Tợơ lang a hay, ha roo Cu Priêng dzợ đớc nắc ha roo ha rêê nắc t’nơơm pa tệêt lâng pr’ặt tr’mông ma nuýh Vân Kiều, Pa kô ặt đhị da ding k’coong Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị. Tu cơnh đếêc, n’đhơ cóh bấc c’moo k’tiếc bhrợ têng cắh dzợ bấc, ha dợ đhanuôr acoon cóh đhị đâu nắc dzợ pa zay zư lêy m’ma ha roo chr’nắp nâu.
# K’nặ 10 c’moo đâu, m’jứah lâng xăl t’nơơm chr’nóh t’mêê đoọng âng chô bh’nơơn dal lấh, pr’loọng đong a ngắh Kăn Bên ặt đhị vel A Sói, chr’val A Túc, chr’hoong Hướng Hoá nắc dzợ đớc đhăm k’tiếc bhrợ têng đoọng chóh ha roo ha rêê âng acoon cóh đay. A ngắh đoọng năl, n’đhơ ma ha roo nâu âng chô bh’nơơn căh liêm dal, ha dợ nắc buôn chóh lâng nắc t’nơơm chr’nóh đanh bhlầng âng pr’loọng đong. A ngăh moon:
“N’đhơ k’tiếc bhrợ cha cắh dzợ bấc, ha dợ nâu đoo nắc m’ma ha roo tợơ lang a hay âng a ma a bhướp đớc đoọng tu cơnh đếêc nắc zập c’moo cung lêy chóh. Tu nâu đoo nắc m’ma ha roo chr’nắp đoọng bhrợ pr’hêl, đoọng bhuốih đhị bele Tết.”
Ha roo ha rêê nắc m’ma mặ zâng lấh goóh gooi, đhanuôr buôn chóh đhị bh’đưn da ding, dưr pậ nắc zêng g’nưm tợơ pleng k’tiếc. M’ma ha roo nâu tợơ tợơp chắt tướ bêl xoót pay đanh mơ 8 c’xêê. Tu cơnh đếêc, đhanuôr nắc lêy chóh 1 hân noo zập c’moo. Tợơ ơy xoót pay đhị zập hân noo, đhanuôr nắc buôn đớc zệê a lắc, đhoóh a vị đoọng bhuối a bhô dang, zước nhăn đoọng hân noo t’tun nắc bơơn ha roo bịng zơng bịng đong, đhanuôr đoàn kết bhrợ têng cha. XoỌc đâu, cóh vel đong chr’hoong Hướng Hoá nắc dzợ mơ 500ha m’ma ha roo nâu bơơn đhanuôr PaKô-Vân Kiều chóh bệêt. Đươi vêy a vị đha hum yêm, cr’liêng cha néh đhanuôr zêng kiêng lâng chếec lêy câl đươi. Râu cha néh nâu xoọc nắc pr’đươi chr’năp bhlầng vêy chr’nắp dal âng zr’lụ da ding k’coong Hướng Hoá. T’coóh Hồ Quốc Trung-Phó phòng NN&PTNT chr’hoong Hướng Hoá đoọng năl:
“Lâng t’nơơm ha roo cóh ha rêê, cr’chăl a hay cóh vel đong chr’hoong Hướng Hoá đhăm chóh nắc xiêr tu pa xiêr đhăm bhrợ ha rêê. Đhơ cơnh đếêc, a zi cung pa zay xay moon đoọng ha pêê ban, ngành, zập cấp zư lêy Gen, cung cơnh pa trơơi m’ma lâng t’bấc bh’nơơn. M’jứah lâng đếêc nắc cung xay moon đoọng ha đhanuôr zư lêy m’ma ha roo nâu đoọng pa dưr truyền thống acoon cóh đay.”
Z’lấh bấc lang, m’mâh roo ha rêê âng ma nuýh Pakô-Vân Kiều đhị chr’hoong Hướng Hoá dzợ vêy bấc râu liêm choom ha dợ nắc pazêng m’ma ha roo cao sản, bơơn lai t’váih lâng kỹ thuật liêm t’mêê k’đháp pa châng lêy. Xọoc đâu, n’đhơ cắh dzợ bơơn ta chóh bhrợ bấc cơnh lalăm lâng đhăm vêy ta pa xiêr, ha dợ c’năl tự zư lêy6 m’ma nắc ơy zooi đoọng m’ma ha roo nâu r’dợ nắc dưr váih chr’nắp liêm choom bhlầng âng chr’hoong da ding k’coong nâu./.
NGƯỜI PA CÔ, VÂN KIỀU
DUY TRÌ CÂY LÚA RẪY TRUYỀN THỐNG
HOÀNG HÙNG
Từ xa xưa, lúa Cu Prêng hay còn gọi là lúa rẫy là loại cây lương thực gắn liền với đời sống của người Vân Kiều, Pa Cô ở huyện miền núi Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Mặc dù đất sản xuất không còn nhiều, nhưng bà con đồng bào nơi đây vẫn cố gắng gìn giữ, bảo tồn giống lúa quý này.
Gần 10 năm nay, cùng với chuyển đổi cây trồng mới cho năng suất kinh tế cao, gia đình bà Kăn Bên ở thôn A Sói, xã A Túc, huyện Hướng Hóa vẫn dành vài mẫu đất sản xuất để gieo trồng lúa rẫy truyền thống của dân tộc mình. Bà cho biết, tuy giống lúa này năng suất không cao, nhưng rất dễ trồng và là lương thực truyền thống lâu đời của gia đình bà. Bà Kăn Bên nói:
Tuy đất sản xuất không còn nhiều nhưng đây là giống lúa ngày xưa của ông cha để lại cho nên hàng năm vẩn phải trồng. Vì đây là giống lúa quý để làm quà, để cúng nhân dịp lễ tết.
Lúa rẫy là giống chịu hạn, người dân thường gieo trồng ở sườn núi, sinh trưởng và phát triển hoàn toàn dự vào điều kiện tự nhiên. Giống lúa này sinh trưởng khá dài tới 8 tháng. Bởi thế, bà con chỉ trồng 1 vụ mỗi năm. Sau khi thu hoạch xong mỗi vụ, người dân thường dùng để nấu rượu, đồ xôi cúng tạ ơn cho các vị thần, cầu mong vụ tới mùa màng tươi tốt, con cái làm ăn phát đạt, dân làng đoàn kết làm ăn. Hiện nay, trên địa bàn huyện Hướng Hóa chỉ còn khoảng 500 ha loại giống lúa này được bà con Pa Cô – Vân Kiều gieo trồng. Nhờ vị ngon, dẻo, loại gạo lúa rẫy rất được người dân trong vùng ưa thích và tìm mua. Loại gạo này đang là sản phẩm đặc sản có giá trị cao của vùng núi Hướng Hóa. Ông Hồ Quốc Trung - Phó phòng NN&PTNT huyện Hướng Hóa cho biết:
Đối với cây lúa rẫy, thời gian qua trên địa bàn huyện Hướng Hóa diện tích giảm do hạn chế diện tích đốt nương làm rẫy. Tuy nhiên chúng tôi vẫn tích cực tham mưu cho ban, ngành, các cấp bảo tồn nguồn Gen, cũng như lai tạo giống và tăng năng suất. Bên cạnh đó cũng tuyên truyền cho đồng bào bảo tồn và giữ gìn giống lúa này để phát huy truyền thống dân tộc mình.
Trải qua nhiều thế hệ, giống lúa rẫy của người Pa Kô – Vân Kiều ở huyện Hướng Hóa vẫn có nhiều ưu điểm mà những giống lúa cao sản, được lai tạo bằng kỹ thuật hiện đại khó sánh được. Hiện nay, dù không còn được gieo trồng phổ biến như trước và diện tích có phần bị hạn chế, nhưng ý thức tự lưu giữ nguồn giống lúa rẫy qua việc canh tác có chọn lọc của người Pa Ko – Vân Kiều đã giúp giống lúa này dần trở thành đặc sản của huyện vùng cao này./.
Viết bình luận