NGƯỜI CƠ TU VÀ BÀI HÁT NGƯỜI MÈO ƠN ĐẢNG
Thứ bảy, 00:00, 30/05/2015

Người Cơ Tu và bài hát “Người Mèo ơn Đảng” của Nhạc sĩ Thanh Phúc

--------

 

(Nền bài Người Cơ Tu ơn Đảng- Phụ nữ xã Tr’hy hát)

# (Sĩ) Thưa bà con và các bạn! Hầu như ở làng Cơ Tu nào mà chúng tôi đã có dịp đến, bài hát này cũng trở nên phổ biến. Từ thời chống Mỹ cho đến bây giờ, người Cơ Tu đã hát bài hát này và nhiều người đã tưởng đây là bài “Người Cơ Tu ơn Đảng”. Thực ra, đây chỉ là bài hát được đặt lời Cơ Tu trên giai điệu của bài hát “Người Mèo ơn Đảng” của Nhạc sĩ Thanh Phúc.

 Thanh Phúc là một nhạc sĩ Quân đội, bây giờ ông đã ngoài 80 tuổi và sống ở Hà Nội. Ông đã sáng tác nhiều bài hát nổi tiếng, trong đó có bài “Người Mèo ơn Đảng”, sáng tác năm 1956. Mời bà con và các bạn nghe ca sĩ Thu Thuỷ, đoàn Nghệ thuật Quân khu II hát bài hát này:

thanhphuc.jpg


- Bài Người Mèo ơn Đảng

             # (Sĩ) Vâng, giai điệu và ca từ của bài hát thật đẹp! Những lời ca mộc mạc như chính cuộc sống của đồng bào Mông ở cao nguyên đá vùng cao phía bắc Tổ quốc, thể hiện tình cảm đối với Đảng, đối với Bác Hồ.

            Mới đây, chúng tôi đã gửi băng âm thanh 5 bài hát “Người Cơ Tu ơn Đảng” bằng tiếng Cơ Tu mà chúng tôi ghi âm được qua những chuyến công tác đến chị Lý Thị Hoa, Phóng viên Đài TNVN. Xin được nói thêm, chị Lý Thị Hoa là người dân tộc Mông, công tác tại Chương trình Phát thanh tiếng Mông của Đài Tiếng nói Việt Nam đã lâu năm. Chị Lý Thị Hoa đã mở băng ghi âm bài hát của nhạc sĩ Thanh Phúc bằng tiếng Cơ Tu cho ông nghe. Nhạc sĩ đã rất bất ngờ, xúc động và ông đã khóc vì sự yêu mến của đồng bào Cơ Tu với bài hát của mình.

            Bây giờ, mời bà con và các bạn nghe cuộc trò chuyện giữa chị Lý Thị Hoa và Nhạc sĩ Thanh Phúc:

(Lợi hỏi bằng tiếng Cơ Tu)

            Pv: Thưa bác,  bài hát “Người Mèo ơn Đảng” được bác sáng tác năm 1956. Hơn 50 năm qua bài hát đó đã là niềm tự hào của bà con dân tộc Mông. Đi đến đâu vùng đồng bào dân tộc Mông cũng được nghe bài hát này bằng hai thứ tiếng, tiếng Việt và tiếng Mông, chắc hẳn bác cũng rất tự hào ?      

1. Nhạc sĩ Thanh Phúc (NSTP) : Tôi cũng không tưởng tượng ra như thế, chỉ khi bài hát đã thấm sâu vào lòng dân người ta mới nghĩ ra chuyển tiếng phổ thông ra bằng tiếng DT để nghe cho gần gũi hơn, đó là tấm lòng, cái suy nghĩ của bà con dân tộc. Tôi cảm động lắm vì tác phẩm của mình được bà con yêu thích.

            PV: Cháu được biết cả gia đình bác gắn bó thiết tha với mảnh đất Hà Giang nơi địa đầu của Tổ quốc. Những năm tháng sống ở vùng cao đã giúp bác viết nên những ca khúc về vùng cao đặc sắc như: “Người Mèo ơn Đảng”, “Hà Giang quê tôi”, “Người Dao nhớ Bác Hồ”...

            2. NSTP: Tôi viết rất nhiều về đề tài dân tộc, viết về điện, đường, trường trạm, sinh đẻ kế hoặch, cái bể nước, lời ru của cô gái người Mông, lời bài hát như: Phải nuôi con thành người, nuôi con có chữ. Ví dụ như bài “Cái bể nước. Bà con nguơi Mông sống ở cao nguyên đá,  tiêu chí đời sống mới của người  Mông là một bể nước, một con bò và một mái nhà, cái tiêu chí này thật là giản dị vì đó là những điều thiết yếu nhất trong cuộc sống của họh. Những bài hát đó tôi dùng ca từ rất giản dị, đúng như cách nghĩ của bà con.

            PV: Thưa bác, đến bây giờ bài hát “Người Mèo ơn Đảng” không chỉ bà con người Mông hát mà cả bà con dân tộc CơTu họ cũng hát bài này. Có một chi tiết thú vị: Khi chương trình phát thanh tiếng Cơ tu phát bài hát của bác và giới thiệu đây là bài “Người Mèo ơn Đảng”, có thính giả cao tuổi là người  Cơ Tu đã gọi điện đến chương trình và nói: Đây là bài hát “Người Cơ Tu ơn Đảng” chứ? Họ đã hát bài hát này lâu lắm rồi cơ mà. Và tất nhiên là các anh chị biên tập viên chương trình tiếng Cơ Tu đã giải thích cho thính giả rất cặn kẽ rồi. Bây giờ mời bác cùng nghe bài hát “Người CơTu ơn Đảng” nhé:

(Nổi bài hát “Người CơTu ơn Đảng”- A Rất Cúc hát).

            3. NSTP: Khi nghe bài hát người Mèo ơn đảng bằng tiếng CơTu tôi thấy đấy là cái tình cảm của người CơTu đối với Đảng, với Bác rất là sâu. Chính vì  anh em nhạc sĩ chúng tôi không viết đáp ứng hết được cho các dân tộc, cho nên những bài hát đó được chuyển dịch sang lời CơTu để hát, tôi thầm cảm ơn và nghĩ đó là tấm lòng của bà con. Tôi chỉ là người nói hộ tấm lòng của bà con các dân tộc đối với Đảng, đối với Bác Hồ. Nếu các dân tộc khác cũng dịch bài hát này theo tiếng dân tộc mình để hát thì cũng không sao cả vì chúng ta chưa đáp ứng dược các bài hát cho các dân tộc.

            PV: Cháu nghĩ qua đây chắc bác sẽ phải sáng tác thêm bài hát cho bà con dân tộc CơTu nữa.

            4. NSTP: Với tuổi tôi bây giờ thì không dám hứa, nhưng nếu có tư liệu về dân tộc CơTu, đời sống dân tộc CơTu như thế nào và nếu được nghe một bài dân ca CơTu thì viết nó hướng về dân tộc CơTu nhiều hơn, và bài hát sẽ mang âm hương dân ca của dân tộc đó. Tôi mong có dịp được đến với các làng của bà con  Cơ Tu và hy vọng là sẽ có một bài hát gì đó để đáp lại tình cảm của người  Cơ Tu.

            Pv: Qua đây bác có muốn gửi gắm đôi lời đến với bà con dân tộc Mông cũng như bà con dân tộc CơTu không ?

            5. NSTP: Tôi xin lấy lời bài hát khuyên đồng bào rằng hày nghe lời bài hát mà thực hiện, nên sống tập trung, sống có làng xóm, sống có thôn bản, đừng lang thang nữa mà nên định canh, định cư, xây đời sống mới, xoá đói giảm nghèo. Đảng và nhà nước đã rất quan tâm đến đồng bào dân tộc, hãy tự mình vươn lên trong xây dựng đời sống mới.

            PV: Xin cảm ơn bác, kính chúc bác luôn khoẻ mạnh. Và bây giờ mời bác nghe một bài dân ca CơTu, bài “ Người  Cơ Tu xây đời sống mới” theo làn điêu ba booch. Hy vọng một ngày không xa bác sẽ có một bài hát để dành tặng cho đồng bào CơTu….

(Nổi bài hát CơTu)./.

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC