CHR’NĂP ÂNG BH’RỢ BHUÔIH ZÈNG TÀ ÔI
Thứ bảy, 08:51, 04/01/2025 Theo Huế Ngày nay Theo Huế Ngày nay
Bhuôih Zèng nắc muy j’niêng đơơng chr’năp văn hóa âng đhanuôr Tà Ôi đhị chr’hoong da ding ca coong A Lưới, thành phố Huế.

Nâu đoo nắc căh muy pa căh loom chăp apêê dang nắc dzợ pa căh chr’năp bh’rợ taanh Zèng – c’kir văn hóa phi vật thể k’tiếc k’ruung.

 

 

Zèng nắc t’la adin ty chr’năp âng ma nuyh Tà Ôi, bơơn taanh lâng têy tơợ pazêng jeh k’paih t’boọ a rác, vaih pô x’xrặ chr’năp liêm. Pô x’xrặ coh t’la Zèng nắc vêy 76 rau, vêy pr’đhang hình tam giác, hình thoi, c’lâng tih, pa căh zập rau dưr vaih zêng bhơi nhấc, n’loong n’cuông, a đhăh dzăm lâng coon ma nuyh. Cơnh lâng ma nuyh Tà Ôi, zập t’la zèng căh muy nắc xa nập zập t’ngay, nắc dzợ c’leh pa căh ooy rau ca van c’rơ, nắc cr’van lâng pa chăm đhị ma bhuy chr’năp bhlầng.

Nghệ nhân Mai Thị Hợp, ma nuyh Tà Ôi, chr’val Lâm Đớt ơy pa têệt lâng bh’rợ taanh a din lâh 40 c’moo xay moon: “Ađoo lêy Zèng nắc muy đăh pr’ặt tr’mông âng đay. Bhuôih Zèng nắc pa căh loom năl ơn lâng rơơm đoọng bh’rợ ty chr’năp nắc bơơn ha dưr tơợ lang nâu tước lang t’tun”.  Nghệ nhân Mai Thị Hợp cung đoọng năl, zập pô x’xrặ coh t’la zèng nắc cơnh ma nuyh Tà Ôi pa căh xa nay t’ruih âng vel bhươl.

Muy rau chr’năp bhlầng đhị j’niêng bhuôih zèng nắc đoo t’la zèng đơc ha pêê dang nắc a hêê căh choom pay đươi căh cợ xang bhuôih oọ ơy pươh, đơc pa liêm đhị đơ chr’năp ma bhuy. Nghệ nhân A viết Thị Tâm, ma nuyh Tà Ôi, chr’val Lâm Đớt đoọng năl: “T’la zèng nắc đoo c’leh pa căh loom ta nih liêm, tu cơnh đêêc căh căh ngai choom đươi dua cơnh lơơng”.

Ma nuyh Tà Ôi bhuôih zèng moọt cr’chăl bhiệc bhan chr’năp ga mắc âng pr’loọng đong căh cợ âng vel bhươl. Lalăm đơơng pa câl zèng ooy lơơng, j’niêng nâu bơơn ta bhrợ đoọng năl ơn apêê dang lâng rơơm đoọng g’luh pa câl liêm buôn. Bhuôih zèng jưah nắc chr’năp văn hóa ơy tơợ lang a hay, jưah nắc a ngoọn pa têệt loom manuyh, zooi ha zập ma nuyh Tà Ôi ting chăp lâh mơ, zư đơc lâng pa dưr chr’năp acoon coh đay.

J’niêng bhuôih zèng pazêng vêy pêê c’nặt bhlầng. Tr’nơợp nắc c’nặt ra văng, c’la đong lâng acoon c’châu nắc k’rong pa zập t’la zèng coh đong, ra pặ muy pâng đoọng bhuôih, muy pâng ra pặ đhị pươih bha nuôih. Bha nuôih pazêng vêy t’la zèng lắp pa liêm, muy p’nong a tưch chệên, puôn p’nong axiu n’gơng đhị chom a vị đêệp, bơr chom alắc, muy chom đác, bơr p’nong amọ, muy pơơng prí, muy chom cha neh, avị cuốt, a vị hor, bơr c’nặt a tao lâng muy jeh a tao dzợ đơc hi la. Coh piing nắc tơơm x’nuur vêy dông k’paih.

Pa têệt đêêc nắc c’la đong bhrợ j’niêng bhuôih lâng bhiệc prá pr’nhưa, ca coh xay rau đay kiêng moon, pa căh loom năl ơn apêê dang, đh’rưah nắc zước đoọng ha pêê taanh zèng liêm buôn, bấc t’la zèng liêm, pa câl liêm buôn, pa chô pr’ặt tr’mông k’bhộ ngăn.

X’rịa nắc pa đhuônh bha nuôih đh’rưah âm cha, hát t’nơt. Zập ngai đh’rưah Ri Răm, Ân Zựt pa căh loom hơnh deh lâng năl ơn a bhô dang.

Ting cơnh xay moon âng nghệ nhân A viết Thị Tâm, coh pazêng j’niêng chr’năp, t’la zèng nắc bơơn đươi dua lalay, căh vêy pươh, căh cher đoọng căh cợ pay đươi đhơ cơnh đhơ kị. Bhiệc nâu nắc pa căh loom chăp cơnh lâng apêê dang lâng rau chr’năp âng zèng coh zập j’niêng bhuôih caih.

Coh pazêng cr’chăl bhiệc bhan ga mắc chr’năp cơnh xay xơ, t’la zèng cung k’đhơợng muy chr’năp ga mắc. Nghệ nhân Mai Thị Hợp đoọng năl, đhơ căh lâh ng’đươi, ha dợ zập pr’loọng đong lêy vêy m’bứi bhlầng vêy muy t’la zèng đoọng bhuôih ha bhô dang, rơơm a bhô dang ting lêy lâng zooi apêê diic điêl t’mêê tr’bơơn ma mông k’rơ liêm.

Ting cơnh p’căn Lê Thị Thêm, Trưởng phòng Văn hóa, Thông tin chr’hoong A Lưới, j’niêng bhuôih zèng căh muy năc c’leh âng c’rơ pa têệt đhanuôr, nắc dzợ đoọng zư pa dưr chr’năp văn hóa âng manuyh Tà Ôi. Chính quyền vel đong cung xoọc pa zay zooi padưr bh’rợ taanh zèng lâng pa căh bh’nơơn bh’rợ nâu đoọng đơơng chr’năp âng zèng tân đôr k’rơ lâh mơ, ch’ngai lâh mơ.

Chr’năp zèng âng đhanuôr Tà Ôi tr’haanh bhlầng lâng zập pô x’xrặ vêy bấc cơnh lâng chr’năp nghệ thuật liêm dal. Bh’rợ taanh zèng căh năc muy đăh c’kir văn hóa nắc dzợ chr’năp đoọng zư pa dưr rau liêm choom âng acoon coh. Bhuôih zèng căh muy j’niêng đơơng chr’năp a bhô dang năc dzợ c’leh âng văn hóa, đoàn kết lâng loom ta nih liêm âng đhanuôr Tà Ôi, zooi zư lêy lâng tân đôr k’rơ lâh mơ chr’năp văn hóa âng apêê tước lâng pr’zơc coh k’tiếc k’ruung hêê lâng ooy bha lang k’tiếc./.

ĐỘC ĐÁO LỄ CÚNG DÂNG ZÈNG

Lễ cúng dâng zèng là một nghi thức tâm linh độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào Tà Ôi ở huyện vùng cao A Lưới, thành phố Huế. Đây không chỉ là cách thể hiện lòng biết ơn đến Giàng (Ông Trời), mà còn tôn vinh nghề dệt zèng – di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Zèng là loại vải thổ cẩm truyền thống của người Tà Ôi, được dệt bằng tay từ những sợi bông tự nhiên kèm theo các hạt cườm, tạo nên hoa văn độc đáo. Hoa văn trên tấm zèng phong phú với 76 loại, bao gồm hình tam giác, hình thoi, đường thẳng, mô tả các yếu tố thực vật, động vật và con người. Đối với người Tà Ôi, mỗi tấm zèng không chỉ là trang phục hàng ngày, mà còn là biểu tượng về sự giàu có, quyền quý, là lễ vật hồi môn và trang trí những nơi linh thiêng.

Nghệ nhân Mai Thị Hợp, dân tộc Tà Ôi, xã Lâm Đớt đã gắn bó với nghề dệt hơn 40 năm chia sẻ: “Tôi luôn xem dệt zèng như một phần cuộc sống của mình. Cúng dâng zèng trước là để bày tỏ lòng biết ơn, sau là mong cầu cho nghề được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác”. Nghệ nhân Mai Thị Hợp cũng cho biết, mỗi hoa văn trên tấm zèng là cách người Tà Ôi ghi lại câu chuyện của làng bản.

Một điều đặc biệt trong nghi thức cúng dâng zèng là các tấm zèng dành riêng cho Giàng (Trời) sẽ không được sử dụng hay giặt sau khi cúng, mà được bảo quản cẩn thận trong không gian linh thiêng. Nghệ nhân A Viết Thị Tâm, dân tộc Tà Ôi, xã Lâm Đớt cho biết: “Tấm zèng ấy là biểu tượng của lòng thành kính, nên không ai được phép xâm phạm hay sử dụng vào mục đích khác”.

Người Tà Ôi tổ chức nghi lễ cúng dâng zèng vào những dịp lễ quan trọng của gia đình hoặc làng bản. Trước khi đi buôn bán zèng ở nơi xa, nghi lễ này được thực hiện để tạ ơn Giàng và cầu mong chuyến buôn may mắn. Dâng zèng vừa là nét đẹp văn hóa truyền thống vừa là sợi dây kết nối duyên tình, giúp mỗi người Tà Ôi thêm quý trọng, gìn giữ và lưu truyền bản sắc của dân tộc mình.

Nghi lễ cúng dâng zèng gồm ba bước chính. Đầu tiên là khâu chuẩn bị, gia chủ và con cháu tập hợp các tấm zèng trong nhà, phân loại một phần để dâng cúng, phần còn lại xếp quanh mâm lễ. Lễ vật gồm một tấm zèng gập vuông vắn, một con gà luộc, bốn con cá để trên bát xôi, hai chén rượu, một chén nước, hai con chuột, một nải chuối, một bát gạo, các loại bánh truyền thống, hai khúc mía và một ngọn mía còn lá. Trên cùng là cây nêu treo tua rua sợi thổ cẩm.

Tiếp theo, gia chủ thực hiện nghi lễ chính bằng cách đọc bài khấn, bày tỏ lòng biết ơn Giàng vì đã ban phước lành và nghề truyền thống, đồng thời cầu mong sự phù hộ để người dệt làm ra nhiều tấm zèng đẹp, người buôn bán thành công, cuộc sống ấm no.

Cuối cùng, nghi lễ khép lại bằng việc thụ hưởng lễ vật và tổ chức múa hát truyền thống. Cộng đồng cùng tham gia vũ điệu Ri Răm, Ân Zựt để bày tỏ vui mừng và cảm tạ Giàng.

Theo chia sẻ của nghệ nhân A Viết Thị Tâm, trong các nghi lễ quan trọng, tấm zèng phải được sử dụng riêng biệt, không giặt, không cho tặng hay đem ra sử dụng. Việc này thể hiện sự kính trọng đối với Giàng và sự thiêng liêng của zèng trong các lễ cúng.

Trong những dịp trọng đại như đám cưới, tấm zèng cũng giữ một vai trò quan trọng. Nghệ nhân Mai Thị Hợp cho biết, dù không cần quá nhiều, nhưng mỗi gia đình phải có ít nhất một tấm zèng để dâng lên tổ tiên, mong tổ tiên chứng giám và phù hộ cho hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ.

Theo bà Lê Thị Thêm, Trưởng phòng Văn hóa, Thông tin huyện A Lưới, nghi lễ cúng dâng zèng không chỉ là biểu tượng của sự gắn kết cộng đồng, mà còn là cách để bảo tồn bản sắc văn hóa đặc sắc của người Tà Ôi. Chính quyền địa phương cũng đang tích cực hỗ trợ việc phát triển nghề dệt zèng và quảng bá sản phẩm này để mang giá trị của zèng vươn xa hơn.

Thương hiệu zèng của đồng bào Tà Ôi nổi bật với các hoa văn phong phú và giá trị nghệ thuật cao. Nghề dệt zèng không chỉ là một phần di sản văn hóa mà còn là nguồn cảm hứng để bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc. Cúng dâng zèng không chỉ là nghi thức tâm linh mà còn là biểu tượng của văn hóa, đoàn kết và tinh thần của cộng đồng Tà Ôi, giúp duy trì và lan tỏa giá trị văn hóa của họ đến bạn bè trong và ngoài nước./.

 

 

 

Theo Huế Ngày nay

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC