MA NƯIH K’ĐHƠỢNG ĐƠC PR’HAT TÀY, NÙNG COH VÂN TRÌNH (CAO BẰNG)
Thứ sáu, 08:56, 01/11/2024 Công Luận -TTĐB Công Luận -TTĐB
Cơnh lâng loom chăp kiêng văn hóa lang a hay, bâc c’moo ha nua, p’căn Nông Thị Hoài (ma nưih Tày coh chr’val Vân Trình, chr’hoong Thạch An, Cao Bằng) âi p’zay k’rong zư đơc, pa choom đoọng đợ pr’hat vel đong ha pêê ngai chăp kiêng cơnh lâng bâc bh’rợ văn hóa lang a hay coh vel đong…

 

 

Âi lâh 60 c’moo n’đhang dh’riêng pr’hat âng p’căn Nông Thị Hoài công dzợ liêm cha ngoor. Pr’châc p’niên âng angăh Hoài ăt clâp lâng n’juông sli liêm pr’hay, đợ bhr’ươr lượn slương, đợ cr’liêng then ha nghêm c’târ… tơợ bhr’ươr âng ca căn. Năc roop cơnh đêêc, năc angăh chăp kiêng đợ bhr’ươr pr’hat vel đong tơợ tứi lâng đơơh choom hat. Bêl chr’val vêy c’lâng xa nay bhrợ t’vaih apêê câu lạc bộ (CLB) pr’hat xa nul, angăh Hoài năc muy coh bâc ngai l’lăm ting pâh bhrợ t’vaih CLB Zư đơc bhr’ươr pr’hat chr’val Vân Trình. Cơnh lâng năc bhrợ Chủ nhiệm CLB, angăh Hoài năc ma nưih ting pâh bâc g’luh pa choom đoọng, xay moon p’xoọng đợ apêê nghệ nhân, giáo viên… tươc pa choom đoọng ha pêê coh CLB. “Acu chăp kiêng nghệ thuật n’đhang năc đợ tươc c’moo 2017 bêl apêê ca coon xrôông pâ, acu kiêng bhlâng tu cơnh đêêc âi t’coó p’loọng ting đong, t’đang ting cha năc ma nưih, năl cr’noọ cr’niêng âng apêê đoo lâng dh’rưah pa choom. Lớp tr’nơơp năc cô giáo Thu Lành, zâp ngai tươc đong cu đoọng pa choom. Tơợ CLB pa bhlâng hăt ngai ting pâh n’đhang r’dợ zâp ha dum ha ot cha kêêt za nghit, zâp ngai ma tr’đương pr’zươc tươc đâu pa choom. Xooc đâu CLB âi lâh 30 cha năc”.

Zâp ha dum, đhr’nong đong k’tứi âng angăh Hoài ra hô ra hăm p’rá c’chăng, đơơr ra cloc ra clec lâng đợ bhr’ươr sli, lượn liêm pr’hay. Đươi vêy bơơn k’rong bâc bhr’ươr pr’hay, lưch loom chăp kiêng văn hóa, năl ghit văn hóa vel đong tu cơnh đêêc CLB Zư đơc apêê bhr’ươr pr’hat Vân Trình âi dưr vaih đhị liêm choom coh bh’rợ zư đơc lâng pa dưr chr’năp văn nghệ lang a hay đhị vel đong chr’hoong Thạch An lâng dưr vaih c’bhuh bha lâng âng chr’val coh apêê hội thi văn nghệ zâp câp. P’căn Nông Thị Luyến, ma nưih ting pâh CLB Zư đơc pr’hat lang ahay chr’val Vân Trình đoọng năl, bh’rợ k’dhơợng bhrợ lâng pa dưr đợ câu lạc bộ hát then, n’jưl tính căh muy zư đơc lâng pa dưr chr’năp văn hóa âng bh’rợ nghệ thuật n’nâu năc dzợ chroi đoọng bhrợ p’liêm pr’ăt tr’mông văn hóa âng đha nuôr vel đong: “Amoó Hoài pa bhlâng lưch loom bhrợ têng, da doong p’too moon apêê angăh, anoo amoó nâu câi âi bhrợ t’vaih CLB năc zâp ngai p’zay, đoàn kết đh’rưah lươt pa choom. N’đhơ zâp ngai ga lêêh n’đhang bêl k’đhơợng n’jưl năc doó dzợ xơợng ga lêêh k’bao”.

Cơnh lâng ma nưih Tày, Nùng, bhr’ươr then n’jưl tính căh muy năc văn hóa, văn nghệ, năc dzợ c’leh liêm coh pr’ăt tr’mông âng đha nuôr, buôn bơơn pa căh coh apêê t’ngay chr’năp. Năc đhị đhăm k’tiêc Cao Bằng, hát then công pac bhrợ bơr zr’lụ la lay năc then tính miền Đông lâng then tính miền Tây. Ha dang then tính miền Đông k’rơ r’rộ r’răm cơnh apêê đha đhâm bhreh k’rơ năc then tính miền Tây âng zr’lụ Thạch An câ liêm cha ngoor cơnh c’mọor liêm đha nui. Râu rơơm kiêng âng angăh Hoài, năc đoo ng’cơnh choom bhrợ lang nâu câi căh muy năl cr’liêng pr’hay, xa nul tr’coó năc dzợ bơơn năl  lưch râu liêm pr’hay coh zâp bhr’ươr pr’hat.

C’kir bhrợ têng then âng ma nưih Tày, Nùng, Thái coh Việt Nam bơơn UNESCO xay moon C’kir văn hóa phi vật thể pa căh măt đoọng ha coon ma nưih. Râu đâu cơnh lâng angăh Nông Thị Hoài năc muy râu bhui har, hâng hơnh, muy pr’đơợ ga măc đoọng a đoo p’zay đh’rưah lâng CLB băt pa dưr loom chăp kiêng âng đay. Angăh Nông Thị Hoài xay moon: “Nâu câi dh’rưah zư đơc c’leh văn hóa ma nưih k’đhơợng bhrợ l’lăm cơnh a cu pa bhlâng k’đhap, râu muy năc n’đăh trmông, râu bơr năc ooy pr’đơợ. Muy bêệ n’jưl năc tơợ t’cool ha riêng tươc 1 ưc đồng, acu công lươt câl đoọng ha zâp ngai vă. Tơợ bâc g’luh giao lưu k’tứi coh vel cơnh t’ngay đoàn kết pazêng đha nuôr, t’ngay k’rong pazêng pân đil, ma nưih t’cooh t’ha,… coh ooy vêy then tính năc acu zêng vêy tươc”.

Đợ n’juông pr’hat, bhr’ươr then đh’rưah lâng xa nul n’jưl tính dưr đơơr cơnh hr’luc muy ooy, bhrợ pa liêm pr’hay lâh bh’rợ ăt ma mông vel ma nang, băr dzang đợ chr’năp văn hóa lang a hay âng đha nuôr Tày, Nùng. Cơnh đêêc n’đhang đoọng apêê bhr’ươr pr’hat bơơn pa trơơi đơc ha lang t’tun, năc pa bhlâng kiêng đợ apêê lưch loom luônh chăp kiêng cơnh angăh Nông Thị Hoài đh’rưah lâng đợ apêê coh CLB zư đơc lâng pa dưr chr’năp văn hóa lang a hay, đoọng đợ n’juông pr’hat năc ăt chr’va ting c’moo c’xêê./.

 

Người giữ ngọn lửa dân ca Tày, Nùng ở Vân Trình (Cao Bằng)

 

Bằng tình yêu văn hóa truyền thống, nhiều năm qua, bà Nông Thị Hoài (người Tày ở xã Vân Trình, huyện Thạch An, Cao Bằng) đã dày công sưu tầm, truyền dạy những khúc dân ca quê hương cho những người tâm huyết với các loại hình văn hóa dân gian ở địa phương…

Đã ngoài 60 tuổi nhưng tiếng hát của bà Nông Thị Hoài vẫn mượt mà, đằm thắm. Tuổi thơ của bà Hoài thấm đẫm những câu sli bay bổng, những điệu lượn slương, những lời then ngọt ngào... từ lời ru của mẹ. Có lẽ bởi vậy mà bà sớm yêu các làn điệu dân ca quê hương và bộc lộ năng khiếu văn nghệ. Khi xã có chủ trương thành lập các câu lạc bộ (CLB) dân ca, dân vũ, bà Hoài là một trong những người đầu tiên tham gia thành lập CBL Bảo tồn làn điệu dân ca xã Vân Trình. Với cương vị Chủ nhiệm CLB, bà Hoài là nhân tố tích cực tổ chức các buổi truyền dạy, liên hệ thêm những nghệ nhân, giáo viên... đến để hướng dẫn cho thành viên CLB. “Tôi đam mê về nghệ thuật nhưng phải đến năm 2017 khi các con đã trưởng thành, tôi đam mê quá nên đã gõ cửa từng nhà, gọi từng người một, biết sở thích của họ và cùng tập. Lớp đầu tiên là cô giáo Thu Lành, mọi người đến nhà tôi để tập. Từ đầu CLB rất ít người nhưng dần dần từng đêm đông giá lạnh mọi người vẫn đón nhau đến đây tập. Hiện tại CLB đã hơn 30 thành viên.

Mỗi tối, căn nhà nhỏ của bà Hoài thường rộn tiếng tính, tiếng phách và những điệu sli, lượn bổng trầm. Nhờ tập hợp được nhiều giọng ca hay, tâm huyết với văn nghệ quần chúng, am hiểu văn hóa địa phương nên Câu lạc bộ Bảo tồn các làn điệu dân ca Vân Trình đã trở thành điểm sáng trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị của văn nghệ dân gian trên địa bàn huyện Thạch An và trở thành hạt nhân nòng cốt của xã trong các hội thi văn nghệ các cấp. Bà Nông Thị Luyến, thành viên CLB Bảo tồn các làn điệu dân ca xã Vân Trình cho rằng việc duy trì và phát triển những câu lạc bộ hát then, đàn tính không chỉ gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa của loại hình nghệ thuật này mà còn góp phần làm phong phú đời sống văn hóa của người dân địa phương. “Chị Hoài rất nhiệt tình, luôn động viên bảo các cô các chị ơi, bây giờ đã thành lập CLB rồi thì mọi người cùng nhiệt tình, đoàn kết với nhau, cùng nhau đi tập. Tuy rằng mọi người mệt nhưng khi cầm vào đàn thì không thấy mệt nữa rồi”.

Với đồng bào Tày, Nùng, điệu then tính không chỉ là văn hóa, văn nghệ mà còn là nét đẹp trong đời sống tâm linh của bà con, thường được biểu diễn trong các ngày lễ, Tết, chúc thọ... Ngay trên mảnh đất Cao Bằng, hát then cũng chia thành hai vùng đặc trưng là then tính miền Đông và then tính miền Tây. Nếu then tính miền Đông khỏe khắn, mạnh mẽ rộn ràng như những chàng trai tuấn tú, tài ba thì then tính miền Tây của vùng Thạch An lại mềm mại, sâu lắng như thiếu nữ dịu dàng miền sơn cước. Điều mong muốn của bà Hoài, đó là làm sao thế hệ hôm nay không chỉ hiểu là lời ca, tiếng nhạc mà còn phải cảm nhận được hết cái hay, cái đẹp trong mỗi điệu dân ca.

Di sản thực hành then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam được UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Điều này với bà Nông Thị Hoài là một niềm vui, một nguồn động lực to lớn để bà tiếp tục cùng CLB thắp lên ngọn lửa đam mê của mình. Bà Nông Thị Hoài chia sẻ: “Bây giờ cùng nhau giữ gìn bản sắc văn hóa người đi đầu như tôi rất khó, thứ nhất về kinh tế, thứ 2 về điều kiện. Một cây đàn từ tám trăm đến 1 triệu đồng, tôi cũng đi mua cho mọi người mượn. Từ những cuộc giao lưu nho nhỏ trong thôn, trong xóm như ngày đoàn kết toàn dân, ngày tổng kết phụ nữ, người cao tuổi…ở đâu có then tính là tôi sẽ luôn có mặt”.

Những câu hát, làn điệu then cùng tiếng đàn tính mộc mạc cất lên như hòa quyện, làm sinh động hơn nếp sinh hoạt cộng đồng, lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Vậy nhưng để các làn điệu dân ca được trao truyền cho muôn đời sau, cần lắm những người nhiệt huyết và đam mê như bà Nông Thị Hoài cùng những thành viên các CLB bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, để những câu dân ca mãi được ngân dài theo thời gian./.

Công Luận -TTĐB

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC