Bộ xa nập ty chr’năp âng pân đil Sán Chỉ pazêng: quần, a dooh xập clang c’loong, a dooh xập clang nguôi, cr’teng lâng khăn por a’cọ. Ch’năp x’xrặ, pr’họom xa nập căh muy pa căh pr’ặt tr’mông pa têệt lâng pleng k’tiếc nắc dzợ pa căh chr’năp j’niêng tơợ đanh âng đhanuôr. C’lâng chỉ ih t’bech bhrợ vaih xa nập liêm cra pa căh đhang âng pân đil Sán Chỉ ting liêm lâh mơ. Pa xoọng đêêc nắc pr’đươi pa chăm cơnh p’nâng, cọong, khăn por a’ọc lâng pa bhlầng nắc cr’teng bơơn taanh lâng len căh cợ k’bhum bhai bấc pr’họom, t’boọ bạc lang đợ nam u liêm, bhrợ vaih rau chr’năp lalay âng xa nập. Amoó Trang Thị Dính đhị chr’val Yên Thổ, chr’hoong Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng đoọng năl, đhơ lêy xa nập ih bhrợ ba buôn ha dợ đoọng ih muy bộ xa nập nâu nắc đanh lâng g’lêêh bhlầng.
“Ha dang ih a dooh nắc đanh mơ 1 t’ngay, 2 t’ngay. Ha dợ ih pa xoọng bấc rau dzợ. Cơnh khăn nâu nắc ih tước ca c’xêê”.
Cr’chăl đoọng ih muy bộ xa nập nắc lêy tơợ rau ghit liêm lâng đhr’năng u k’đhap âng zập c’nặt ih. Tu cơnh đêêc, zập bộ xa nập căh muy nắc pr’đươi zập t’ngay nắc dzợ muy tác phẩm nghệ thuật, pa căh rau g’lăng z’hai lâng zay âng pân đil Sán Chỉ. Coh pazêng cr’chăl tết, xay xơ, xa nập âng ma nuyh Sán Chỉ nắc dzợ bơơn pa zưm lâng khăn por a’cọ, zập ch’năm pa chăm ta bhrợ lâng bạc lâng cr’teng chr’năp liêm bhrợ vaih rau liêm cra, ma bhuy. Đhơ cơnh đêêc, pazêng c’moo đăn đâu xa nập ty chr’năp năc căh lâh apêê đươi xập coh zập t’ngay lâng pr’đơợ apêê pân đil Sán Chỉ nắc pa choom ih xa nập lalăm pay k’diic cung dưr vaih hắt pa bhlầng. Amoó Đặng Thị Lịch ặt đhị chr’val Yên Thổ, chr’hoong Bảo Lâm xay moon:
“Acu bêl dzợ học nắc căh vêy ặt coh đong, tu cơnh đêêc căh choom ih xa nập. Bêl ơy học xang nắc amế ma ơy ih bhrợ đoọng. Tước bel pay k’diic nắc muy pay xập hơơ ặ”.
Đhr’năng chr’năp văn hóa nâu ting t’ngay bil r’dợ ơy lêy ghit nắc rau tr’xăl coh pr’ặt tr’mông lâng pa too pa choom; Apêê p’niên n’đil căh lâh ting pâh ih cơnh apêê lalăm, đợ xa nập ty chr’năp bơơn apêê t’ha coh đong ih bhrợ đoọng căh cợ câl tơợ chợ, xăl tu c’la đay ma ih bhrợ . Đhơ cơnh đêêc, lâng c’rơ pa zay xay moon âng chính quyền vel đong, đhanuôr Sán Chỉ ơy tơợp đươi dua xa nập ty chr’năp bấc lâh coh zập cr’chăl bhiệc bhan lâng bh’rợ văn nghệ, c’kir văn hóa âng acoon coh ơy bơơn k’rang.
Pazêng xa nập ty chr’năp leh vaih coh zập cr’chăl bhiệc bhan, têt tọc lâng zập g’luh phiên chợ đoọng lêy nắc ma nuyh Sán Chỉ đhị Bảo Lâm ơy vêy c’năl lâh coh bh’rợ zư pa dưr chr’năp văn hóa âng acoon coh đay. Cơnh lâng amoó Trang Thị Dính đhị chr’val Yên Thổ, chr’hoong Bảo Lâm, xa nập ty chr’năp dzợ zooi amoó t’bơơn zên lâng bhiệc ih đoọng pa câl đoọng ha t’mooi. Nâu nắc cơnh zư lêy lâng tân đôr chr’năp văn hóa đoọng ha lang t’tun.
“Nâu kêi buôn vêy bhrợ văn nghệ, căh cợ bhiệc bhan năc đhanuôr xập xa nập âng ma nuyh đay bấc lâh lalăm. Apêê xập liêm cra. Đhị bhiệc bhan, văn nghệ zêng apêê xập xa nập acoon coh đay. Acu cung hâng hơnh xơợng ty a đay nắc ma nuyh pân đil lâng choom ih bhrợ pazêng xa nập đoọng ha đong đay đươi”.
Lâng c’rơ pa zay tơợ chính quyền lâng apêê tổ chức xã hội, ma nuyh Sán Chỉ đhị chr’val Yên Thổ, chr’hoong Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng xoọc pa zay bhrợ bấc bh’rợ văn hóa đoọng pa dưr lâng pa căh xa nập acoon coh, pa dưr loom hâng hơnh coh đhanuôr. Đhanuôr năl ghit xa nập năc căh muy đoọng xập cơnh c’xu nắc dzợ c’năl văn hóa chr’năp liêm, pa căh cr’noọ cr’niêng, loom luônh lâng cơnh ặt ma mông âng k’bhuh acoon coh. Lâng c’rơ đoàn kết lâng pa zay, ma nuyh Sán Chỉ rơơm zư lêy chr’năp văn hóa âng acoon coh đay đăh xa nập ty chr’năp, đoọng chr’năp năc đoo ặt tất lang coh pr’ặt tr’mông âng zập lang ma nuyh coh ha y chroo./.
CAO BẰNG: BẢO TỒN GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC SÁN CHỈ QUA TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG
Với bà con dân tộc Sán Chỉ tại xã Yên Thổ, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng, trang phục dân tộc truyền thống không chỉ là nét đặc trưng về tạo hình và phong cách thẩm mỹ mà còn là minh chứng lịch sử, là câu chuyện văn hóa dân tộc.
Bộ trang phục truyền thống phụ nữ Sán Chỉ gồm: quần, áo trong, áo ngoài, thắt lưng và khăn vấn tóc. Từng chi tiết hoa văn, màu sắc trên trang phục không chỉ phản ánh đời sống gắn bó với thiên nhiên mà còn khắc họa phong tục tập quán lâu đời của cộng đồng. Những đường kim mũi chỉ khéo léo tạo nên những bộ trang phục giản dị nhưng tôn lên được nét duyên dáng của người phụ nữ Sán Chỉ. Thêm vào đó, các phụ kiện như vòng cổ, vòng tay, khăn vấn tóc và đặc biệt là chiếc thắt lưng được dệt từ len hoặc vải nhuộm nhiều màu sắc, đính kèm những chi tiết bạc hoặc kim loại, tạo điểm nhấn nổi bật cho bộ trang phục truyền thống. Chị Trang Thị Dính ở xã Yên Thổ, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng cho biết, mặc dù nhìn trang phục khá đơn giản, nhưng việc hoàn thành một bộ trang phục đòi hỏi nhiều thời gian và công sức.
“Nếu làm cái áo thì khoảng 1 ngày, khoảng 2 ngày là được cái áo. Còn nhiều cái lắm, nhiều thứ. Cái khăn này thì chắc phải cả tháng.”
Thời gian để làm ra mỗi phần trang phục phụ thuộc vào sự tỉ mỉ và độ khó của từng chi tiết. Chính vì thế, mỗi bộ trang phục không chỉ là vật dụng hàng ngày mà còn là một tác phẩm nghệ thuật, thể hiện sự khéo léo và chăm chỉ của phụ nữ Sán Chỉ. Trong những dịp lễ tết, cưới hỏi, trang phục của người Sán Chỉ còn được kết hợp thêm khăn vấn, các loại vòng trang sức bằng bạc và chiếc thắt lưng đặc biệt, tạo nên vẻ đẹp hoàn chỉnh, trang trọng. Tuy nhiên, những năm gần đây trang phục truyền thống dần ít được sử dụng trong đời sống hàng ngày và "tiêu chuẩn" các cô gái Sán Chỉ phải học cách làm trang phục trước khi lấy chồng cũng dần trở nên ít đi. Chị Đặng Thị Lịch ở xã Yên Thổ, huyện Bảo Lâm chia sẻ:
“Em thì lúc đi học em không ở nhà nên không được học làm quần áo. Lúc học xong về nhà thì bố mẹ làm sẵn cho hết rồi. Khi lấy chồng lúc ra cửa là chỉ việc mặc thôi.”
Thực trạng dần mai một nét văn hóa đẹp này cho thấy sự thay đổi trong lối sống và giáo dục; Các bạn gái trẻ dần ít tham gia vào quá trình may vá thủ công như xưa, phần lớn trang phục truyền thống được phụ thuộc vào những người lớn tuổi hoặc mua sẵn từ chợ thay vì tự làm. Tuy nhiên, với sự nỗ lực tuyên truyền của chính quyền địa phương, đồng bào Sán Chỉ đã bắt đầu sử dụng trang phục truyền thống nhiều hơn trong các dịp lễ hội và hoạt động văn nghệ, di sản văn hóa của dân tộc đã được quan tâm trở lại.
Những bộ trang phục truyền thống xuất hiện trong những dịp Lễ, Tết và các phiên chợ cho thấy người Sán Chỉ ở Bảo Lâm đã có ý thức hơn trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Riêng với chị Trang Thị Dính ở xã Yên Thổ, huyện Bảo Lâm, trang phục truyền thống còn giúp chị có thêm thu nhập bằng cách may, thêu quần, áo để bán cho bà con và du khách. Đây là cách gìn giữ và lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống cho lớp trẻ.
“Bây giờ hay có văn nghệ này, hay có lễ hội bà con mặc trang phục dân tộc nhiều hơn trước. Họ mặc mà toàn mặc đẹp nữa. Kiểu như vẫn đi làm nhưng mà có lễ hội là họ hay mặc, có văn nghệ các kiểu thì toàn mặc áo dân tộc rồi. Mình cũng tự hào mình là người phụ nữ, và mình cũng tự biết làm những thứ mà mình có để mà mình dùng.”
Với sự hỗ trợ từ chính quyền và các tổ chức xã hội, người Sán Chỉ ở xã Yên Thổ, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng đang nỗ lực tổ chức nhiều sự kiện văn hóa để khôi phục và quảng bá trang phục dân tộc, khơi dậy niềm tự hào trong cộng đồng. Người dân hiểu rằng trang phục không chỉ đơn thuần là những bộ quần áo, mà còn là di sản văn hóa quý báu, phản ánh tâm tư, tình cảm và phong cách sống của dân tộc. Bằng tinh thần đoàn kết và quyết tâm, người Sán Chỉ hy vọng gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc mình qua các bộ trang phục truyền thống, để chúng tiếp tục sống mãi trong tâm thức của các thế hệ tương lai./.
Viết bình luận