Bình Phước: Đồng bào dân tộc thiểu số vùng biên nỗ lực thoát nghèo
Thứ năm, 18:23, 09/05/2024 (Theo báo ảnh Dân tộc và miền núi) (Theo báo ảnh Dân tộc và miền núi)
VOV4.VOV.VN - Những năm qua, nhiều chính sách của trung ương và địa phương đã giúp nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại xã đặc biệt khó khăn Bù Gia Mập (huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước) vượt khó, từng bước ổn định đời sống.

 

Trước đây, vợ chồng bà Điểu Thị Brú, thôn Đắk Á ở trong căn nhà xập xệ và không có đất canh tác. Năm 2020, gia đình bà được nhà nước cấp 500m2 đất và hỗ trợ xây nhà, đồng thời cấp cặp bò giống để chăn nuôi. Có được căn nhà kiên cố ổn định, vợ chồng bà Brú siêng năng đi làm thuê và có vốn mở tạp hóa nhỏ. Bà Điểu Thị Brú chia sẻ, được nhà nước, chính quyền cho đất, xây nhà, giờ mình cố gắng làm ăn để có của ăn, của để. Cửa hàng tạp hóa tuy nhỏ, ít đồ, nhưng cũng đủ trang trải cuộc sống hàng ngày.

Vợ chồng ông Điểu Lý ở cùng thôn cũng thuộc diện hộ nghèo, không có nhà ở kiên cố, không có đất sản xuất, nguồn thu chủ yếu dựa vào đi làm thuê. Năm 2020, gia đình ông Lý được cấp đất cùng với căn nhà ở theo chương trình tái định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Bù Gia Mập. Đến cuối năm 2021, gia đình ông Lý tiếp tục được hỗ trợ 120 triệu đồng từ nguồn vốn nước sạch vệ sinh môi trường và vốn phát triển sản xuất. Đến nay, gia đình ông Điểu Lý đã vươn lên thoát nghèo.

Chủ tịch UBND xã Phạm Sỹ Hoàn cho biết, Bù Gia Mập là xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Đây cũng là 1 trong 5 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn của tỉnh. Toàn xã có 1.776 hộ, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 73,6%, hộ nghèo và cận nghèo chiếm 11,65% tổng số hộ dân toàn xã. Do đó, việc tạo điều kiện hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp ủy, chính quyền và đoàn thể. Để thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ này, xã đã cụ thể hóa các chương trình, chính sách, huy động lồng ghép các nguồn lực hỗ trợ người dân phát triển sản xuất kinh doanh.

Xã tranh thủ huy động mọi nguồn lực hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, cải thiện đời sống. Từ các nguồn lực có được, địa phương đã triển khai đồng bộ các giải pháp tuyên truyền, rà soát, thống kê nhu cầu an sinh xã hội, hỗ trợ tư vấn, vốn vay. Với sự hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, phù hợp với nhu cầu thực tế của từng hộ gia đình nên tỷ lệ hộ nghèo đã giảm nhiều qua các năm.

Năm 2023, xã đã hỗ trợ 672 nhu cầu của các hộ nghèo. Trong đó, chương trình giảm 1.000 hộ nghèo dân tộc thiểu số của tỉnh hỗ trợ 70 hộ với 422 nhu cầu; chương trình giảm nghèo của huyện hỗ trợ 35 hộ với 230 nhu cầu; hỗ trợ đất ở và nhà ở cho 48 hộ theo chương trình hỗ trợ tái định canh, định cư cho 60 hộ đồng bào dân tộc thiểu số…

Hộ nghèo, cận nghèo còn được hỗ trợ tiếp cận vốn vay ưu đãi phát triển sản xuất theo Chương trình phát triển kinh tế, xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Các nguồn lực được tập trung hỗ trợ theo nhu cầu chỉ tiêu thiếu hụt của các hộ như: hỗ trợ đất ở, nhà ở; hỗ trợ nông cụ, phương tiện phục vụ sản xuất; cây, con giống, vốn đầu tư phát triển sản xuất…

Nhờ vậy xã đã giảm được 105 hộ nghèo, hiện chỉ còn 127 hộ nghèo và 80 hộ cận nghèo. Nhiều hộ đã nỗ lực vượt khó vươn lên thoát nghèo bền vững.

(Theo báo ảnh Dân tộc và miền núi)

Viết bình luận

Tin liên quan

 Xóa đói giảm nghèo từ thương hiệu “gạo Phú Thiện”
Xóa đói giảm nghèo từ thương hiệu “gạo Phú Thiện”

VOV4.VOV.VN - Huyện Phú Thiện là địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số, là vựa lúa lớn nhất gắn với thương hiệu gạo đầu tiên của tỉnh Gia Lai. Bắt đầu từ Nghị quyết 05 - NQ/HU năm 2012 của Huyện ủy Phú Thiện, đến nay, sau hơn 10 năm triển khai xây dựng thương hiệu lúa gạo, Phú Thiện đã có những cánh đồng lớn, sản xuất cơ giới hóa, đem lại đời sống ấm no cho bà con các thôn làng.

 Xóa đói giảm nghèo từ thương hiệu “gạo Phú Thiện”

Xóa đói giảm nghèo từ thương hiệu “gạo Phú Thiện”

VOV4.VOV.VN - Huyện Phú Thiện là địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số, là vựa lúa lớn nhất gắn với thương hiệu gạo đầu tiên của tỉnh Gia Lai. Bắt đầu từ Nghị quyết 05 - NQ/HU năm 2012 của Huyện ủy Phú Thiện, đến nay, sau hơn 10 năm triển khai xây dựng thương hiệu lúa gạo, Phú Thiện đã có những cánh đồng lớn, sản xuất cơ giới hóa, đem lại đời sống ấm no cho bà con các thôn làng.

Vùng đồng bào Khmer chuyển mình
Vùng đồng bào Khmer chuyển mình

VOV4.VOV.VN - Trong những năm qua, công tác dân tộc và các chính sách dân tộc được huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng triển khai hiệu quả. Nhờ đó thúc đẩy kinh tế-xã hội, đặc biệt là kết cấu hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển.

Vùng đồng bào Khmer chuyển mình

Vùng đồng bào Khmer chuyển mình

VOV4.VOV.VN - Trong những năm qua, công tác dân tộc và các chính sách dân tộc được huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng triển khai hiệu quả. Nhờ đó thúc đẩy kinh tế-xã hội, đặc biệt là kết cấu hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển.

Vùng đồng bào dân tộc thiểu số Bắc Kạn khởi sắc nhờ các chương trình MTQG
Vùng đồng bào dân tộc thiểu số Bắc Kạn khởi sắc nhờ các chương trình MTQG

VOV4.VOV.VN - Sau 03 năm thực hiện, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã giúp đời sống của đồng bào vùng cao Bắc Kạn có nhiều khởi sắc. Quá trình đó có sự đóng góp tích cực, trách nhiệm của Ban Dân tộc tỉnh.

Vùng đồng bào dân tộc thiểu số Bắc Kạn khởi sắc nhờ các chương trình MTQG

Vùng đồng bào dân tộc thiểu số Bắc Kạn khởi sắc nhờ các chương trình MTQG

VOV4.VOV.VN - Sau 03 năm thực hiện, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã giúp đời sống của đồng bào vùng cao Bắc Kạn có nhiều khởi sắc. Quá trình đó có sự đóng góp tích cực, trách nhiệm của Ban Dân tộc tỉnh.

Bạc Liêu: Gìn giữ văn hóa Khmer
Bạc Liêu: Gìn giữ văn hóa Khmer

VOV4.VOV.VN - Bạc Liêu là địa phương có đông đồng bào Khmer sinh sống đan xen cùng với các dân tộc Kinh và Hoa. Bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer chính là niềm tự hào của phum, sóc. Thời gian qua, tỉnh Bạc Liêu đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động nhằm chung tay bảo tồn, đánh thức giá trị của văn hóa truyền thống Khmer, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” nằm trong Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Bạc Liêu: Gìn giữ văn hóa Khmer

Bạc Liêu: Gìn giữ văn hóa Khmer

VOV4.VOV.VN - Bạc Liêu là địa phương có đông đồng bào Khmer sinh sống đan xen cùng với các dân tộc Kinh và Hoa. Bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer chính là niềm tự hào của phum, sóc. Thời gian qua, tỉnh Bạc Liêu đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động nhằm chung tay bảo tồn, đánh thức giá trị của văn hóa truyền thống Khmer, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” nằm trong Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC