu số và tư duy mới về phát triển kinh tế dược liệu
Người dân tộc thiểu số và tư duy mới về phát triển kinh tế dược liệu

VOV4.VOV.VN - Chuyển từ tư duy trồng dược liệu sang tư duy phát triển kinh tế dược liệu, gắn với truy xuất nguồn gốc và sàn thương mại điện tử, người Dao đỏ ở xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa, Lào Cai đã gặt hái được thành quả kép: vừa bảo tồn được tri thức bản địa về dược liệu mà cha ông để lại, vừa phát huy được giá trị vốn quý ấy thành tài sản để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. (Chương trình Dân tộc Phát triển ngày 14/12/2023)

Người dân tộc thiểu số và tư duy mới về phát triển kinh tế dược liệu

Người dân tộc thiểu số và tư duy mới về phát triển kinh tế dược liệu

VOV4.VOV.VN - Chuyển từ tư duy trồng dược liệu sang tư duy phát triển kinh tế dược liệu, gắn với truy xuất nguồn gốc và sàn thương mại điện tử, người Dao đỏ ở xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa, Lào Cai đã gặt hái được thành quả kép: vừa bảo tồn được tri thức bản địa về dược liệu mà cha ông để lại, vừa phát huy được giá trị vốn quý ấy thành tài sản để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. (Chương trình Dân tộc Phát triển ngày 14/12/2023)

Vùng dân tộc thiểu số Lâm Đồng giàu lên nhờ phát huy lợi thế cây trồng
Vùng dân tộc thiểu số Lâm Đồng giàu lên nhờ phát huy lợi thế cây trồng

VOV4.VOV.VN - Nhờ thay đổi tư duy trong canh tác, mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát huy được thế mạnh của địa phương, chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp theo hướng nâng cao giá trị và bền vững... Năm 2023, Lâm Đồng có tăng trưởng kinh tế đạt 5,63% và thu nhập bình quân đầu người đạt trên 85 triệu đồng.

Vùng dân tộc thiểu số Lâm Đồng giàu lên nhờ phát huy lợi thế cây trồng

Vùng dân tộc thiểu số Lâm Đồng giàu lên nhờ phát huy lợi thế cây trồng

VOV4.VOV.VN - Nhờ thay đổi tư duy trong canh tác, mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát huy được thế mạnh của địa phương, chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp theo hướng nâng cao giá trị và bền vững... Năm 2023, Lâm Đồng có tăng trưởng kinh tế đạt 5,63% và thu nhập bình quân đầu người đạt trên 85 triệu đồng.

Người Xơ Đăng ở Tu Mơ Rông với quyết tâm làm giàu từ trồng cây dược liệu
Người Xơ Đăng ở Tu Mơ Rông với quyết tâm làm giàu từ trồng cây dược liệu

VOV4.VOV.VN - Những năm gần đây, thực hiện định hướng phát triển cây dược liệu, người Xơ Đăng ở huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum ngày càng tự tin trong lao động sản xuất, từng bước thoát nghèo bền vững.

Người Xơ Đăng ở Tu Mơ Rông với quyết tâm làm giàu từ trồng cây dược liệu

Người Xơ Đăng ở Tu Mơ Rông với quyết tâm làm giàu từ trồng cây dược liệu

VOV4.VOV.VN - Những năm gần đây, thực hiện định hướng phát triển cây dược liệu, người Xơ Đăng ở huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum ngày càng tự tin trong lao động sản xuất, từng bước thoát nghèo bền vững.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC