Apêê a đhi p’niên k’tứi nha nhêr!
Muy t’ngay tước trường nắc muy râu mr’hal. Cóh trường vêy cô giáo, vêy pr’zớc chr’ớh lâng bấc bh’rợ tr’nêng bhui har liêm pr’hay.
Cơnh lâng apêê pr’zớc học sinh trường Phổ thông Dân tộc nội trú chr’hoong Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, tang trường nắc muy đhị liêm pr’hay pa bhlâng cơnh alang pr’dhang “ thư viện t’viêng”. La lay lâng bh’rợ đọc sách cóh thư viện, bêl g’lúh cha ớh, đọc đợ apêê ta la sách, ta la tranh cóh tang trường nắc pa bhlâng liêm pr’hay. Lấh muy c’moo bhrợ têng, tước nâu câi, thu viện t’viêng âng trường bơơn apêê pr’zớc học sinh cóh đâu chăp kiêng. Ahêê đh’rứah tước lum lêy “ thư viện t’viêng cóh m’pâng tang trường” âng apêê pr’zớc n’nâu dhdị bha ar xrắ âng a moó Ngọc Diệp- CTV Đài P’rá Việt Nam ớ:
Trường Phổ thông Dân tộc nội trú chr’hoong Phước Sơn nắc đhr’nong đong thứ 2 âng học sinh acoon cóh tước tơợ 12 chr’val, thị trấn cóh vel đong chr’hoong Phước Sơn. Cơnh lâng g’roong n’đắh p’rá công cơnh pr’ặt tr’mông âng đha nuôr acoon cóh, bh’rợ p’too moon apêê a đhi đọc sách báo ta luôn nắc muy cóh bấc bh’rợ bơơn nhà trường pa bhlâng k’rang tước. Tu sách, báo nắc đợ xa nay pa bhlâng bấc râu cắh muy đơơng đoọng c’năl ooy pr’ặt tr’mông nắc dzợ zooi apêê a dhi học sinh bơơn pay k’rong z’hai c’năl ma mông ha c’la đay. N’đhơ cơnh đêếc, đhr’năng la lua đoọng lêy, pr’đhang thư viện cơnh ty ahay vêy bấc râu cắh liêm choom, cắh bơơn bhrợ t’váih râu bhui har đoọng ha học sinh.
Bơơn bhrợ bhr’lậ đợ râu cắh liêm choom âng thư viện cơnh ty đanh, pr’đhang “ thư viện t’viêng” bơơn đớc cóh m’pâng tang trường đoọng bhrợ t’váih pr’đơợ liêm buôn ha pêê a đhi học sinh bơơn đọc sách, báo muy cơnh liêm crêê. “ Thư viện t’viêng” nắc pr’đhang đoọng ha học sinh đọc truyện, sách, báo đhị tang trường, đhị n’dúp gâm ngút âng apêê tơơm n’loong. Cô Phạm Thị Thứ, Hiệu trưởng nhà trường đoọng năl:
Tu pr’đơợ âng pr’đhang trường nắc cóh đâu apêê a đhi cha ặt đhị đâu, tu cơnh đêếc apêê a đhi đấc ooy thư viện bha lâng âng zi nắc bấc zr’nắh k’đháp n’đắh cr’chăl, đhị tợt đọc pa bhlâng xiên xoon, tu cơnh đêếc nhà trường bhrợ muy thư viện liêm pr’hay, thư viện t’viêng ta đớc cóh m’pâng tang trường đhị đeếc đoọng đợ sách, báo, tạp chí. Xa nay xay trúih bha lâng đớc cóh thư viện bha lâng, sách lâng tư liệu râu lơơng đoọng ha pêê a đhi nắc đớc cóh thư viện t’viêng. Bêl apêê a đhi vêy cr’chăl doó tr’vâng nắc apêê a đhi tước đọc. Lâng vêy đợ nội quy đoọng thư viện n’nắc pa bhrợ lâng xay bhrợ đoọng ha pêê a đhi”.
Cơnh lâng đhăm bhứah lấh 70 mét vuông, thư viện t’viêng vêy bấc sách báo la lay râu bhrợ têng đoọng ha bh’rợ học tập lâng ặt cha ớh đọc âng apêê a đhi. Âi tước cậ muy tuần muy chu, nhà trường vêy xăl đợ apêê sách âng học sinh âi đọc xang đớc ooy thư viện bha lâng đoọng xăl ha sách t’mêê ha pêê a đhi đọc. Đhị râu gâm ngút âng apêê tơơm phượng, tơơm bàng, đợ ta la sách, báo, truyện bơơn ra pặ liêm ta níh đhị apêê tủ đớc sách cóh tang trường muy cơnh liêm glặp, đhiệp choom a pêê a đhi học sinh ta voo pay. Cóh n’dúp nắc đợ bêệ ghế đhêl nhâm mâng, liêm áih, đoọng apêê a đhi tợt đọc đhị đêếc. Cô Trần Thị Tỵ, giáo viên pa choom môn Ngữ Văn, chủ nhiệm lớp 12/1 xay moon:
Nhà trường âi bhrợ têng pr’đhang thư thu viện t’viêng n’nâu. Râu muy nắc u liêm crêê lâng môi trường, bhrợ t’váih môi trường liêm pr’hay, đoọng apêê a đhi n’jứah học n’jứah cha ớh, đoọng apêê a đhi bơơn lêy pr’hay pr’hươn lâng mâng loom lấh bêl ađay âi bơơn năl bấc râu. Đhị pr’đhang thư viện t’viêng n’nâu, apêê a đhi âi đọc sách lâng lêy apêê a đhi vêy loom kiêng đọc lấh, cắh muy đọc sách, apêê ađhi dzợ tước đhị đâu tợt đoọng xay prá xa nay pr’học lâng choom học bài đhị đâu, tu gâm ngút, liêm pr’hay tu cơnh đêếc apêê ađhi học bài liêm choom lấh, đơớh bơơn năl c’năl liêm choom lấh…
Đhị đọc sách liêm ta níh. Học sinh choom chơớc lêy sách báo lâng tư liệu âng đay kiêng chơớc nắc doó xiên xoon, nắc râu liêm crêê đoọng ha học sinh cóh trường chắp kiêng lâng pr’đhang “ thư viện t’viêng”. Lấh sách, báo, nhà trường dzợ ta luôn t’đang moon apeê g’lúh thi bhrợ thư viện ting t’ngay ting liêm pr’hay lấh cơnh pa chăm thư viện t’viêng, chroi đoọng đợ bha ar x’rắ pr’hay, apêê ta la tranh, ta la cha nụp dhdị bấc g’lúh thi cóh trường…. Hồ Văn Khen, muy học sinh âng trường moon:
Acu lêy pr’đhang n’nâu pa bhlâng u buôn, chroi đoọng ha zi cóh bh’rợ học tập công cơnh đhêy ặt. Xang bấc g’lúh học a cu lâng apêê pr’zớc buôn tợt đọc báo đoọng ha dưr dal c’năl cóh học tập, công cơnh ặt prá lâng pr’zớc chr’ớh lâng zấp ngai n’lơơng. Acu rơơm kiêng pr’đhang thư viện n’nâu bơơn pa dưr cóh bấc trường n’lơơng, cóh bấc vel đong n’lơơng đoọng apêê pr’zớc cóh đêếc bơơn ting năl lâng bơơn đọc bấc sách báo, năl bấc râu xa nay lấh.
Lấh mơ zên âng nhà nước zooi đoọng ha pêê a đhi học sinh, nahf trường dzợ bhrợ pa liêm t’bấc đợ sách cơnh lâng đớp pay râu zooi đoọng tơợ thư viện âng apêê đoàn trường âng đay bhrợ zr’ziêng, cắh cậ apêê trường pr’zớc ặt cóh thị trấn. Lấh n’nắc, dzợ vêy sách, vở tơợ đồng bằng bơơn chô đơơng đoọng bhrợ ha bh’rợ học tập âng apêê a đhi học sinh. Cơnh lâng lấh 95% học sinh nắc ma nưuíh acoon cóh lum pr’ặt tr’mông zr’nắh k’đháp, nhà trường ta luôn bhrợ t’váih đoọng ha pêê a đhi môi trường học tập liêm bhlâng. Ng’cơnh bhrợ đoọng bhrợ pa dưr râu kiêng đọc sách ha học sinh nắc râu cắh yêm ặt tợt âng nhà trường. Thầy Nguyễn Đức An- Bí thư Đoàn trường đoọng năl:
Nhà trường ta luôn p’too moon apeê ađhi tước đâu đoọng đọc sách cơnh lâng bh’rợ đoọng apêê a đhi chơớc lêy muy bơr cầu thành ngữ, danh ngôn ooy đọc sách cơnh” Thư viện nắc zơng đớc k’rong zấp râu chr’nắp pr’hay bhlâng âng acoon ma nứih”, tơợ đêếc p’too moon loom kiêng đọc sách cóh apêê a đhi công cơnh bh’rợ pa chắp ch’mêệt lêy âng apêê a đhi xang bêl học”.
Đhị râu liêm choom tr’nơợp âng “ thư viện t’viêng”, trường Phổ thông Dân tộc Nội trú chr’hoong Phước Sơn nắc t’bhlâng vêy bấc kế hoạch đoọng pa dưr pr’đhang n’nâu đoọng bh’rợ học tập, đhêy ặt âng apêê ađhi học sinh ting t’ngay ting bơơn ha dưr dal. Cô Phạm Thị Thứ, Hiệu trưởng nhà trường đoọng năl:
Nhà trường nắc t’bhlâng đớc đoọng muy hun zên đoọng brhợ pa liêm, p’xoọng sách ha pêê a đhi xoọc vêy cr’noọ. Lấh đhị đêếc, azi công t’đang k’đươi n’đắh Huyện đoàn, đoàn trường âng zi bhrợ zr’ziêng, cắh cậ apêê thầy cô giáo, cán bộ nhân viên vêy bha ar n’đoo cắh dzợ đươi dua nắc vêy liêm choom ha pêê a đhi
Cơnh lâng bh’rợ t’mêê, liêm la lay, Thư viện t’viêng âi pa dưr râu liêm choom t’piing lâng thư viện cơnh ty ahay. Đhị pr’đhang thư viện t’viêng, apêê ađhi học sinh trường Phổ thông Dân tộc Nội trú chr’hoong Phước Sơn âi vêy pr’đơợ bơơn đọc bấc râu sách báo lấh, chroi đoọng ha dưr dal chất lượng học tập. Nâu đoo nắc pr’đhang thư viện choom bhrợ pa dưr t’bhứah cóh apêê trường đhị chr’hoong Phước Sơn moon la lay công cơnh cóh vel đong n’lơơng./.
THƯ VIỆN XANH” GIỮA SÂN TRƯỜNG
Các em yêu quí!
Mỗi ngày đến trường là một niềm vui. Ở trường có cô giáo, có bạn bè và nhiều hoạt động vui chơi bổ ích. Với các bạn học sinh trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, sân trường là một địa điểm thú vị và hấp dẫn với mô hình “thư viện xanh” . Khác với việc đọc sách trong thư viện, giờ ra chơi đọc những cuốn sách hay truyện tranh ở sân trường thật là thú vị. Hơn một năm đưa vào hoạt động, đến nay “thư viện xanh” của trường được các bạn nhỏ rất yêu thích. Chúng ta cùng đến thăm “Thư viện xanh giữa sân trường” của các bạn ấy qua bài viết của chị Ngọc Diệp- CTV Đài TNVN nhé:
Trường Phổ thông Dân tội nội trú huyện Phước Sơn là ngôi nhà thứ hai của học sinh dân tộc thiểu số ở 12 xã, thị trấn của huyện Phước Sơn. Từ rào cản về ngôn ngữ cũng như nếp sống của người đồng bào dân tộc, việc khuyến khích các em đọc sách báo luôn là một trong những vấn đề được nhà trường đặc biệt quan tâm. Bởi sách, báo là nguồn tri thức vô cùng phong phú không những cung cấp tri thức về cuộc sống mà còn giúp các em học sinh tích lũy những kinh nghiệm, kỹ năng sống cho bản thân. Tuy nhiên, thực tế cho thấy mô hình thư viện truyền thống có những hạn chế, không tạo được sự hứng thú cho học sinh.
Khắc phục được những hạn chế của thư viện truyền thống, mô hình “thư viện xanh” được đặt giữa sân trường để tạo điều kiện thuận lợi cho các em học sinh được tiếp cận với sách, báo một cách nhanh chóng. “Thư viện xanh” là hình thức cho học sinh đọc truyện, sách, báo ngay tại sân trường, dưới bóng mát của những tán cây. Cô Phạm Thị Thứ, Hiệu trưởng nhà trường cho biết:
“Do đặc thù của mô hình trường là ở đây cho các em ăn ở tại chỗ nên thời gian các em lên tới thư viện chính của mình thì có những khó khăn về không gian, thời gian rất bó hẹp nên nhà trường tổ chức ra một thư viện thân thiện, thư viện xanh đặt ở giữa sân trường nơi đó để những sách, báo, tạp chí. Thông tin giới thiệu chính để ở thư viện chính, sách và tư liệu sinh hoạt cho các em thì để ở thư viện xanh. Khi các em có thời gian rảnh rỗi thì các em tự giác đọc. Và có những nội quy để hoạt động thư viện đó và triển khai ra cho các em”.
Với diện tích hơn 70m2, thư viện có nhiều nguồn sách báo khác nhau phục vụ cho việc học tập và giải trí của các em. Cứ định kì một tuần một lần, nhà trường sẽ chuyển những loại sách mà học sinh đã đọc xong lên thư viện chính để đổi sách mới cho các em. Dưới bóng mát của những cây phượng, cây bàng, những cuốn sách, báo, truyện được sắp xếp ngay ngắn trên các tủ đựng sách được bố trí trên sân trường một cách hợp lý gần tầm tay với của học sinh. Bên dưới là những chiếc ghế đá chắc chắn, sạch sẽ, để các em ngồi đọc tại chỗ. Cô Trần Thị Tị, giáo viên dạy môn Ngữ Văn, chủ nhiệm lớp 12/2 chia sẻ:
“Nhà trường đã thiết kế mô hình thư viện xanh này. Thứ nhất là nó hòa hợp với môi trường, tạo ra môi trường thân thiện để các em vừa học vừa chơi, để các em cảm thấy thoải mái và tự tin khi mình tiếp thu tri thức. Qua mô hình thư viện xanh này, các em đã đọc sách và thấy các em có niềm say mê hơn, không những đọc sách, các em có thể ra đây để ngồi trao đổi thông tin về bài học và có thể học bài ở nơi này vì không gian thoáng mát, thân thiện nên các em học bài hiệu quả hơn, tiếp thu kiến thức tốt hơn”.
Không gian đọc sách gần gũi, thân thiện. Học sinh có thể chủ động tìm kiếm sách, báo và tư liệu mà không bị gò bó chính là ưu điểm khiến học sinh trong trường hứng thú với mô hình “thư viện xanh”. Bên cạch sách, báo, nhà trường còn thường xuyên phát động các cuộc thi để làm thư viện ngày càng hấp dẫn như trang trí thư viện xanh, góp những tài liệu hay, các bức tranh, bức hình qua các cuộc thi ở trường… Hồ Văn Khen, một học sinh của trường nói:
“Em thấy mô hình này rất tiện lợi, góp phần cho các bạn trong học tập cũng như giải trí. Sau những giờ học em và các bạn thường suốt để đọc báo để nâng cao thêm kiến thức trong học tập, cũng như trong giao tiếp với bạn bè và mọi người xung quanh. Em có mong muốn là mô hình này được phát triển ở nhiều trường khác, ở các địa phương khác để các bạn ở mọi nơi được biết và được đọc nhiều sách báo để biết nhiều điều hơn”.
Ngoài kinh phí của nhà nước cấp để hỗ trợ cho các em học sinh, nhà trường còn làm phong phú nguồn sách bằng cách nhận sự chia sẻ từ thư viện của các đoàn trường mà mình kết nghĩa hoặc các trường bạn ở trong thị trấn. Ngoài ra, còn có sách, vở từ đồng bằng được chuyển lên để phục vụ cho việc học tập của các em học sinh. Với hơn 95% học sinh là người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn, nhà trường luôn tạo cho các em môi trường học tập tốt nhất cho các em học sinh. Làm thế nào để khơi dậy sự hăng say đọc sách cho học sinh luôn là trăn trở của nhà trường. Thầy Nguyễn Đức An – Bí thư Đoàn trường cho biết:
“Nhà trường luôn khuyến khích các em đến đây để đọc sách bằng cách cho các em tìm hiểu một số câu thành ngữ, danh ngôn về đọc sách như “Thư viện là kho tàng chứa tất cả của cải tinh thần của loài người” từ đó kích thích tinh thần ham đọc sách ở trong các em cũng như vấn đề nghiên cứu của các em sau giờ học”.
Trước những thành công ban đầu của “thư viện xanh”, trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Phước Sơn tiếp tục có những kế hoạch để phát triển mô hình này để việc học tập, giải trí của các em học sinh ngày càng được nâng cao. Cô Phạm Thị Thứ, Hiệu trưởng nhà trường cho biết thêm:
“Nhà trường tiếp tục dành một khoảng kinh phí nhất định để tu bổ thêm đầu sách cho các em đang có nhu cầu. Bên cạnh đó mình tiếp tục kêu gọi Huyện đoàn, Đoàn trường mà mình kết nghĩa, hoặc các thầy cô giáo, cán bộ nhân viên có tài liệu mà ko sử dụng mà còn có ích cho các em”.
Với hình thức mới lạ, độc đáo, “thư viện xanh” đã phát huy được hiệu quả so với thư viện truyền thống. Qua mô hình thư viện xanh, các em học sinh trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Phước Sơn đã có điều kiện tiếp cận với nhiều loại sách báo hơn qua đó cung cấp tri thức cũng như góp phần nâng cao chất lượng học tập. Đây là mô hình thư viện cần được phát triển và nhân rộn ở các trường học trên địa bàn huyện Phước Sơn nói riêng cũng như ở các địa phương khác./.
Viết bình luận