Mai Hoa Sen- ma nứih pa trơơi râu chắp kiêng tr’coó xa nul ma nứih Pa Cô
Thứ ba, 00:00, 04/04/2017
...Cóh loom cu ặt k’pân, k’pân bil pật đợ xa nul n’nâu, bil đh’riêng pr’hát, xa nul n’jưl, nắc bil râu liêm chr’nắp âng văn hóa Pa Cô, bil boóp p’rá âng a conh a bhướp Pa Cô...

         Ma nứih Pa Cô ặt ma mông bấc cóh apêê chr’hoong Hướng Hóa, Đa Krông, tỉnh Quảng trị lâng chr’hoong A lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế cơnh lâng k’noọ 20 r’bhâu cha nắc. Ma nứih Pa Cô vêy bấc râu văn hóa liêm pr’hay la lay âng đay, cóh đêếc choom xay moon tước tr’coó xa nul. N’dhơ cơnh đêếc, vêy muy cr’chăl đợ pr’múa, đợ xa nul n’jưl, bhr’ươr pr’hát âng ma nứih pa Cô k’dâng lêy cơnh lấh u bil pật, nắc nâu câi nặc bơơn dưr đơơr chr’va liêm pr’hay cha ngoor. Ma nứih bhrợ pa dưr râu đâu ha lang p’niên nắc đoo nghệ nhân Mai Hoa Sen- muy cha nắc ca coon liêm chr’nắp âng zr’lụ đhăm k’tiếc Đa Krông, tỉnh Quảng Trị. Đha nuôr lâng pr’zớc đh’rứah tr’lum lâng nghệ nhân ưu tú Mai Hoa Sen đhị bha ar xrắ cơnh đâu:

         Xa nul liêm pr’hay ta luôn bơơn đha nuôr vel Ka Hẹp xơợng dưr đơơr tơợ đhr’nong đong đh’rơơng âng muy nghệ nhân ma nứih pa Cô 74 c’moo. Đhr’nong đong âng t’coóh ặt đhị m’pâng a ral da ding Hê. Bấc c’moo đâu, a đoo ma mông muy a đay cóh m’pâng clung A vương p’zay bhrợ t’váih đợ tr’coó xa nul âng acoon cóh đay. Xa nul a chịm, xa nul đhí tr’lúc lâng xa nul khèn, xa nul n’jưl Ta lư c’chăl moọt prang da ding ca coong, prang tu n’loong, đoong k’tang, cơnh kiêng moon pa cắh râu loom luônh âng ma nứih bhrợ t’váih xa nul n’nâu.

              T’coóh Mai Hoa Sen xay trúih, tơợp tơợ bêl dzợ tứi a đoo âi năl tước xa nul n’nâu, nắc cơnh ặt clập ooy aham a bốc âng a đoo. Cóh lang âng t’coóh, zấp ngai dưr pậ zêng tơợ xa nul n’jưl Ta lư, khèn, Amam, A reng… Đha nuôr cóh zr’lụ buôn chơớc tước bha bhướp lâng ca conh âng đoo đoọng câl apêê tr’coó xa nul acoon cóh. Tu cơnh đêếc nắc tơợ bêl tứi a đoo âi bơơn bha bhướp lâng ca conh pa choom đoọng ng’cơnh cha ớh lâng ch’mêệt xơợng xa nul âng liêm lâng crêê.

             Lâng cơnh đêếc, cơnh bấc ngai đha đhâm vel đh’rứah dưr lướt ting cơnh t’đang moon âng k’tiếc k’ruung, đha đhâm Pa Cô Mai Hoa Sen lướt bộ đội c’moo 1961, trực tiếp chiến đấu đhị chiến trường Bình Trị Thiên. Đha đhâm Pa Cô bêl đêếc a hay cắh ha vil đơơng âng cóh đay muy bêệ n’jưl ta lư k’tứi lâng píah bấc pr’hát liêm pr’hay zấp bêl bom đạn ngóop. Bêệ n’jưl  âi đơơng âng tước đồng đội cóh zấp n’đắh vel đong đợ râu liêm pr’hay ooy loom luônh ma nứih Pa Cô lâng p’xoọ ha pêê đoo c’rơ đoọng pếch c’lâng, guy cha rắh. xang bêl k’tiếc k’ruung bơơn pa chô, Mai Hoa Sen nắc ặt cóh đơn vị ting pấh  ch’mêệt lêy bom mìn đhị vel đong tỉnh Quảng Trị. C’moo 1978, chô n’đắh bộ đội cơnh lâng quân hàm Thượng úy, Mai Hoa Sen rạch chô ooy đhăm k’tiếc âng đay n’niên cóh vel Ka hẹp, rạch chô lâng đhăm k’tiếc pr’hát xa nul, tan tung da dặ âng đoo cắh bêl cắh hay tước. N’đhơ cơnh đêếc, t’coóh moon, lướt tước vel n’đoo vêy t’ngay bhiệc bhan, a đoo cắh dzợ bơơn lêy ngai plong khèn, plong a ren, cha ớh đợ tr’coó xa nul âng acoon cóh đay, t’coóh nắc muy lêy xơợng xa nul cát-sét lâng cát- sét a năm; đợ pr’múa âng acoon cóh đay công cắh dzợ vêy. Đanh đanh nắc vêy muy bơr t’coóh ga rứa plong muy bơr pr’lêếh. Râu na noóh dưr váih cóh loom luônh âng t’coóh:

             Ô chêêt ặ, cơnh đêếc nặc râu liêm pr’hay la lay âng hêê lấh ặ u bil. Nắc đợ bhr’ươr pr’hát, tr’coó xa nul, bấc râu lơơng dzợ. Acu ặt pa chắp, hâu bơ cắh bool bơơn xơợng cóh Đài P’rá Việt Nam. Prúh lêêng Mỹ nắc công prúh lêêng cơnh apêê n’lơơng, ma nứih Pa Cô cắh muy ngai ting a rập, nắc hâu tu apêê đoo cắh xay moon cóh Đài. Acu pa chắp, ơ êếh a râu tu apêê đoo, nắc đoo tu a đay. Acu p’zay chơớc lêy cớ r’vai r’ô đoọng ha ma nứih Pa Cô.

              Nắc loom luônh chắp kiêng lâng văn hóa acoon cóh âi k’zệ k’đươi a đoo t’bhlâng bhrợ đoọng bhrợ pa dưr cớ râu liêm pr’hay âng văn hóa n’nắc. Tơợ đêếc, t’coó nắc tơợp bhrợ tr’coó xa nul âng acoon cóh. Muy bêệ tr’coó xa nul kiêng bhrợ têng xang nắc pa bhlâng đanh. Lấh n’nắc, t’coóh nắc bhrợ t’váih p’xoọng bấc râu tr’coó xa nul n’loong. Ặt cơnh đêếc, c’bhúh tr’coó xa nul âng tcoóh nắc ting bấc a nưm. T’coóh đơơng âng prang zr’lụ n’đoo vêy ma nứih Pa Cô ặt ma mông đoọng pa câl cơnh lâng 2 đồng muy bêệ. T’coóh trúih, t’coóh n’jứah píah n’jứah hát, đha nuôr kiêng bhlâng tu xơợng pr’hay. Xang n’ắnc r’dợ lang p’niên công tơợp kiêng. Tước nâu câi k’dâng lêy n’jưl ta lư âi rạch chô cớ lâng đha nuôr Pa Cô cóh zấp bhiệc bhan, zấp g’lúh lướt zơng…

           Tước lâng chr’val tà Rụt, chr’hoong Đa Krông, tỉnh Quảng Trị moon tước đh’nớc Mai Hoa Sen zấp ngai công đớc râu chắp kiêng hâng hơnh. Ting đha nuôr cóh đâu, t’coóh Mai Hoa Sen nắc muy cha nắc nghệ nhân cắh vêy ngai cơnh a đoo cóh đhăm k’tiếc Đa Krông n’nâu.

            Cắh muy bhrợ têng tr’coó xa nul, t’coóh dzợ bơơn k’đươi ting pấh apêê bh;rợ văn hóa văn nghệ, ting pấh pa choom đoọng lớp pa choom tr’coó xa nul acoon cóh ha pêê a đhi học sinh. Cắh muy pa choom đoọng ng’cơnh cha ớh tr’coó xa nul, nghệ nhân Mai Hoa Sen dzợ zooi apêê a đhi học sinh năl ghít đợ râu chr’nắp pr’hay âng ting râu tr’coó xa nul. Tước nâu câi, chr’val tà Rụt âi bhrợ t’váih muy c’bhúh chiing cha gâr, c’bhúh buôn cha ớh tr’coó xa nul lâng âi bấc chu bơơn k’đươi ting pấh apêê Festival chiing goong cóh cr’loọng k’tiếc lâng bơơn bấc ch’ner dal. Nắc tu râu đêếc âi chroi đoọng p’xoọng râu la liêm pr’hay cóh c’bhúh c’kir văn hóa âng zấp acoon cóh ma mông trúih da ding ca coong Trường Sơn.

            T’coóh Kray Sức, vel A Vương, muy cha nắc bơơn t’coóh Mai Hoa Sen pa choom đoọng xay moon:

           Acu doó dzợ chơớc lướt lêy đhị ch’ngai dzợ. K’dâng lêy đhị đoo nắc u zấp ặ. A đoo nắc muy cha nắc ma nứih chr’nắp bơơn năl bấc râu âng ma nứih Pa Cô zi.

          T’coóh Hồ văn Phương, Phó Trưởng phòng Văn hóa, Thông tin chr’hoong Đa Krông, tỉnh Quảng Trị xay moon:

          T’coóh Sen dzợ zư đớc bấc c’kir văn hóa cơnh apêê tr’coó xa nul, bhiệc bhan, năl bấc ooy đhr’niêng cr’bưn âng đha nuôr. T’coóh nắc cơnh muy bảo tàng ma mông dzợ zư đớc bấc c’kir, pr’đươi pr’dua ooy văn hóa âng ma nứih Pa Cô. A đoo nắc muy cha nắc thầy la lua bấc ngai chắp hơnh!

           Cơnh lâng c’rơ g’lêếh lâng loom luônh âng t’coóh, c’moo 2015, t’coóh vinh dự bơơn Chủ tịch k’tiếc k’ruung phong tặng nắc Nghệ nhân ưu tú. Nâu đoo nắc râu hâng hơnh cắh muy âng c’la đoo nắc dzợ âng pa zêng đha nuôr Pa Cô. Lấh n’nắc dzợ, bêl lang p’niên Pa Cô năl tước tr’coóh xa nul công cơnh văn hóa acoon cóh đay, cơnh lâng t’coóh nắc đoo râu bhui har lấh, muy hun ch’ner chr’nắp cắh cơnh:

            Cóh loom cu ặt k’pân, k’pân bil pật đợ xa nul n’nâu, bil đh’riêng pr’hát, xa nul n’jưl, nắc bil râu liêm chr’nắp âng văn hóa Pa Cô, bil boóp p’rá âng a conh a bhướp Pa Cô. Acu t’bhlâng dzợ c’rơ nắc dzợ p’zay. Cắh vêy tu zên bạc, cắh vêy tu chr’nắp cr’van nắc tu loom luônh. N’đhơ cơnh đêếc ha dang apêê đoo kiêng nắc acu lứch loom pa choom đoọng ng’cơnh cha ớh, ng’cơnh bhrợ têng tr’coó xa nul âng Pa Cô. Nắc đhêêng apêê đoo t’đang a chắc cu nắc acu yêm ặ loom. Tu acu năl acu công dzợ vêy pr’đơợ pa choom đoọng, doó choom bil pật, doó bil pật râu liêm chr’nắp âng acoon cóh./.

 

 

MAI HOA SEN

NGƯỜI TRUYỀN LỬA CHO NHẠC CỤ DÂN TỘC PA CÔ

( LỢI- DIỆP- NHẬT)

           Người Pa Cô sống chủ yếu ở các huyện Hướng Hóa, Đa Krông, tỉnh Quảng Trị và huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế với gần 20 nghìn người. Người Pa Cô có nhiều nét văn hóa đặc trưng của riêng mình, trong đó phải kể đến âm nhạc. Tuy nhiên, có một thời gian những điệu múa, những tiếng đàn, những làn điệu dân ca truyền thống của người Pa Cô tưởng chừng như đã mai một thì lúc này lại được ngân lên dặt dìu. Người thắp lên niềm đam mê ấy cho lớp trẻ là Nghệ nhân Mai Hoa Sen ở huyện Đa Krông, tỉnh Quảng Trị. Mời bà con và các bạn cùng gặp gỡ với Nghệ nhân ưu tú Mai Hoa Sen qua bài viết sau:

           Tiếng nhạc réo rắt vẫn được bà con thôn Ka Hẹp nghe phát ra từ ngôi nhà sàn của một nghệ nhân người Pa Cô 74 tuổi. Ngôi nhà của ông nằm cheo leo giữa sườn dốc của dãy núi Hê. Bao nhiêu năm nay, ông sống một mình giữa thung lũng A Vương miệt mài chế tác các loại nhạc cụ của dân tộc mình. Tiếng chim kêu, tiếng gió reo hòa cùng tiếng khèn, tiếng đàn Ta Lư len lỏi khắp cây xanh ngọn cỏ như muốn bày tỏ nỗi lòng của chính người tạo ra âm thanh này.

           Ông Mai Hoa Sen tâm sự, ngay từ khi còn nhỏ ông đã biết đến loại âm thanh này, nó như đã khắc sâu vào tâm hồn ông. Ở thời của ông, ai cũng lớn lên từ tiếng đàn Ta lư, khèn bè, Amam, A reng… Bà con trong vùng thường tìm đến ông nội và bố ông để mua các loại nhạc cụ dân tộc. Chính vì vậy mà ngay từ nhỏ ông đã được ông nội và bố ông tập cho cách chơi nhạc cụcách thẩm âm.

            Và thế, như bao người trai bản cùng đứng lên đáp lời sông núi, chàng trai Pa Kô Mai Hoa Sen nhập ngũ năm 1961, trực tiếp chiến đấu tại chiến trường Bình Trị Thiên. Chàng trai Pa Cô ngày ấy không quên mang theo bên mình chiếc đàn ta lư nhỏ và tấu lên những khúc nhạc thanh bình mỗi khi tiếng bom đạn tạm ngưng. Chiếc đàn hai dây đã mang đến cho đồng đội ở mọi miền quê những ký ức đẹp về tấm lòng của người Pa Cô và tiếp thêm cho họ sức mạnh để đào đường, tải đạn. Sau giải phóng, Mai Hoa Sen tiếp tục ở lại đơn vị tham gia rà phá bom mìn tại địa bàn tỉnh Quảng Trị. Năm 1978, ra quân với quân hàm Thượng úy, Mai Hoa Sen trở về nơi chôn nhau cắt rốn của mình ở thôn Ka Hẹp, trở về với miền dân ca, dân vũ đắm say mà ông chưa lúc nào thôi thương nhớ. Thế nhưng, ông bảo, đi đến làng nào có ngày hội, ông không còn thấy ai thổi khèn, thổi a reng, chơi các loại nhạc cụ dân tộc, ông chỉ toàn thấy cát-sét và cát-sét mà thôi; những điệu múa của dân tộc mình cũng không còn nữa. Thỉnh thoảng chỉ có vài người già lớn tuổi thổi vài điệu.  Sự hụt hẫng đang chiếm ngự nơi ông:

         “Thôi chết rồi, vậy là bản sắc văn hóa của mình đã bị mất hết. Tc là các làn điệu dân ca, các nhạc cụ dân tộc, các thứ không còn thấy nữa. Tôi cứ phân vân, tôi nghe trên đài phát thanh toàn nói về các dân tộc khác, mà không thấy nói dân tộc Pa Cô. Đánh Mỹ cũng đánh như nhau, dân tộc Pa Cô này không một ai theo Mỹ cả mà tại sao họ lại không đưa bất kỳ thông tin lên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam về dân tộc mình vậy? Tôi nghĩ miết rồi nhận ra rằng, à không phải tại họ mà do mình. Tôi phải tìm cách lấy lại cái hồn về cho bà con Pa Cô miềng thôi”.

            Chính tình yêu, chính niềm say mê với văn hóa dân tộc đã thôi thúc ông phải làm gì đó để khôi phục lại nét văn hóa ấy. Từ đó, ông bắt đầu chế tác đàn. Mỗi nhạc cụ dân tộc muốn chế tác thành công phải mất nhiều tuần lễ mới đạt được độ thanh trong và ngân xa. Ngoài ra, ông tự sáng tạo thêm một số loại nhạc cụ khác. Cứ như thế, bộ sưu tập của ông mỗi ngày một nhiều thêm. Ông mang đàn đi khắp vùng nào có người Pa Cô sinh sống để bán với giá 2 đồng một chiếc. Ông kể, ông vừa đánh vừa hát, bà con ưng lắm vì thấy giai điệu hay hay. Sau đó dần dần lớp trẻ cũng bắt đầu thích. Đến bây giờ gần như đàn Ta lư đã trở lại với đồng bào Pa Cô trong các lễ hội, các cuộc đi sim…

           Đến với xã Tà Rụt, huyện Đa Krông, tỉnh Quảng Trị nhắc đến tên Mai Hoa Sen ai cũng dành những lời mến mộ đối với ông. Theo lời của bà con ở đây, ông Mai Sen là một nghệ nhân có một không hai ở vùng đất Đa Krông này.

             Không chỉ chế tác nhạc cụ, ông còn được mời tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, tham gia dạy lớp học nhạc cụ dân tộc cho các em học sinh. Không chỉ dạy cách chơi nhạc cụ, nghệ nhân Mai Hoa Sen còn giúp cho các học sinh của mình hiểu được những cái hay, cái đẹp và giá trị tinh thần của từng loại nhạc cụ độc đáo này. Đến nay, xã Tà Rụt đã thành lập đội trống chiêng, đội diễn tấu nhạc cụ dân tộc và đã nhiều lần được mời tham dự các Festival cồng chiêng trong cả nước và đạt được nhiều giải cao. Chính điều đó đã góp thêm một nét rất riêng trong kho tàng di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc sinh sống trên dải Trường Sơn.

           Ông Kray Sức, thôn A Vương, một học trò của ông Mai Sen thổ lộ:

           Tôi không cần phải đi tìm xa nữa. Hầu như nơi ông là có đủ. Ông như một nhân chứng sống của đồng bào Pa Cô mình.

            Ông Hồ Văn Phương, Phó Trưởng phòng Văn hóa, Thông tin huyện Đa Krông, tỉnh Quảng Trị nhận định:

           Ông Sen còn giữ nhiều di sản văn hóa như các loại nhạc cụ, nghi lễ,am hiểu về các phong tục tập quán của đồng bào. Ông là một bảo tàng sống còn giữ nhiều di sản, hiện vật văn hóa của người Pa Cô. Ông là một người thầy đáng quý!

            Với công lao và tâm huyết của ông, năm 2015, ông vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng là Nghệ nhân Ưu tú. Đây là niềm vinh dự, niềm tự hào không chỉ của bản thân ông mà còn của cả cộng đồng dân tộc Pa Cô. Hơn thế nữa, khi lớp trẻ Pa Cô biết đến nhạc cụ cũng như văn hóa dân tộc mình, với ông đó là một niềm vui, một phần thưởng vô giá:

            Tôi cứ đau đáu trong lòng, sợ mất đi những âm thanh này, mất tiếng hát, tiếng đàn, mất đi bản sắc văn hóa dân tộc Pa Cô mình, mất đi tiếng của tổ tiên dân tôc Pa Cô. Tôi cố gắng còn sức còn giữ. Không phải đồng tiền, không phải vì giá trị vật chất mà vì tâm huyết, nhưng nếu họ cần tôi sẵn sàng bày dạy và truyền lại cách sử dụng, cách chế tác các loại nhạc cụ dân tộc Pa Cô. Chỉ cần họ gọi tên tôi là tôi vui mừng  vì tôi biết tôi vẫn còn cơ hội để truyền lại không bị mai một, mất đi bản sắc.

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC