VỀ MINH HÓA NGHE CÂU DÂN CA
Thứ tư, 00:00, 29/10/2014
 

Những làn điệu dân ca như: Hát Sắc bùa, Đúm ví... gắn bó với cộng đồng người Nguồn ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình từ bao đời. Đó là kho tàng văn hóa đặc sắc, thể hiện lẽ sống, đạo đức, tình cảm trong sáng thủy chung của con người nơi đây. Trong cuộc sống mới, dường như câu dân ca đang dần bị mai một. Trong bối cảnh đó, Câu lạc bộ đàn và hát dân ca huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình ra đời là một nỗ lực để gìn giữ vốn văn hóa truyền thống ấy.

 Phóng sự “Về Minh Hóa nghe hát dân ca” của PV Kim Hoa:

 (Nổi, nền, lắng nhệ nhân Phương Đống dạy hát đúm)

# Bên ánh lửa nhà sàn, nghệ nhân dân gian Đinh Thị Phương Đống đang miệt mài hướng dẫn đám thanh niên trong làng hát đúm và hát ví.Đúm là lối hát giao duyên của các chàng trai, cô gái Nguồn. Ví cũng là một điệu đúm có giọng điệu uyển chuyển, là những câu ca dao trữ tình tha thiết, mặn nồng. Hát đúm - ví diễn ra ở nhiều nơi, có thể vào những đêm trăng sáng, những lúc nhàn rỗi hoặc ngay cả khi lên nương làm rẫy.Chàng trai, cô gái gửi nỗi lòng mình vào câu hát khi đợi chờ, nhớ nhung, khi trách móc, giận hờn....

(Voxpop khoảng 2-3 ý kiến cực ngắn của bạn trẻ học hát -tốt nói về sự thích thú và cảm nghĩ của họ khi học hát )

 Nhìn bọn trẻ say sưa học hát, bà  Đống nhớ lại thời thanh xuân của mình Cũng từ những buổi hát đúm giao duyên như thế này, ngày ấy, bà đã nên duyên vợ chồng với một chàng trai nổi tiếng hát hay trong làng. Bà giảng giải cho bọn trẻ cái hay, cái đẹp của câu hát:

Băng: (Đúm thì nhiều làn điệu, nhưng thông thường họ chỉ đúm hì hờ, đúm nói răng,  đúm ví, đúm trấu...nhưng mà người ta chỉ thường dùng đúm hì hờ và đúm nói răng. Qua các làn điệu này để họ tìm hiểu nhau bằng lời hay ý đẹp, tỏ tình với nhau, thương thì nói thương, ghét thì nói ghét)

(Nền nhạc cụ) Đến Minh Hóa, du khách không khỏi ngạc nhiên khi chứng kiến cảnh những bà lão tóc bạc phơ tỉ mỉ dạy con trẻ hát dân ca, nam thanh, nữ tú hoà mình cùng điệu múa hay say sưa chế tác nhạc cụ... Hình ảnh ấy phản ánh sâu sắc nét văn hóa của mảnh đất được xem như là "chiếc nôi của những làn điệu dân ca".

Những làn điệu dân ca ấy của người Nguồn gắn với từng biến cố thăng trầm của lịch sử. Những năm chống Pháp, chống Mỹ, quê hương Minh Hóa hứng chịu sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh. Thuở ấy, trai tráng Minh Hóa lên đường tòng quân đều mang theo làn điệu dân ca quê hương. Những cô gái chốn hậu phương vẫn cất vang tiếng hát trên ruộng đồng hay cung đường bom dội... Cha truyền, con nối nhưng có những điệu dân ca ra đời từ chính cuộc sống sản xuất, chiến đấu của người Minh Hóa và trở nên phổ biến rộng rãi.

(Nổi nền một đoạn hò đầm đất) Nghệ nhân Trần Khánh Nguyên, "cha đẻ" điệu hò Đầm đất, nhớ lại: Vào những năm 50, 60 thế kỉ trước,  khi Minh Hóa đang xây dựng công trình thủy lợi đập Ba Nương, ông đã sáng tác nên điệu hò Đầm đất dựa trên chất liệu làn điệu Thuốc cá để cổ vũ tinh thần lao động của bà con. Công trình thủy lợi đập Ba Nương hoàn thành, các công trình lớn nhỏ khác lại tiếp nối và những làn điệu dân ca cứ thế ngày một nhiều hơn; ăn sâu vào nếp sống, nếp nghĩ của người Minh Hóa. Ông trầm ngâm nhớ lại:

Băng: (Điệu hò thuốc này trước đây ông bà ta chỉ dùng để thuốc cá thôi. Dã men cả đem mệt nên mới nghĩ ra cái điệu này mà hò cho nó đỡ mệt. Hiện nay ở các công trình thủy lợi, rồi yêu nhau người ta cũng dùng hò thuốc, vì dùng hò thuốc dễ)

Dân ca Nguồn ở Minh Hóa được lựa chọn và sử dụng tùy thuộc vào những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau của đời sống sinh hoạt. Mỗi làn điệu luôn gắn liền với nét riêng từ lối sống, cách nghĩ của con người nơi đây. Hát sắc bùa thường được tổ chức vào dịp Tết, phường hát đi đến từng nhà để hát chúc sang năm mới, gia đình gặp nhiều may mắn, làm ăn phát đạt; Hát ru ngoài sự kết hợp lời ca gần gũi với trẻ nhỏ, những bài đồng dao để dỗ dành cho trẻ ngủ, còn là sự giãi bày tâm tư tình cảm của người phụ nữ xưa. Hát nhà trò thường được diễn xướng trong những dịp lễ hội... Độc đáo nhất vẫn là điệu hò thuốc cá (tức hò thuốc) cất lên mỗi dịp hội rằm tháng ba. Đây được xem là làn điệu dân ca đặc trưng của người Nguồn và có sức hấp dẫn kì lạ đối với du khách, tựa hồ như Minh Hóa đang mở lòng mến khách để rồi níu lấy niềm thương nỗi nhớ của bè bạn muôn phương. Hò thuốc cá ra đời bắt nguồn từ lao động thuốc cá tập thể bằng rễ cây tèng, phản ánh một hoạt động khá phổ biến tuy hết sức nặng nhọc nhưng cũng vô cùng thú vị để có được cái ăn của người Nguồn xa xưa. Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Ðinh Thanh Dự nhận xét:

Băng: (Dân ca vùng này khá đa dạng, của các tộc người ở đây. Cái đặc sắc nhất là những làn làn điệu dân ca này, hát lên này với những câu ca này nó gắn với cuộc sống của người ta. Nó giữ được cái bản sắc, không phải bản sắc vùng miền mà là bản sắc của tộc người làm nên nó.)

(Tiếp tục nền nhạc) Một thời gian dài những làn điệu dân ca ngọt ngào như vậy dường như chỉ còn là "của để dành" trong tâm trí lớp đầu bạc. Để lưu giữ và phát triển những làn điệu dân ca, tháng 8-2009, Trung tâm Văn hoá - Thể thao huyện Minh Hóa thành lập "Câu lạc bộ đàn và hát dân ca huyện Minh Hóa". Buổi đầu, câu lạc bộ có sự góp mặt của 20 hội viên. Con số này ngày càng gia tăng nhanh chóng. Câu lạc bộ được chia làm ba nhóm: Nhóm hát, nhóm nhạc, nhóm sưu tầm sáng tác; luyện tập đều đặn 2 buổi/ tuần.Tuy phần đông đều đã luống tuổi, nhưng tình yêu âm nhạc luôn sục sôi trong tim các thành viên câu lạc bộ. Ý thức tầm quan trọng của việc "giữ gìn cốt cách dân tộc bắt đầu từ làn điệu dân ca", nên các thành viên trong câu lạc bộ đều tận tụy với công việc. Họ còn là tuyên truyền viên âm nhạc dân tộc cho con cháu. Ông Đình Xuân Đình - Thành viên câu lạc bộ đàn và hát dân ca Minh Hóa bộc bạch:

Băng:(Khi bình thường thì thôi nhưng mà khi vào cuộc thì người ta thấy rất là hay, làm sao đó để mình nghe rõ lời thoại thì lúc đó mới thấy ý nghĩa của nó, kể cả lớp trẻ cũng say. Cho nên hội di sản văn hóa đã thành lập câu lạc bộ dân ca rồi sau đó dùng cái đội này để chuyển giao tất cả các loại hình cho cái thế hệ trẻ, thông qua các anh chị làm trưởng ban văn hóa các xã, thị trấn với một số hạt nhân lấy từ các trường lên. )

Mặc dù còn khó khăn về kinh phí, nhưng bằng tinh thần tự nguyện, bằng sự tâm huyết với văn hóa dân tộc, các thành viên vẫn miệt mài tập luyện và truyền nghề cho thế hệ tương lai. Mỗi năm, vào dịp hội rằm tháng ba hay các lễ trọng khác, câu lạc bộ luôn tham gia biểu diễn phục vụ bà con, là một trong những điểm nhấn trong phong trào văn hóa văn nghệ của huyện nhà. Bà Trần Thị Kim Soa, Phó chủ tịch UBND huyện Minh Hóa cảm thấy hào hứng khi mô hình câu lạc bộ đàn và hát dân ca hoạt động đều khắp ở địa phương:

Băng: (Bước đầu ở các chương trình biểu diễn có chương trình văn nghệ dân gian thì cũng khá người coi rồi, lưu lượng người xem cũng dần dần đông lên, dần dần người ta thích. Có nghĩa là nó đã có sự lan tỏa, thẩm thấu và có sự đón nhận. Sắp tới đây, Hội Văn hóa Di sản đang sưu tầm các hoạt động văn hóa, văn nghệ trên địa bàn, sẽ có kế hoạch cho lưu truyền trong nhà trường, phối hợp với phòng Giáo dục đưa chương trình này vào ngoại khóa cho học sinh)

(Nổi nền từ đây một đoạn nghệ nhân hát một câu và học viên hát theo....)

Giờ đây, tiếng hát dân ca của người Nguồn Minh Hoá sẽ không bị mất đi mà còn được thăng hoa hơn nữa khi các nghệ nhân, diễn viên quần chúng thường xuyên biểu diễn trong các dịp lễ, hội hay góp mặt tại các cuộc thi dân ca, dân vũ khu vực và toàn quốc. Nhiều CLB đàn hát dân ca đang tiếp tục xuất hiện ở tất cả các xã và trường học ở Minh Hóa. Ai lên Qui Đạt quê mình, chè xanh mật ngọt thắm tình nước non". Câu ca như lời mời gọi khách thập phương đến với Minh Hóa, vùng đất xa xôi còn nhiều gian khổ nhưng đẹp như một bức tranh giữa núi rừng trùng điệp. Vùng đất này không chỉ hấp dẫn bởi non nước hữu tình mà còn níu chân người bởi những làn điệu dân ca phong phú và những tập tục sinh hoạt văn hóa đặc sắc của người dân địa phương./.

(Nổi tiếp đoạn băng trên- hoặc đoạn thích hợp của bài hát Đường lên Qui  Đạt)./.

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC