VEL KHUN: ZR’LỤ DU LỊCH VEL BHƯƠL PR’HAY ĐHỊ MIỀN TÂY HÀ GIANG
Thứ sáu, 08:24, 10/01/2025 Vĩnh Phong Vĩnh Phong
Vel Khun, chr’val Bằng Lang, chr’hoong Quang Bình, tỉnh Hà Giang vêy pleng k’tiếc liêm pr’hay, vêy bôl da ding, vêy boọng gợp căh cợ clung ha roo đọom rơơc…

 

Pa bhlầng, pazêng chr’năp văn hóa lâng ch’na đh’năh a yêm âng zập k’bhuh acoon coh đhị đâu ơy pa dưr vel Khun dưr vaih đhị tước l’lêy pr’hay đoọng ha ngai tước Hà Giang.

 

 

Vel Khun, chr’val Bằng Lang, ch’ngai tơợ trung tâm chr’hoong Quang Bình, tỉnh Hà Giang, mơ 8km. Tước đâu, t’mooi nắc bơơn lêy rau liêm pr’hay âng zr’lụ vêy nhiệt đới gió mùa, pác 2 hân noo: Hân noo boo lâng hân noo ch’noọng. Vel Khun ặt coh m’pâng t’huung vêy 178 pr’loọng đhanuôr ặt ma mông coh pazêng đong đh’rơơng âng 4 k’bhuh acoon coh, pazêng: Tày, Nùng, Dao lâng La Chí.

Tước vel Khun, t’mooi bơơn lêy vel bhươl tệêm ngăn, liêm pr’hay vêy đhr’nong đong đh’rơơng, taanh a din, taanh zong zá, hát yếu, hát quan làng âng ma nuyh Tày; bh’rợ taanh quẩy táu, bh’rợ t’tệên, múa a xêêh bha ar, hát giao duyên, bhuôih dang crâng âng ma nuyh Nùng; j’niêng cấp sắc âng ma nuyh Dao; j’niêng bhuôih a vị t’mêê âng ma nuyh La Chí.

Pr’hay bhlầng nắc pazêng đong đh’rơơng âng ma nuyh Tày. Đong buôn bhrợ tơợ n’loong mâng, chr’năp, ta bhrợ liêm choom lâng đhr’năng pleng k’tiếc, k’tiếc k’bunh zr’lụ da ding ca coong. Đong ặt vêy 2 c’nặt: c’nặt piing nắc đhị ặt ma mông âng pr’loọng đong, đăh dưp nắc đơc pr’đươi bhrợ têng, băn bh’năn căh cợ bhrợ grăng đơc. Tước vel Khun, t’mooi ặt coh pazêng đong đh’rơơng nâu lang bơơn xơợng rau tệêm ngăn, ặt tr’đăn lâng pleng k’tiếc, bơơn lêy pr’ặt tr’mông zập t’ngay âng đhanuôr coh đâu. T’cooh Vàng Văn Tấn, c’la homestay đhị vel Khun đoọng năl: “Bêl t’mooi tước vel Khun nắc bơơn châc năl zập bh’rợ âng đhanuôr coh vel. Lêy ting hân noo nắc t’mooi bơơn lướt bêệt ha roo, gặt ha roo, đêêh a bhoo… căh cợ nắc chấc năl tu k’ruung, tước lêy crâng a bhuy. Coh crâng vêy pazêng tơơm Prao ga mắc, dal lâng pazêng k’bhuh n’loong n’cuông liêm bhlầng. Lâh mơ, t’mooi choom ting pâh lêy zập bh’rợ văn hóa, văn nghệ lâng apêê nghệ nhân âng vel đong”.

Prang vel Khun vêy bấc da ding đhêl lâng bấc gợp đác, gợp đhêl liêm pr’hay cơnh: gợp Bó Mỳ, gợp Sum Khuất… lâng pazêng đhêl nhuum hooi liêm cra pa bhlầng, k’bhlit k’bhlaach. Coh đêêc, gợp Bó Mỳ, đhị k’rong đơc đac đoọng ha 5/8 vel âng chr’val Bằng Lang đươi, nắc đhị du lịch ha dợ t’mooi zêng kiêng tước chấc năl bêl tước Quang Bình. Moọt gợp, t’mooi nắc chang đác mát chrộ, vêy đhị đác đhậu tước đha đhưa ha dợ ch’đhăh, ch’ngaach…

Tu đác coh đâu nắc cung đhị ặt ma mông âng a xiu Dầm Xanh. Axiu Dầm Xanh nâu pậ, clơợng mơ 2kg, ađoo xó ting k’bhuh ting dzung t’mooi. Coh gợp cung vêy bấc đhêl nhuum, bấc pr’hoọm, tơợ rơơc, bh’luuc, t’viêng. Ting mọot đhậu, pazêng đhêl nhuum nâu vêy bấc pr’đhang liêm cra. Vêy đoo t’cul đhêl cơnh đhang coon ma nuyh, đhang Phật,… Vêy t’cul đhêl vaih c’lâng đui cơnh ruộng chuôr Tây Côn Lĩnh… đoọng ha t’mooi xơợng, lêy pr’hay. Anoo Nguyễn Tuấn Vũ, muy cha nắc t’mooi prá xay: “Nâu nắc muy bh’rợ chấc năl pr’hay bhlầng. Đoọng bơơn lêy lưch gợp Bó Mỳ nắc ahêê pa dưr c’rơ liêm lâh mơ dzợ, vêy c’rơ liêm nắc hêê mặ lướt lêy pa lưch”.

Ch’na đh’năh âng đhanuôr Tày nắc muy đăh căh choom lơi bêl tước vel Khun. Zập ch’na âng ma nuyh Tày zêng bơơn zêệ tơợ pazêng pr’đươi tự nhiên, bơơn zêệ bhrợ cơnh ty a hay âng đhanuôr coh đâu, cơnh: a xiu booh Pa-pinh-tộp, a xiu pa-pho, a tưch booh, lêệ a’ọc booh, xr’roọng a xiu hi la k’dúa,…

Pa bhlầng nắc đhị zr’lụ k’tiếc nâu vêy pr’dzăm “ma muuc bọo coh đhêl”, năc ch’na pr’dzăm bơơn ch’ner muy đhi bhiệc bhan Văn hóa, du lịch, ch’na đh’năh bha lang k’tiếc Hà Giang g’luh I c’moo 2024. Anoo Nông Văn Hoàng, đhanuôr vel Khun đoọng năl: “Ma muuc boọ coh đhêl choom zêệ bhrợ pr’dzăm, yêm bấc ngai kiêng bhlầng nắc ma muuc booh. Ma muuc luuc zr’ma cơnh bhooh, mì chính, bhăng xi, cr’liêng h’rôông, a xậ hẹ lâng zập rau bhơi đha hum lơơng tôm coh a xậ prí căh cợ a xậ n’jau lâng booh. Pr’dzăm nâu buôn đươi bêl dzợ y pưih choom cha đh’rưah lâng a xiu booh, vaih ch’na a yêm pa bhlầng”.

Xoọc đâu, vel Khun ơy vêy lâh 10 pr’loọng bhrợ du lịch, vêy zập dịch vụ cơnh: homestay, ch’na ty chr’năp lâng chấc năl văn hóa acoon coh. Coh cr’chăl tước, vel Khun moon đơc nắc bhrợ t’bhưah dịch vụ, pa dưr dal bh’nơơn lâng t’bhlầng pa căh du lịch đoọng t’pâh t’mooi coh k’tiếc k’ruung hêê lâng bha lang k’tiếc. Lâng pleng k’tiếc liêm pr’hay, chr’năp văn hóa vêy bấc cơnh… vel Khun coh ha y năc zr’lụ tước l’lêy căh choom z’lâh bêl t’mooi tước ooy đhăm k’tiếc Hà Giang./.

THÔN KHUN – ĐIỂM DU LỊCH CỘNG ĐỒNG HẤP DẪN Ở MIỀN TÂY HÀ GIANG

Thôn Khun, xã Bằng Lang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang nổi bật với cảnh quan thiên nhiên độc đáo, có núi, đồi, những hang động huyền ảo hay cánh đồng lúa chín vàng bát ngát... Đặc biệt, những nét văn hóa và ẩm thực độc đáo của cộng đồng các dân tộc nơi đây đã đưa thôn Khun trở thành một điểm đến không thể bỏ qua khi đến Hà Giang.

Thôn Khun, xã Bằng Lang, cách trung tâm huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang, khoảng 8 km. Đến đây, du khách sẽ cảm thấy không khí vô cùng mát mẻ bởi thôn nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô. Thôn Khun nằm giữa thung lũng có 178 hộ dân sinh sống trong những ngôi nhà sàn truyền thống độc đáo của 4 dân tộc, gồm: Tày, Nùng, Dao và La Chí.

Đến với thôn Khun, du khách được hòa mình vào không khí làng quê yên bình, với những ngôi nhà sàn truyền thống, dệt thổ cẩm, đan lát, hát yếu, hát quan làng của dân tộc Tày; nghề đan quẩy tấu, nghề rèn, múa ngựa giấy, hát giao duyên, lễ cúng thần rừng của dân tộc Nùng; nghi lễ cấp sắc của dân tộc Dao; nghi lễ cúng mừng cơm mới của dân tộc La Chí.

Ấn tượng nhất là những ngôi nhà sàn truyền thống của đồng bào dân tộc Tày. Nhà thường được làm từ các loại gỗ quý, thiết kế độc đáo, phù hợp với khí hậu và địa hình vùng núi. Ngôi nhà thường có hai phần: phần trên là nơi sinh sống, ăn ở của gia đình, còn phần dưới được dùng để chứa nông cụ, nuôi gia súc hoặc làm kho chứa. Khi đến thôn Khun, du khách được ở trên những ngôi nhà sàn này và được tận hưởng không gian yên tĩnh, gần gũi với thiên nhiên, và cảm nhận cuộc sống thường nhật của người dân bản địa. Ông Vàng Văn Tấn, chủ homestay ở thôn Khun, cho biết: "Khi khách đến với thôn Khun du khách được trải nghiệm các công việc của bà con dân bản. Tùy theo mùa vụ và du khách được đi cấy lúa, gặt lúa, bẻ ngô... hoặc đi trải nghiệm đầu nguồn các con sông, thăm các khu rừng nguyên sinh. Trong rừng có những cây Chò Chỉ rất to, cao và những bãi cây rất đẹp. Ngoài ra, du khách có thể tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ với các nghệ nhân của địa phương.”

Xung quanh thôn Khun có nhiều núi đá cùng nhiều hang nước, hang đá đẹp, như: hang Bó Mỳ, hang Sum Khuất... với những nhũ đá đẹp mắt, lung linh sắc màu. Trong đó, hang Bó Mỳ, nơi dự trữ nguồn nước phục vụ sinh hoạt cho 5/8 thôn của xã Bằng Lang, là điểm du lịch mà du khách đều muốn khám phá khi đến Quang Bình. Đi vào hang, du khách phải lội qua dòng nước mát lạnh, có chỗ nước sâu đến ngang ngực, nhưng nước rất trong, mát...

Dòng nước cũng là nơi sinh sống của loài cá Dầm Xanh. Những con cá Dầm Xanh to khoảng 2 kg bơi thành đàn xuôi theo chân du khách. Trong hang cũng có rất nhiều nhũ đá, màu sắc đa dạng, từ vàng, xám, xanh rêu. Càng vào sâu, những dải thạch nhũ hình thù kỳ lạ xuất hiện càng nhiều, khi thì như những rèm buồng ngủ của một tòa lâu đài, khi thì giống một dải lụa nằm hờ hững trên vách đá. Cũng có những khối đá hình dáng kì dị như những bộ phận trên cơ thể người, hình tượng Phật, ông bụt, hình ghế ngả lưng… Có những vân đá uốn lượn như hình dáng của những thửa ruộng bậc thang bên dải Tây Côn Lĩnh… tạo cho du khách cảm giác vô cùng thích thú và tò mò. Anh Nguyễn Tuấn Vũ, một du khách, chia sẻ: "Đây là một trải nghiệm rất thú vị. Để tận hưởng hết vẻ đẹp của hàng Bó Mỳ, chúng ta cần rèn luyện thêm sức khỏe để đi hết được hang."

Ẩm thực của đồng bào Tày là một phần không thể bỏ qua khi đến thôn Khun. Các món ăn của người Tày đều được chế biến từ những nguyên liệu tự nhiên, được chế biến theo cách đơn giản nhưng vẫn giữ được hương vị nguyên bản, như: Cá nướng Pa-pỉnh-tộp (cá nước gập), cá nướng pa-pho (cá bọc trong lá dong nướng), gà nướng, thịt lợn nướng, cá canh lá chua, nộm hóa chuối...

Đặc biệt nhất ở vùng đất này là món “Rêu đá”, món ăn đã giành giải nhất tại Lễ hội Văn hóa, Du lịch, Ẩm thực Quốc tế Hà Giang lần thứ I năm 2024.  Anh Nông Văn Hoàng, người dân thôn Khun, cho biết:“Rêu đá có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, nhưng nổi bật nhất vẫn là món rêu nướng. Rêu được nêm nếm với gia vị như muối, mì chính, sả, hạt dổi, lá hẹ và các loại rau thơm, sau đó gói vào lá chuối hoặc lá dong, rồi dùng kẹp tre nướng trên bếp than hồng. Món rêu nướng thường được ăn ngay khi còn nóng, có thể kết hợp với cá suối nướng tạo thành một món ăn vô cùng hấp dẫn".

Hiện, thôn Khun đã có hơn 10 hộ kinh doanh du lịch, cung cấp các dịch vụ, như: homestay, ẩm thực truyền thống và trải nghiệm văn hóa dân tộc. Trong thời gian tới, thôn Khun dự kiến sẽ mở rộng quy mô dịch vụ, nâng cao chất lượng và thúc đẩy quảng bá du lịch để thu hút du khách trong nước và quốc tế. Với cảnh quan thiên nhiên độc đáo, đa dạng văn hóa bản địa... thôn Khun hứa hẹn trở thành một điểm đến không thể bỏ qua khi du khách đến với mảnh đất Hà Giang./.

Vĩnh Phong

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC