C’moo học nâu, chr’hoong da ding k’coong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam vêy 381 học sinh đhị 5 trường bán trú crêê cắt pa xiêr chế độ zúp zooi âng nhà nước tu apêê a đhi ặt đhị chr’val “ơy z’lấh đha rựt”. Đhr’năng học sinh lơi học nắc bấc pa bhlầng. Lâng trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Trung học cơ sở Nguyễn Văn Trỗi nắc lêy xăl cr’nọo bh’rợ trường bán trú đhanuôr băn, ha dợ đoọng zư nhâm mâng đhr’năng nâu nắc rau căh vêy buôn....
# Nâu đoo nắc zr’lụ nội trú trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Trung học cơ sở Nguyễn Văn Trỗi.
Lalay lâng zập c’moo, nâu kêi nắc dzợ lấh mơ m’pâng đợ học sinh ặt đhâng. Nhà trường lưm k’đháp k’ra bhlầng bêl k’đươi giáo viên tước đong apêêa đhi đoọng t’pấh, lêy bhơơl apêêa đhi tước lớp. N’đhơ apêê a đhi kiêng lướt học ha dợ zập t’ngay lướt dzung lấh 10 cây số tước trường nắc rau k’đháp k’ra bhlầng. Ếêh rau zập đoo pr’loọng đong zêng vêy xe máy lâng vêy ma nuýh đoọng chở đơơng ca coon đha đhi đay tước trường. Hân noo p’răng dzợ zăng, ha dợ hân noo boo nắc bh’rợ đhêy học bấc pa bhlầng.
Acu a chắc nắc Pơ Loong Sê Un, đong cu ặt đhị vel A Chiing, chr’val A Tiêng, c’lâng ch’ngai tước trường cung tước 4 tiếng đồng hồ.
Acu nắc Y Đêl Nhái, học lớp 8/2. Đong cu ặt đhị chr’val A Nông, đong ch’ngai bhlầng, lướt dzung nắc 3-4 tiếng. Ha dang bơơn ặt cóh trường nắc a zi căh kiêng lướt học dzợ tu nắc lêy lướt dzung lalấh ch’ngai.
Cô hiệu trưởng Hồ Thị Thanh Tâm xay moon: N’đhơ đợ p’niên bơơn đớp chế độ cha đhâng mơ glặp, ha dợ lêy học sinh ta cắt chế độ dzoọng cóh tang, apêê cô cung t’đang apêê moọt cha lâng đoọng bếch đoọng ha bu học cớ.
Bấc pr’đươi pr’dua cóh đong za nệê âng trường căh choom đươi dua dzợ tu đợ học sinh bơơn đớp chế độ trợ cấp chr’val đha rựt lalấh m’bứi. G’lúh cha cha âng apêê cung căh rau yêm, lêy đoọng k’bhộ luônh nắc choom ặ. C’moo đâu, nhà trường bơơn chr’hoong, tỉnh zúp zooi zzư lêẳnc’nọo bh’rợ bán trú đhanuôr băn. C’moo học tước nắc căh năl bơơn tợơ ooy dzợ. Zên bạc ơy k’đháp k’ra nâu kêi nắc ting zr’nắh k’đháp lấh mơ.
Cô Hồ Thị Thanh Tâm, Hiệu trưởng trường PTDT bán trú THCS Nguyễn Văn Trỗi đoọng năl:
Bh’rợ đoọng ha pêê a đhi ặt cóh đong nắc căh choom. Tu cơnh đếêc nắc nhà trường lêy quyết định đoọng ha pêê a đhi ặt cóh trường lâng bhiệc t’đang zúp zooi. Nhà trường pa zay lứch c’rơ đoọng xay bhrợ, t’váih pr’đợơ đoọng ha pêê p’niên vêy 3 chu cha cha cóh zập t’ngay tệêm ngăn đoọng ha pêê ặt học. Moon nắc ặt học trường bán trú ha dợ lalua nắc apêê ặt cóh trường ca c’xêê, tu cơnh đếêc nắc bhiệc zư lêy tệêm ngăn cung zr’nắh k’đháp pa bhlầng. Bấc học sinh xợơng căh bơơn ặt nội trú dzợ nắc tợơ tợơp c’moo a pêê lơi học, tu cơnh đếêc nắc thầy cô giáo zi zập bêl cung lướt t’đang t’pấh, k’dua apêê tước trường. A zi k’rang bhlầng đhr’năng nâu căh năl mặ zâng tước ha mơ đanh dzợ.
Lêy tợơ Nghị định số 116 âng Chính phủ quyđịnh chính sách zúp zooi học sinh lâng trường phổ thông đhị chr’val, vel bhươl pa bhlầng k’đháp k’ra; Quyết định số 582 âng Thủ tướng Chính phủ đăh bhiệc đoọng danh sách vel âng apêê chr’val vêy zập pr’đợơ kinh tế-xã hội pa bhlầng k’đháp k’ra nắc prang chr’hoong Tây Giang vêy 381/5.414 học sinh ặt bán trú đhị 09 chr’val căh dzợ bơơn đớp chế độ. Cơnh đếêc, zập c’moo học, 381 học sinh nắc căh dzợ zên zúp zooi lấh 1,8 tỷ đồng. Lâng trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Trung học cơ sở Nguyễn Văn Trỗi nắc lêy lơi cr’noọ bh’rợ trường bán trú. 180 a đhi học sinh nắc tự k’rang lêy đhị cha đhị ặt. Chr’hoong ơy bấc chu họp lâng lêy bhrợ cơnh liêm choom bhlầng nắc đươi dua apêê zên zúp zooi tợơ lơơng, m’jứah lâng rau chroi k’rong âng aconh căn học sinh bhrợ pa dưr cr’nọo bh’rợ “bán trú đhanuôr băl”.
T’coóh A Rất Bhlúi, Phó Chủ tịch UBND chr’hoong Tây Giang moon:
Chr’hoong zup zooi muy đăh, ha dợ lêy t’đang zập đong tổ chức, apêê liêm loom cung cơnh nắc apêê chr’val, aconh căn học sinh đh’rứah pa zưm têy đoọng zúp zooi apêê a chau ặt học bán trí, vêy zập pr’đợơ ặt học. Ha dang căh zư liêm bh’rợ bán trí nắc bấc học sinh đong ặt ch’ngai 7-10 km nắc apêê lướt ra véch lalấh cha ngai, lấh mơ c’rơ âng apêê. Ha dợ ặt cóh trường nắc lêy vêy rau cha đoọng ha pêê. Chr’hoong cung lêy t’đang zúp zooi đoọng bhrợ têng h’cơnh apêê a chau đăh đhr’năng nâu.
T’coóh Nguyễn Anh Tuấn, Trường phòng GD-ĐT chr’hoong Tây Giang đoọng năl cớ:
Lâng đhr’năng nâu, UBND chr’hoong Tây Giang ơy họp xay prá lâng apêê vel đong, ban ngành. Lalăm nắc vêy cơ chế zúp zooi đoọng ha zập a đhi căh zập pr’đợơ ặt nội trú zập c’xêê 10 ký cha néh lâng 300 r’bhầu đồng zên đoọng nhà trường zệê chr’na đoọng ha pêê. Ha dợ nắc lâng đhr’năng lalua lâng đanh đươnh lêy bhiệc zúp zooi nâu cung đơơng chr’nắp xoọc tr’nợơp. Đoong bhrợ têng liêm bhiệc nâu, nắc a zi k’đươi moon lâng cấp ping lêy vêy rau k’rang tước đăh đâu, pa liêm chính sách đoọng nhâm crêê. N’đhơ đhr’năng lalua đhanuôr cung ơy ting pấh pazưm têy đh’rứah lâng chính quyền lâng nhà trường ha dợ lâng pr’đợơ âng đhanuôr acoon cóh vel bhươl nắc bhiệc ting pấh ta luôn nắc k’đháp k’ra bhlầng.
Bh’rợ học sinh tự lướt học cóh c’lâng ch’ngai 7-10km, pa bhlầng nắc cóh hân noo boo đhí cr’pân pa bhlầng lâng ơy vêy lấh bấc học sinh glúh đăh lớp. Apêê thầy cô ta luôn ặt cóh đhr’năng k’đươi t’pấh lâng bhơơl zêng aconh căn lâng học sinh đoọng zư liêm đợ ma nuýh cóh lớp học.N’đhơ pa zay lấh mơ ha dợ bh’rợ đhr’năng học sinh lơi học đhị chr’val vel bhươl t’mêê nắc rau pa bhlầng k’rang tước đoọng chếêc lêy c’lâng bh’rợ, chính sách nhâm crêê bhlầng cóh xoọc đâu./.
TÂY GIANG
CHẬT VẬT MÔ HÌNH “TRƯỜNG BÁN TRÚ DÂN NUÔI”
Được công nhận là xã nông thôn mới là điều rất đáng mừng bởi đạt được các tiêu chí xã nông thôn mới đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của chính quyền và người dân địa phương. Tuy nhiên, ở miền núi lại nảy sinh một vấn đề đáng quan tâm khác.
Năm học này, huyện miền núi Tây Giang, tỉnh Quảng Nam có 381 học sinh ở 05 trường bán trú bị cắt giảm chế độ hỗ trợ của nhà nước do các em ở các xã "thoát nghèo". Nguy cơ học sinh bỏ học là rất lớn. Riêng trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Trung học cơ sở Nguyễn Văn Trỗi buộc phải chuyển sang mô hình trường bán trú dân nuôi, nhưng để duy trì được là vấn đề không dễ…:
Đây là khu nội trú trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Trung học cơ sở Nguyễn Văn Trỗi.
Khác với mọi năm, nay chỉ còn khoảng hơn một nửa số học sinh ở lại trưa. Nhà trường đã rất vất vả khi phải cử giáo viên đến tận nhà các em để vận động, thậm chí dỗ dành học sinh đi học. Mặc dù các cháu muốn đi học nhưng hàng ngày phải đi bộ hơn 10 cây số đến trường là điều rất khó khăn. Không phải nhà nào cũng có xe máy và có người để chở con em đến trường. Mùa nắng còn đỡ, mùa mưa thì việc nghỉ học là bình thường.
++ Con tên là Pơ Loong Sê Un, nhà con ở thôn A Chiing, xã A Tiêng, đường xa nhà đến trường cũng phải đi bộ 4 tiếng.
++ Con tên là Y Đêl Nhái, học lớp 8/2. Nhà con ở xã A Nông, nhà xa lắm, đi bộ phải 3-4 tiếng. Nếu không được ở lại trường thì chúng con không muốn đi học nữa vì phải đi bộ xa quá.
Cô Hiệu trưởng Hồ Thị Thanh Tâm bộc bạch: Mặc dù số lượng cháu được hưởng chế độ ăn trưa có hạn, nhưng thấy học sinh bị cắt chế độ đứng ngoài sân, các cô cũng đành phải gọi cháu vào cho ăn và cho ngủ để chiều học tiếp.
Nhiều vât dụng trong nhà bếp tập thể của trường không dùng nữa vì số lượng học sinh được hưởng chế độ trợ cấp xã nghèo quá ít. Bữa cơm của các em cũng đạm bạc hơn, làm sao ăn no là được. Năm nay, nhà trường được huyện, tỉnh hỗ trợ duy trì mô hình bán trú dân nuôi. Năm học đến thì không biết tìm nguồn nào. Vốn đã khó khăn nay càng khó khăn hơn.
Cô Hồ Thị Thanh Tâm, Hiệu trưởng trường PTDT bán trú THCS Nguyễn Văn Trỗi cho biết:
…Việc để các em ở nhà là không thể. Vì vậy mà nhà trường phải quyết định để cho các em ở lại trường bằng hình thức kêu gọi hỗ trợ. Nhà trường cố hết sức để kêu gọi các đơn vị hỗ trợ cũng như là kêu gọi sự giúp đỡ của huyện nhà để xoay sở, tạo điều kiện cho các con có 3 bữa ăn đảm bảo để các con ở lại. Nói là ở trường bán trú nhưng thực ra các con ở lại trường cả tháng vậy cho nên là việc duy trì này cũng rất là vất vả khó khăn. Một số học sinh nghe tin không được ở nội trú nữa ngay từ đầu năm các em đã bỏ học, vì vậy mà các thầy cô giáo chúng tôi lúc nào cũng phải sẵn sàng trong tư thế đi vận động nếu như có học sinh nào bỏ học. Chúng tôi rất lo vì không biết là có thể duy trì được việc này trong bao lâu”.
Căn cứ theo Nghị định số 116 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn; Quyết định số 582 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách thôn thuộc các xã có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn thì toàn huyện Tây Giang có 381/5.414 học sinh thuộc diện ở bán trú ở 09 xã bị mất các chế độ. Như vậy, mỗi năm học, 381 học sinh sẽ bị mất số tiền hỗ trợ trên 1,8 tỷ đồng. Riêng trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Trung học cơ sở Nguyễn Văn Trỗi buộc phải xóa bỏ mô hình trường bán trú. 180 em học sinh phải tự lo ăn, ở. Huyện đã nhiều lần họp và giải pháp cuối cùng là vận dụng các nguồn hỗ trợ bên ngoài, cùng với sự đóng góp của phụ huynh xây dựng mô hình "bán trú dân nuôi".
Ông A Rất Blúi, Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Giang nói:
Huyện hỗ trợ một phần, nhưng phải kêu gọi các nhà tổ chức, nhà hảo tâm cũng như là các xã và phụ huynh của các cháu học sinh cùng chung tay để hỗ trợ cho các cháu ở bán trú, có điều kiện sinh hoạt và học tập.Nếu mà không duy trì được bán trú trong điều kiện đa phần học sinh nhà ở cự ly xa với trường 7 đến 10 km, nếu mà các cháu phải đi- về trong ngày thì chắc chắn là quá sức so với tuổi của các cháu, mà ở lại thì bằng mọi giá phải lo chế độ ăn, chế độ sinh hoạt cho các cháu. Huyện chúng tôi đang tiếp tục kêu gọi sự giúp đỡ để làm sao lo cho các cháu về vấn đề này”.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Trường phòng GD-ĐT huyện Tây Giang cho biết thêm:
Trước tình hình này UBND huyện Tây Giang đã họp bàn với các địa phương ban ngành. Trước mắt có cơ chế hỗ trợ cho mỗi em không đủ tiêu chuẩn ở nội trú mỗi tháng 10 ký gạo và 300 ngàn đồng để nhà trường tổ chức lớp ăn bán trú cho các em. Tuy nhiên với thực tế lâu dài thì việc hỗ trợ này chỉ mang tính tạm thời. Để giải quyết được căn cơ, lâu dài thì chúng tôi đề nghị cấp trên cần có sự quan tâm về vấn đề này, điều chỉnh lại chính sách cho phù hợp. Mặc dù thực tế người dân cũng đã tham gia chung tay cùng chính quyền và nhà trường nhưng với điều kiện của đồng bào dân tộc thiểu số địa phương thì việc tham gia thường xuyên là điều khó thực hiện”.
Việc học sinh tự đi học cách xa trường 7 đến 10 cây số, đặc biệt trong mùa mưa bão rất nguy hiểm và đã có trên nhiều học sinh không ra lớp. Các thầy cô vẫn luôn phải trong tư thế vận động và cả dỗ dành phụ huynh, học sinh để duy trì sĩ số lớp học. Dù đã rất cố gắng nhưng chuyện nguy cơ học sinh bỏ học ở xã nông thôn mới thực sự là điều rất đáng quan tâm để tìm ra giải pháp, chính sách hợp lý lúc này./.
Viết bình luận