Ting cơnh đhr’niêng bh’rợ ty đanh âng đha nuôr Cơ Tu, âi tước bêl jéh ca ay nắc đha nuôr lướt đơơng ma nứih ma dang pa đhớch lêy lâng bhuốih cáih. Doó ngân nắc cút muy p’nong a tứch, ngai ngân nắc cút muy p’nong a óc đoọng bhuốih. N’đhơ cơnh đêếc cóh vel Bút Nhót, chr’val Sông Kôn, chr’hoong Đông Giang, tơợ bấc c’moo đâu doó dzợ vêy đhr’niêng bh’rợ cắh crêê n’nâu dzợ. Tu vel bhươl âi vêy muy t’coóh nắc đương ch’mêệt lêy cr’ay bhrợ đoọng k’goóh ha đha nuôr. Nắc đoo y sĩ Ating Cao Tin, c’moo đâu âi 70 c’moo, ma mông dhị vel Bút Nhót, chr’val Sông Kôn, chr’hoong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam.
Đhị UBND chr’val Sông Kôn ch’ngai 500m, phòng khám âng t’coóh A ting Cao Tin ặt đăn c’lâng bhlâng 14G, đh’nong đong n’nâu bơơn đươi dua tơợ muy đong k’tứi cóh đhr’nong đong ty âng ca coon n’jứih t’ha.
Bêl ahay, t’coóh A Ting Cao Tin ting râu k’đươi âng Đặc khu Quảng Đà bơơn k’đươi lướt đào tạo trình độ y sĩ đoọng bhrợ têng ha g’lúh zêl prúh a rập Mỹ, zư pa dứah ma nứih bhrêy tắh, ca ay ca naanh cóh chiến tranh. Têêm ngăn, t’coóh chô k’đhơợng bhrợ bấc bh’rợ chr’nắp, tơợ Phó phòng, xang n’nắc Trưởng phòng Y tế chr’hoong Hiên ( nâu câi nắc chr’hoong Đông Giang), Chủ nhiệm Hiệu z’nươu chr’hoong Hiên, xang n’nắc Giám đốc Trung tâm Y tế chr’hoong. L’lăm bêl đhêy hưu, t’coóh bơơn tín nhiệm k’đhơợng bhrợ Phó Chủ tịch UBND chr’val, xang n’nắc nắc Trưởng công an chr’val Sông Kôn cóh 2 nhiệm kỳ. N’đhơ âi t’coóh đhur, n’đhơ cơnh đêếc cơnh lâng loom luônh ca er ma nứih, chắp hơnh bh’rợ t’coóh A ting Cao Tin công dzợ ặt bhrợ lâng bhrợ đoọng k’goóh, zooi đha nuôr Cơ Tu doó lấh zr’nắh k’đháp. T’coóh A ting Cao Tin pa prá:
Tơợ c’moo 78-79, khám cr’ay đoọng ha đha nuôr vêy bấc ngai chắp, tước bêl chô đhêy hưu nắc đha nuôr công chơớc tước khám cr’ay, đhêy cóh đong nắc đha nuôr công bhặ ca coon tước khám cr’ay. C’moo tr’nơợp đhêy hưu ặt cóh đong bhrợ ruộng, bhrợ ha rêê, n’đhơ cơnh đêếc âi rao têy nắc lướt khám cr’ay. Tơợ đêếc nắc ha dợ bhrợ t’váih đong đoọng khám cr’ay brhợ têng ha đha nuôr. Tơợ bêl bhrợ cóh đâu, moon pa zum vêy chr’nắp n’đắh chuyên môn, n’đhơ cắh hiện đại cơnh nâu câi, đươi n’coo ta mêêng, tiêm chích đoọng apêê a chau ộm z’nươu, đha nuôr doó lấh lướt ch’ngai.
T’coóh Tin chô đhêy hưu bơơn 24 c’moo, công nắc mơ cr’chăl ma nứih pa dứah cr’ay t’coóh đhur bhrợ têng k’goóh ha đha nuôr vel. Cr’van ga mắc bhlâng âng t’coóh nắc grăng z’nươu lâng kinh nghiệm k’zệt c’moo khám pa dứah cr’ay cóh cr’chăl zêl prúh a rập Mỹ. Tr’nơợp, t’coóh nắc muy khám cr’ay đoọng ha đha nuôr cóh vel, n’đhơ cơnh đêếc đợ đh’nớc ma nứih pa dứah cr’ay Cao Tin tr’haanh bhứah tước apêê vel n’lơơng ch’ngai bha dắh cơnh chr’val Tà Lu, Jơ ngây, A Ting, Cà Dăng… Tước nâu câi, đong khám k’tứi âng t’coóh zấp bêl công rúp đha nuôr Cơ Tu cóh vel lâng apêê zr’lụ đăn đêếc đoọng t’coóh Tin khám cr’ay. Cơnh lâng chuyên môn lâng kinh nghiệm âng đay, y sĩ Ating Cao Tin nắc muy khám, pa dứah cr’ay cóh chuyên moon âng đay choom cơnh ca ay đh’mâl, ca ay a cọ, k’hir… ha dợ cơnh lâng cr’ay ngân lâng cr’pân cơnh tr’đêếh dzung, têy, cắh cậ ca ay luônh bâm bác vêy sơ cứu đhị đêếc lâng k’đươi ma nứih đong đơơng âng tước bệnh viện. a moó A Lăng Thị Níah, muy cha nắc ca ay ặt cóh chr’val Cà Dăng đoọng năl:
Zấp bêl ca ay acu buôn tước đâu đoọng zước z’nươu. Cơnh ahay, n’dhdơ acu âi tước khám đhị apêê cơ sở y tế zr’lụ n’đhơ cơnh đêếc cr’ay cắh choom z’zăng. Bơơn t’coóh Cao Tin zư x’mir lêy cr’ay âng cu ting t’ngay ting z’zăng xơợng.
Lấh đhị bh’rợ zư pa dứah lâng z’nươu Tây nắc y sĩ A ting Cao Tin dzợ k’rong lêy lâng chơớc năl p’xoọng đợ z’nươu âng ma nưuíh Cơ Tu. T’coóh buôn đấc ooy crâng lâng bơơn đợ tơơm choom bhrợ z’nươu zư pa dứah cr’ay ha đha nuôr. N’đhơ p’rang boo, âi đha nuôr kiêng tước nắc t’coóh đấc cậ ooy crâng chơớc bơơn z’nươu, t’ngay n’đoo p’răng xơớt nắc t’coóh tước apêê đhị ch’ngai, t’ngay n’đoo plêêng cắh liêm nắc chơớc cóh đăn đong. Pa bhlâng nắc, t’coóh A ting Cao Tin dzợ đươi dua liêm choom bh’rợ pa zum bhrợ bhlưa apêê zươu ty âng ma nứih Cơ Tu lâng z’nươu bắc, z’nươu tây. Chơớc năl chr’nắp tiêng âng ting muy râu nắc bhrợ têng đợ pr’đươi za zum. Cơnh lâng loom luônh, râu bơơn năl ooy zr’nắh k’đháp lâng ta bhúch xr’dô âng đha nuôr da ding ca coong, đhị dịch vụ y tế dzợ zr’nắh k’đháp, t’coóh Tin cắh ha mơ pay zên khám cr’ay, nắc muy pay zên z’nươu tây a năm. Y sĩ A ting Cao Tin pa prá:
Acu đhêy hưu lương dal, ha dợ đha nuôr apêê đoo lướt câl z’nươu tơợ 10 r’bhâu nắc a tếh âi u dal ặ. Tu cơnh đêếc ha dang p’xoọng zên khám cớ nắc bấc lấh, tu cơnh đêếc acu cắh pay zên khám. Pay zên z’nươu tu z’nươu a cu lướt câl. Muy cơnh đêếc a năm, doó râu k’đháp. Ha dang pay bơr râu, 2 zệt xang n’nắc p’xoọng 1 zệt cớ nắc 3 zệt pa bhlâng da dô. Tu cơnh đêếc cắh pay zên khám cr’ay, pa câl z’nươu muy ống 10 r’bhâu nắc pay 10 r’bhâu a năm.
N’đhơ c’moo đâu âi lấh 70 c’moo, c’lâng c’tốch ch’ngai bha dắh n’đhơ cơnh đêếc bêl vêy ngai ma nứih đong âng ma nứih ca ay tước ga vớh t’coóh Tin nắc bếc đơơng ch’đhung z’nươu tước đhị đong khám lêy. Cơnh alang ngai ca ay ngân, cắh vêy mặ lướt dzoọng, t’coóh chơớc tước đong, khám lâng đoọng z’nươu ộm. bấc c’moo đâu, t’coóh Tin buôn tước lum lâng zư pa dứah cr’ay ha dích Bhnướch Thị Dơới lấh liệt mị n’đắh dzung nắc bệch muy tơợ. A dích Dơới c’moo đâu âi 103 c’moo, nắc a mế Việt Nam anh hùng t’coóh bhlâng cóh vel Bút Nhót. Bấc bêl plêêng boo đhí n’đhơ cơnh đêếc t’coóh Tin công tước đong zư x’mir lêy, zư pa dứah, pr’loọng đong a dích Bhnướch Thị Dơới pa bhlâng hâng hơnh loom luônh âng ma nứih pa dứah đh’réh cr’ay n’nâu. A noo A rất Nhới, ca coon n’jứih âng a dích Dơới moon:
Tơợ bêl a mế cu ca ay, t’coóh Cao Tin buôn tước lum lêy zư x’mir lêy c’rơ đh’réh pa bhlâng liêm ta níh. T’coóh Tin dzợ zooi bấc ngai, zooi tơợ z’nươu tr’hâu pa tước bh’rợ lơi c’rơ g’lêếh tước đong cắh xay moon p’răng boo. Bấc ngai ca ay jéh p’jớh, n’đhơ ha dum ca năm, t’coóh công lứch loom luônh zư pa dứah cr’ay. Tu cơnh đêếc, t’coóh pa bhlâng bơơn bấc ngai chắp lêy lâng nắc muy cóh bấc ngai t’coóh vel chr’nắp âng vel đong.
Ting UBND chr’val Sông Kôn, phòng khám âng y sĩ Tin tước đâu công cắh âi bơơn đoọng bha ar khám pa dứah cr’ay đhị đong. N’đhơ cơnh đêếc, t’coóh Tin nắc muy khám pa dứah đợ cr’ay doó ngân lâng doó k’đháp, đoọng z’nươu cóh chuyên môn âng đay choom, pa bhlâng nắc apêê z’nươu âng ma nứih Cơ Tu. Lâng bấc c’moo ha nua, doó âi buy xuy vêy dưr váih râu cắh liêm crêê cóh đong khám âng t’coóh Tin. Tu cơnh đêếc, chính quyền vel đong cóh đâu công pa bhlâng chắp hơnh. T’coóh Cor Le, Chủ tịch UBND chr’val Sông Kôn đoọng năl:
Ava Ating Tin bêl ahay nắc muy t’coóh vel vêy chr’nắp âng chr’val moon za zum lâng âng vel Bút Nhót moon la lay. Ava A ting Tin vêy bấc chroi đoọng ha chính quyền vel đong n’đắh bhrợ pa dưr râu đoàn kết cóh vel đong âng đha nuôr Cơ Tu. Lấh đhị đêếc, Ava dzợ nắc cán bộ y tế đhêy hưu, cắh xay moon t’coóh đhur pa choom đoọng ha đha nuôr n’đắh z’nươu tr’hâu ty âng ma nứih Cơ Tu. Đợ pr’loọng đha rựt, cắh vêy pr’đơợ đoọng tước apêê trạm y tế zư pa dứah. Ava nắc muy cha nắc liêm tr’haanh âng chr’val Sông Kôn moon la lay lâng chr’hoong Đông Giang moon za zum.
Bấc c’moo ha nua, t’coóh Tin âi vinh dự bơơn Bộ trưởng Bộ Y tế đoọng Kỷ niệm chương Tu c’rơ tr’mông âng đha nuôr lâng Ủy ban Dân tộc trung ương đoọng Kỷ niệm chương Tu bh’rợ pa dưr apêê acoon cóh.
Pr’ặt tr’mông âng đha nuôr chr’val Sông Kôn bấc c’moo đăn đâu âi vêy bấc bhr’dzang pa dưr t’piing lâng l’lăm, c’năl âng đha nuôr cóh bh’rợ zư x’mir lêy c’rơ tr’mung công bơơn ha dưr dal. Đha nuôr âi r’dợ moon cắh lâng bh’rợ cắh liêm crêê cơnh bhuốih cáih bêl ca ay jéh. Đha nuôr công doó dzợ đươi cr’ay nắc tu a bhuy mốp bhrợ lâng âi năl tước trạm xá khám cr’ay, ộm z’nươu tây, z’nươu nam đoọng pa dứah cr’ay, yêm têêm pr’ặt tr’mông…
Đợ râu tr’xăl ga mắc n’nắc, vêy coon chrooi đoọng c’rơ âng ma nứih pa dứah đh’réh cr’ay âng vel bhươl Cơ Tu- A ting Cao Tin./.
A TING CAO TIN
THẦY THUỐC CỦA BUÔN LÀNG CƠ TU
Trước đây theo tập tục, cứ mỗi lần ốm đau thì bà con Cơ Tu mình phải làm lễ cúng Giàng. Bệnh nhẹ thì giết một còn gà, bệnh nặng phải làm thịt cả con heo để cúng. Nhưng riêng ở làng Bút Nhót, xã Sông Kôn, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam từ nhiều năm nay đã không còn hủ tục lạc hậu như vậy nữa. Một trong những người góp phần tạo nên sự chuyển biến này là y sĩ Ating Cao Tin, năm nay đã 70 tuổi. Chúng ta cùng làm quen với y sĩ cao tuổi này qua bài viết của Phước Vinh, Cộng tác viên Đài TNVN:
Cách UBND xã Sông Kôn khoảng 500m, phòng khám của ông Ating Cao Tin nằm sát bên đường quốc lộ 14G. Căn phòng này được trưng dụng từ một gian nhỏ trong căn nhà cũ của người con trai đầu.
Ngày trước, ông Ating Cao Tin theo lệnh của Đặc khu Quảng Đà được cử đi đào tạo trình độ y sĩ để phục vụ cho công cuộc chống Mỹ, cứu chữa thương bệnh binh trong chiến tranh. Hòa bình, ông về đảm nhiệm nhiều chức vụ, từ Phó phòng, rồi Trưởng phòng Y tế huyện Hiên ( nay là huyện Đông Giang), Chủ nhiệm Hiệu thuốc huyện Hiên, rồi làm Giám đốc Trung tâm Y tế huyện. Trước khi nghỉ hưu, ông được tín nhiệm đảm trách vị trí Phó Chủ tịch UBND xã, sau đó là Trưởng công an xã Sông Kôn trong 2 nhiệm kỳ. Dù đã ở tuổi thất thập cổ lai hy, nhưng với lòng yêu người, yêu nghề ông Ating Cao Tin vẫn gắn bó và tạo điều để khám bệnh miễn phí, giúp đồng bào Cơ Tu vơi bớt khó khăn. Ông Ating Cao Tin tâm sự:
Từ năm 78-79 khám bệnh cho dân có uy, đến khi về hưu thì nhân dân cũng tìm đển khám bện, nghỉ ở nhà thì đồng bào cõng con đến khám bệnh. Năm đầu nghỉ hưu ở nhà làm ruộng làm rây, nhưng cứ rửa tay là lại đi khám bệnh. Từ đó mới mở phòng mạch để khám bệnh phục vụ cho nhân dân. Từ khi làm ở đây, nói chung có uy tín về chuyên môn dù không hiện đại như bây giờ, dùng ống nghe, tiêm chích cho các cháu uống thuốc, đồng bào đỡ đi xa hơn.
Ông Tin về hưu được 24 năm, cũng là chừng ấy thời gian người thầy thuốc già khám bệnh miễn phí cho bà con dân làng. Tài sản lớn nhất của ông là tủ thuốc đơn sơ và kinh nghiệm hàng chục năm khám chữa bệnh trong kháng chiến chống Mỹ. Ban đầu, ông chỉ khám bệnh cho bà con trong thôn nhưng về sau cái tên thầy thuốc Cao Tin lan rộng đến tận các bản làng heo hút của các xã lân cận như Tà Lu, Jơ Ngây, A Ting, Cà Dăng… Đến nay, phòng khám nhỏ của ông lúc nào cũng có rất đông đồng bào Cơ Tu trong làng và các khu vực lân cận đến để được ông Tin khám bệnh. Với chuyên môn và kinh nghiệm của mình, y sĩ Ating Cao Tin chỉ khám, chữa bệnh trong chuyên môn có thể như bị cảm sốt, nhức đầu,… còn đối những những ca bệnh nặng và nguy cấp như gãy chân, tay, hoặc đau ruột thừa ông sẽ sơ cứu tại chỗ và yêu cầu người nhà đưa bệnh nhân đến bệnh viện. Chị A Lăng Thị Níah, một bệnh nhân ở xã Cà Dăng cho hay:
Mỗi khi đau ốm tôi thường xuyên đến đây để khám bệnh. Như trước đây, dù tôi đã đến khám tại các cơ sở y tế khu vực nhưng bệnh tình không thuyên giảm. Được ông Cao Tin tận tình chăm sóc bệnh tôi ngày càng có những tiến triển tốt.
Bên cạnh việc chữa bệnh bằng thuốc Tây thì y sĩ Ating Cao Tin còn sưu tầm và tìm hiểu thêm về những bài thuốc của người Cơ Tu. Ông thường lên rừng tìm và hái những loại cây có giá trị về nghiên cứu làm thuốc chữa bệnh cho đồng bào. Dù ngày nắng hay mưa, hễ nhân dân cần đến là ông lại lên rừng kiếm thuốc, hôm nào nắng ráo thì ông đến những nơi xa, hôm nào thời tiết không thuận lợi thì tìm ở những vùng thấp. Đặc biệt, ông Ating Cao Tin còn áp dụng hiệu quả việc phối hợp giữa các bài thuốc truyền thống của người Cơ Tu với thuốc bắc và thuốc tây. Tìm hiểu giá trị đặc dụng của từng loại mà chế ngự những tác dụng phụ của nhau. Với tình cảm, sự thấu hiểu về khó khăn và thiếu thốn của bà con vùng cao, nơi mà dịch vụ y tế còn rất khó khăn, ông Tin không bao giờ lấy tiền khám bệnh, chỉ lấy tiền thuốc tây. Y sĩ Ating Cao Tin tâm sự:
Mình nghỉ hưu lương cao, còn nhân dân họ đi mua thuốc từ 10 nghìn trở lên đã là cao rồi. Cho nên nếu thêm tiền khám nữa thì sẽ nhiều tiền, cho nên thôi không lấy tiền công. Lấy tiền thuốc vì thuốc mình đi mua. Chỉ như vậy thôi, rất đơn giản. Nếu lấy hai thứ, 2 chục rồi thêm 1 chục nữa là 3 chục thì tội nghiệp. Cho nên không lấy tiền khám bệnh, bán thuốc một ống 10 nghìn là 10 nghìn.
Dù năm nay đã ngoài 70 tuổi, đường sá xa xôi cách trở nhưng khi có người nhà bệnh nhân đến nhờ là ông Tin lại vác túi thuốc đến tận nơi thăm khám. Với những bệnh nhân đau nặng, không có khả năng đi lại, ông tìm đến nhà, khám và cho thuốc điều trị. Nhiều năm nay, ông Tin thường xuyên đến thăm và chữa bệnh cho bà Bnươch Thị Dơới bị liệt hai chân phải năm một chỗ. Bà Dơới năm nay đã 103 tuổi, là mẹ Việt Nam anh hùng lớn tuổi nhất ở thôn Bút Nhót. Nhiều khi trời mưa gió nhưng ông Tin vẫn lặn lội đến tận nhà chăm sóc chữa trị, gia đình bà Bnươch Thị Dơới rất cảm kích và quý mến trước tấm lòng của người thầy thuốc tận tụy. Anh A rất Nhới, con trai bà Dơới cho biết:
Từ khi mẹ tôi đau ông Cao Tin thường đến thăm hỏi chăm sóc sức khỏe rất chu đáo. Ông Tin còn giúp đỡ rất nhiều người, hỗ trợ từ thuốc men cho đến việc bỏ công ra lặn lội đến tận nhà không ngại nắng mưa. Nhiều trường hợp người dân đau ốm đột xuất, dù đêm khuya, ông cũng nhiệt tình cứu chữa bệnh nhân. Vì vậy, ông rất được nhiều người kính trọng và là một trong những già làng uy tín của địa phương.
Theo UBND xã Sông Kôn, phòng khám của y sĩ Tin đến nay vẫn chưa được cấp giấy phép khám chữa bệnh tại gia. Tuy nhiên, ông Tin chỉ khám chữa những bệnh thông thường và cấp, phát thuốc trong chuyên môn nghiệp vụ có thể, đặc biệt là các bài thuốc truyền thống của người Cơ Tu. Và những năm qua, chưa từng có sự cố gì xảy ra ở phòng khám của ông Tin. Chính vì vậy mà chính quyền địa phương nơi đây cũng rất ủng hộ. Ông Co Le, Chủ tịch UBND xã Sông Kôn cho biết:
Bác Ating Tin trước đây là một gìa làng có uy tín của xã nói chung và của thôn Bút Nhót nói riêng. Bác Ating Tin có nhiều đóng góp cho chính quyền địa phương về xây dựng tình đoàn kết trong cộng đồng của người dân tộc Cơ Tu. Bên cạnh đó bác còn là cán bộ y tế nghỉ hưu, không quản ngại về tuổi già hướng dẫn bà con về các thang thuốc truyền thống của người Cơ Tu. Những hộ gia đình nghèo, không có điều kiện để đến các trạm y tế chữa bệnh. Bác là một điển hình tiêu biểu của xã Sông Kôn nói riêng và huyện Đông Giang nói chung.
Những năm qua, ông Tin đã vinh dự được Bộ trưởng Bộ Y tế tặng Kỷ niệm chương Vì sức khỏe nhân dân và Ủy ban Dân tộc Trung ương tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc.
Cuộc sống của người dân xã Sông Kôn những năm gần đây đã có nhiều bước phát triển so với trước, nhận thức của người dân trong việc chăm sóc sức khỏe cũng được nâng cao. Đồng bào đã dần nói không với các hủ tục lạc hậu như cúng Giàng mỗi lúc ốm đau. Đồng bào cũng không còn tin cái bệnh do con ma nữa mà đã biết đến trạm xá khám bệnh, uống thuốc tây, thuốc nam để chữa bệnh, ổn định cuộc sống…
Những thay đổi to lớn đó, có một phần góp sức không nhỏ của người thầy thuốc già- Ating Cao Tin./.
Viết bình luận