
50 c’moo t’tun, cr’noọ ooy g’luh zâl arọp zr’năh k’đhap năc dzợ ghít coh loom âng manuyh lính bêl ahay, đợ manuyh lêy, n’năl lịch sử âng muy cr’chăl bấc ơl bom, cha răh.

Xuân Lộc, cruung k’tiếc vêy ta moon năc zr’lụ k’đhap pa bhlâng coh bh’rợ zâl arọp abhuy, zư nhâm mâng zr’lụ chr’năp âng pazêng zr’lụ đương cha groong âng Mỹ lâng chính quyền Sài Gòn l’lăm ahay. Đhị TP.Long Khánh (tỵ ta pác tơợ chr’hoong Xuân Lộc coh t’tun n’nâu), g’luh zâl arọp đhị Xuân Lộc - Long Khánh năc vêy ta bhrợ.
T’cooh Phạm Quốc Thân, bêl ahay bhrợ Chủ tịch Hội Cựu chiến binh TP.Long Khánh, hay cớ, g’luh tr’zâl lâng arọp coh 12 t’ngay ha dum giải phóng Xuân Lộc - Long Khánh (9/4-21/4) năc cr’chăl zr’năh k’đhap pa bhlâng coh xa nay bh’rợ bộ đội âng đoo.
Ting cơnh t’cooh Thân, g’luh zâl arọp đhị đâu đanh bhlâng, zr’năh k’đhap lâng bhrợ bấc ơl rau chêệt bil. Đoọng Long Khánh bơơn ta giải phóng, n’năl mơ bấc apêê đồng chí, đhanuôr lâh chêệt bil. Coh cr’chăl n’năc, t’cooh Thân năc chiến sĩ âng Sư đoàn 341, Quân đoàn 4, năc ting pâh ooy bh’rợ zâl arọp abhuy coh 12 t’ngay ha dum.
Năc tơợ 5h30 ra diu t’ngay 9/4, đơn vị âng t’cooh Thân năc tước zâl arọp coh thị xã Long Khánh. Quân arọp t’bhlâng đương zâl, bấc n’đăh c’lâng tước tuh âng hêê crêê ta zâl. Năc đhiệp n’đăh tước tuh âng đơn vị t’cooh Thân ta béch bơơn tuh pay Dinh Tỉnh trưởng (Đong Hành chính tỉnh Long Khánh) lâng dzông cờ chiến thắng đhị p’bhung đong. Hân đhơ cơnh đêêc, tu chêêt bil bâc lâng đhr’năng bh’rợ tr’zâl lâng arọp vaih k’rơ, cấp m’piing ta đang moon pa chô quân, xăl ooy bh’rợ zâl arọp ting cơnh xa nay c’roóch c’rơ âng arọp, n’jưah ga ving, zâl cha groong quân arọp tước zooi. “Ahêê đương cha groong, c’chêệt quân tước p’xoọng âng arọp, xang n’năc quân n’đăh k’ruung tước zâl arọp coh Phan Rang - Phan Thiết bhrợ ha arọp lơi căn cứ dưr xó mút.”
Coh ha dum t’ngay 20/4, g’luh boo ngân dưr vaih đhị Long Khánh, đươi ooy ha dum k’năm, arọp penh pháo bấc pa bhlâng. Coh t’tun n’nâu, ahêê năc bơơn n’năl cr’noọ âng bh’rợ n’nâu năc đoọng pa xộ, pa xrang bêl dưr xó mút. Ra diu t’ngay 21/4, quân hêê năc bơơn giải phóng Long Khánh.
Đoọng bơơn chiến thắng n’nâu, năc muy Sử đoàn âng t’cooh Thân vêy lâh 1.200 cán bộ, chiến sĩ crêê bhrêy lâng chêệt bil. T’cooh Thân xay truih, n’năl mơ bấc aham âng đồng chí, âng đhanuôr dưr n’toh ooy cruung k’tiếc n’nâu, đoọng bơơn rau têêm ngăn cơnh nâu cơy: “Ahêê đợ manuyh dzợ bơơn mamông, đợ lang t’tun ha y chroo năc n’năl ơn lang apêê l’lăm ahay, rau chêệt bil âng apêê đồng chí, đhanuôr năc đoọng ha cruung k’tiếc n’nâu bơơn têêm ngăn, pa dưr liêm pr’hay.”

50 c’moo ơy lâh, cr’noọ ooy g’luh zâl arọp đhị Long Khánh dzợ ghít coh acọ abục âng t’cooh Nguyễn Tá Dẫn, bêl ahay bhrợ Trung đội Trinh sát, Tiểu đoàn 28 Đặc công, Sư đoàn 7, Quân đoàn 4. Lâng pazêng g’luh zâl arọp ga măc, t’cooh Dẫn bhrợ bh’rợ trinh sát, pa chăp ch’mêệt lêy zr’lụ arọp ăt đhị Long Khánh.
Ting cơnh cr’noọ xa nay coh tr’nơơp, đơn vị đặc công vêy bh’rợ n’lơơp năc tước zâl ooy Dinh Tỉnh trưởng Long Khánh, zr’lụ bha lâng âng arọp. Hân đhơ cơnh đêêc, tu bh’rợ zâl arọp u vaih đơơh, prang Sư đoàn vêy ta k’dua t’bhlâng zâl ooy zr’lụ n’nâu tơợ t’ngay 9/4. Tước t’ngay 13/4, t’cooh Dẫn bơơn xơợng xa nay đhêy bh’rợ trinh sát năc tước chêêc n’năl c’lâng dưr xó mut âng arọp đoọng ta đang moon đợ vị âng đương ch’kếch zâl. Tơợ ha dum t’ngay 20 tước ra diu t’ngay 21/4, quân arọp dưr xó mut ooy Vũng Tàu. Đơn vị âng t’cooh Dẫn đh’rưah lâng lực lượng vel đong ch’kếch zâl đhị Đhr’đấc Con Rắn lâng bơơn coóp Tỉnh trưởng Long Khánh.
Xang chiến thắng âng bh’rợ giải phóng Long Khánh - Xuân Lộc, t’cooh Dẫn vêy ta đoọng chô pa bhrợ coh vel đong lâng bơơn k’điêl. Xang bêl đhêy hưu, t’cooh Dẫn dzợ t’bhlâng ting bhrợ bh’rợ chính quyền đhị zr’lụ phố. T’cooh Dẫn xay truih, hân đhơ chô ooy pr’ăt tr’mông cơnh manuyh đhanuôr, năc cr’noọ, xa nay âng manuyh lính bêl ahay dzợ ghít coh zập apêê cựu chiến binh: “Tước nâu cơy coh zr’lụ phố ơy bơơn bhrợ quỹ Liêm loom, zập ngai zêng ting xay bhrợ. Bấc apêê ađhi anoo thương binh chroi đoọng zên ooy quỹ, zooi đợ pr’loọng đong lum pr’ăt tr’mông pa bhlâng zr’năh xr’dô.”
Pazêng lang manuyh n’niên lâng pậ banh coh c’xêê c’moo têêm ngăn đhị TP.Long Khánh cơnh cô Hà Thị Minh Thảo, giáo viên Trường THCS Hồ Thị Hương, ta luôn chăp hay rau chêệt bil ga măc chr’năp âng lang apêê l’lăm ahay.
N’niên c’moo 1975, crêê bêl k’tiếc k’ruung vêy ta pazum lâng độc lập, đoo bêl tước ooy cr’chăl c’xêê 4 lịch sử, cô Thảo năc hay cớ ooy apêê lang ahay. Cô Thảo xay truih, coh 50 c’moo ăt mamông lâng bơơn lêy rau tr’xăl âng cruung k’tiếc TP. Long Khánh, ađoo chăp hơnh lâh mơ bêl bơơn ting chroi đoọng ooy rau dưr vaih âng vel đong. Lâng bh’rợ tr’nêng năc nhà giáo, manuyh pa choom manuyh ha lang ha y chroo, cô Thảo ta luôn k’noọ ooy bh’rợ zư lêy lâng pa trơơi đoọng ha lang t’tun loom n’năl ơn lâng manuyh lâh chêệt bil ha k’tiếc k’ruung, đoọng apêê ađhi t’bhlâng pa dưr truyền thống lịch sử chr’năp ga măc âng Long Khánh: “Rau t’bhlâng âng cu năc pa choom đoọng ha apêê ađhi loom chăp hơnh vel đong Long Khánh. Ngành giáo dục ơy vêy đợ bh’rợ tr’thi chêêc n’năl lịch sử dưr vaih âng Long Khánh. Coh nhà trường, azi t’bhlâng bhrợ t’vaih bh’rợ tr’nêng chêêc n’năl ooy lang ahay, pazêng c’kir lịch sử coh vel đong.”

Pazêng cr’noọ xa nay bêl ahay ooy g’luh zâl cha groong arọp abhuy đhị Xuân Lộc - Long Khánh âng pazêng apêê cựu chiến binh dzợ ghít. Lang apêê đha đhâm c’mor Long Khánh nâu cơy xoọc t’bhlâng zư lêy lâng pa dưr truyền thống n’năc, t’bhlâng xay bhrợ xa nay bh’rợ ga măc chr’năp năc lang apêê aconh abhướp l’lăm ahay ơy t’bhlâng bhrợ pa dưr./.
KÝ ỨC 50 NĂM "CÁNH CỬA THÉP" XUÂN LỘC VÀ KHÁT VỌNG HÒA BÌNH
Nửa thế kỷ trước, tháng 4/1975, chiến thắng Long Khánh mở toang cánh cửa phía Đông, tạo đà cho đại quân tiến vào giải phóng Sài Gòn. 50 năm sau, ký ức về trận đánh "cánh cửa thép" vẫn vẹn nguyên trong lòng những người lính năm xưa, những chứng nhân lịch sử của một thời bom đạn.
Xuân Lộc, địa danh được mệnh danh là “Cánh cửa thép”, giữ vị trí chiến lược sống còn trong hệ thống phòng thủ của Mỹ và chính quyền Sài Gòn trước đây. Tại chính TP.Long Khánh (vốn được tách ra từ huyện Xuân Lộc sau này), trận đánh quyết định của chiến dịch Xuân Lộc – Long Khánh đã diễn ra.
Ông Phạm Quốc Thân, nguyên Chủ tịch Hội Cựu chiến binh TP.Long Khánh, bồi hồi nhớ lại, trận đánh 12 ngày đêm giải phóng Xuân Lộc - Long Khánh (9/4 - 21/4) là khoảnh khắc ác liệt nhất trong cuộc đời binh nghiệp của ông.

Theo ông, trận đánh kéo dài, khốc liệt và gây ra những hy sinh vô cùng lớn. Để Long Khánh được giải phóng, biết bao đồng chí, đồng bào đã ngã xuống. Vào thời điểm đó, ông Thân là chiến sĩ thuộc Sư đoàn 341, Quân đoàn 4, trực tiếp tham gia chiến dịch 12 ngày đêm.
Bắt đầu từ 5h30 sáng 9/4, mũi tiến công của đơn vị ông Thân đã đánh thẳng vào thị xã Long Khánh. Quân địch chống trả quyết liệt, nhiều hướng tấn công của ta bị chặn đứng. Chỉ có mũi tiến công của đơn vị ông Thân dũng cảm chiếm được Dinh Tỉnh trưởng (Tòa Hành chính tỉnh Long Khánh) và cắm lá cờ chiến thắng trên nóc tòa nhà. Tuy nhiên, do thương vong lớn và tình hình chiến sự diễn biến phức tạp, cấp trên đã lệnh rút quân, chuyển sang chiến thuật vừa tiêu hao địch, vừa bao vây, ngăn chặn quân tiếp viện. “Áp lực mình bao vây diệt viện, rồi áp lực của cánh quân duyên hải đánh vào giải phóng Phan Rang – Phan Thiết buộc địch phải tính đến đường bỏ căn cứ bỏ chạy”.
Trong đêm 20/4, cơn mưa lớn trút xuống Long Khánh, lợi dụng đêm tối, quân địch bắn pháo dữ dội. Sau này, ta mới biết được mục đích của hành động này là để nghi binh trước khi rút chạy. Sáng ngày 21/4, quân ta hoàn toàn giải phóng Long Khánh.
Để có được chiến thắng này, chỉ riêng Sư đoàn của ông đã có hơn 1.200 cán bộ, chiến sĩ bị thương và hy sinh. Ông Thân xúc động, biết bao xương máu của đồng chí, đồng bào đã đổ xuống mảnh đất này, đổi lấy thành quả hòa bình ngày hôm nay: “Chúng ta những người còn sống, những người tiếp bước sau này thì phải biết ơn thế hệ đi trước, xương máu của đồng chí, đồng bào đổ xuống cho mảnh đất này đơm hoa, kết trái”.

50 năm đã trôi qua, ký ức về trận quyết chiến tại Long Khánh vẫn in đậm trong tâm trí ông Nguyễn Tá Dẫn, nguyên Trung đội phó Trung đội Trinh sát, Tiểu đoàn 28 Đặc công, Sư đoàn 7, Quân đoàn 4. Trước những trận đánh lớn, ông Dẫn nhận nhiệm vụ trinh sát, nghiên cứu địa bàn Long Khánh.
Theo kế hoạch ban đầu, đơn vị đặc công có nhiệm vụ đánh mật tập vào Dinh Tỉnh trưởng Long Khánh, đầu não của địch. Tuy nhiên, do tình hình chiến sự diễn biến nhanh chóng, cả Sư đoàn đã được lệnh tập trung tấn công vào trận địa này từ ngày 9/4. Đến ngày 13/4, ông Dẫn nhận lệnh kết thúc nhiệm vụ trinh sát, chuyển sang xác định hướng rút lui của địch để các đơn vị ta tổ chức đánh chặn. Từ đêm 20 đến sáng ngày 21/4, quân địch rút về hướng Vũng Tàu. Đơn vị của ông Dẫn phối hợp với lực lượng địa phương chặn đánh tại Đèo Con Rắn và bắt sống Tỉnh trưởng Long Khánh.
Sau chiến thắng của chiến dịch giải phóng Long Khánh – Xuân Lộc, ông Dẫn được chuyển ngành về công tác tại địa phương và lập gia đình. Sau khi nghỉ hưu, ông Dẫn vẫn tích cực tham gia công tác chính quyền tại khu phố. Ông Dẫn chia sẻ, dù trở về với cuộc sống đời thường, tinh thần của người lính năm xưa vẫn luôn gắn bó trong mỗi cựu chiến binh: “Đến bây giờ ở khu phố đã xây dựng được quỹ Tấm lòng nhân ái, mọi người đều hưởng ứng. Nhiều anh em thương binh bỏ đồng tiền thương tật ra để ủng hộ vào quỹ, giúp đỡ những gia đình thật sự khó khăn."
Những thế hệ sinh ra và lớn lên trong hòa bình tại TP.Long Khánh như cô Hà Thị Minh Thảo, giáo viên Trường THCS Hồ Thị Hương, luôn trân trọng và biết ơn sự hy sinh to lớn của các thế hệ đi trước.

Sinh năm 1975, đúng vào thời điểm đất nước hoàn toàn thống nhất và độc lập, mỗi khi đến tháng 4 lịch sử, cô Thảo luôn trào dâng những cảm xúc đặc biệt. Cô Thảo chia sẻ, trong 50 năm gắn bó và chứng kiến sự thay da đổi thịt của TP.Long Khánh, cô càng thêm tự hào khi được góp phần vào sự phát triển của quê hương. Với vai trò là một nhà giáo, người ươm mầm tương lai, cô Thảo luôn tâm niệm về việc gìn giữ và truyền lại cho thế hệ sau lòng biết ơn sâu sắc đối với những người đã hy sinh, để các em tiếp nối truyền thống lịch sử hào hùng của Long Khánh: “Quyết tâm của tôi là dạy các em về tình yêu thương quê hương Long Khánh. Ngành giáo dục đã có những cuộc thi tìm hiểu lịch sử phát triển của Long Khánh. Trong nhà trường, chúng tôi chú trọng tổ chức các sân chơi tìm hiểu cội nguồn, các di tích lịch sử trên địa bàn.”
Những ký ức về trận chiến quyết định trong chiến dịch Xuân Lộc – Long Khánh của các cựu chiến binh vẫn sống mãi. Thế hệ trẻ Long Khánh hôm nay đang tiếp tục gìn giữ và phát huy truyền thống đó, viết tiếp những trang sử vàng chói lọi mà thế hệ cha anh đã dày công xây dựng./.
Viết bình luận