Video :Vel gốm Thanh Hà bhrợ du lịch
Thứ bảy, 00:00, 04/03/2017
Tước Hội An, muy đhị ang t’mooi cắh choom z’lấh lơi nắc vel gốm Thanh Hà. Z’lấh lấh 400 c’moo dưr váih, muy vel cơnh lâng apêê ta pêếh bóh gốm zấp t’ngay công dzợ cát óih j’jộ đoọng bhrợ t’váih đợ bh’nơơn liêm pr’hay. Râu chr’nắp, t’mêê đoọng ha thị trường bấc bh’nơơn bơơn bấc ngai chắp kiêng, đha nuôr vel gốm Thanh Hà dzợ năl pa zum bhrợ lâng du lịch.

            

 

           Đhị Hội An ch’ngai 3k chô n’đắh Tây, vel gốm ặt đhị toor k’ruung Thu Bồn, liêm pr’hay têm ngăn. Ting cơnh xay trúih, tơợ dâng thế kỉ 16, đợ apêê thợ tơợ Thanh Hóa âi tước Thanh Hà bhrợ t’váih vel lâng bhrợ pa dưr bh’rợ gốm, zư đớc pa tước nâu câi.

          Tước Thanh Hà t’mooi cắh bhr’nêy lâng apêê acoon c’lâng, g’roong bơơn bhrợ t’váih tơợ apêê cr’liêng gạch bóh cắh cậ đợ bêệ tọ, bêệ đèn tơợ gốm bơơn đươi đoọng pa chăm đong xang. Đợ  bh’nơơn âng vel gốm Thanh Hà pa bhlâng bấc cơnh, cơnh dăng, chom, tọ, oọm đác, … A moó Nguyễn Thị Dung, muy cha nắc âu ặt ma mông lâng bh’rợ gốm bấc cmoo đoọng năl đoọng choom bơơn bhrợ muy bêệ tọ gốm liêm xang kiêng vêy râu mâng loom âng ma nứih bhrợ tu z’lấh bấc bh’rợ tr’nêng la lay cơnh. A moó Dung moon:

         K’tiếc gốm n’nâu nắc choom liêm, l’boọt vêy choom bhrợ, ha dang k’tiếc mốp nắc buôn ha voóh. K’tiếc tr’nơợp nắc dzợ ặt đhị c’cọ, xang n’nắc toong đác ha dợ đơợ c’joọ bơr pêê chu xang n’nắc  a ring cớ 3, 4 chu, ha dang nâu câi nắc apêê t’moọt ooy máy đoọng cor. Ha dợ bhrợ lâng têy nắc bêl ra vang bhrợ nắc toong đác ooy đêếc, đớc 1 t’ngay xang n’nắc a ring k’tiếc dâng 2 chu, xang n’nắc a ring cớ ha dợ đơợ c’joọ. A hêê choom đơợ c’joọ ta luôn đoọng đợ bêl k’tiếc liêm ghlêy xa xil nắc ha dợ tơợp mai. Bêl knoọ đơơng mai nắc choom ch’prunh cớ muy chu  đoọng k’tiếc l’boọt, đoọng k’tiếc  têệt cơnh đêếc nắc vêy bhrợ doó u ha voóh. Xang n’nắc đơơng p’tặ, plêêng p’răng liêm nắc 2 t’ngay, plêêng đh’ngụ boo nắc p’tặ 3-4 t’ngay. Xang n’nắc đơơng bóh gốm 2 t’ngay 2 ha dum. Cóh cr’chăl n’nắc nắc choom câm ta luôn óih rơơng 1000 độ

           Thanh Hà bơơn năl tước cắh muy nắc vel bh’rợ thủ công t đanh nắc dzợ muy đhị t’đang t’pấh t’mooi du lịch booi lum lêy. T’mooi chơớc tước đâu đoọng bơơn năl muy vel đong yêm têêm lâng kiêng c’la đay bhrợ t’váih muy pr’đươi lâng k’tiếc. T’coóh Gunter Engler, t’mooi ma nứih Đức moon:

         Acu bơơn lêy vel n’nâu pa bhlâng ty đanh n’đhang công dzợ bơơn zư đớc đợ râu liêm la lay. Pa bhlâng nắc vel n’nâu âi bhrợ têng đợ pr’đươi cơnh ty ahay, zấp râu zêng bơơn bhrợ lâng têy lâng pa bhlâng liêm. Pa bhlâng liêm pr’hay bêl công dzợ bơơn lêy cóh đâu zư đơcs râu văn hóa liêm pr’hay cơnh đâu. Pa bhlâng nắc, acu lêy bhui har bơơn đha nuôr pa choom đoọng ng’cơnh bhrợ gốm.  Nâu đoo nắc muy bh’rợ pa bhlâng cắh choom ha vil bêl acu tước lum đhị đâu.

          Tước Thanh Hà, t’mooi nắc muy pay đoọng 15.000 đồng câl vé nắc choom moọt la lêy vel  n’nâu lâng bơơn đha nuôr cóh đâu lưch loom pa choom đoọng ng’cơnh mai tộc gốm. Xang bêl bơơn c’la đay bhrợ gốm, t’mooi  dzợ bơơn xrắ đớc đh’nớc đay lâng  chô đơơng bhrợ pr’hêl. A đhi Lê Thị Thu Thảo, sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng g’lúh  tr’nơợp booi lum vel gốm Thanh Hà âi vêy bấc râu bơơn năl liêm pr’hay  đhị đâu:

          Nâu đoo g’lúh tr’nơợp acu tước lâng vel gốm Thanh Hà. Cóh đâu zấp ngai pa bhlâng liêm, cruung k’tiếc pa bhlâng pr’hay. Vel n’nâu mr’cơnh lâng apêê vel gốm cóh miền Bắc âng cu âi ting booi lêy. N’đhơ nâu đoo nắc vel gốm k’tứi n’đhơ cơnh đêếc a cu lêy nắc pa bhlâng liêm pr’hay la lay. Lâng acoon ma nứih cóh đâu pa bhlâng liêm ta níh, apêê a dêy a ngắh âi pa choom đoọng ha cu bhrợ gốm lứch loom. Nâu đoo nắc g’lúh tr’nơợp acu âi vêy muy bh’nơơn bhrợ lâng k’tiếc âng tr’pang têy đay bhrợ đhị râu pa choom đoọng âng apêê a dêy a ngắh. A cu lêy đoọng bhrợ t’váih đợ bh’nơơn gốm nắc kiêng vêy râu z’hai têy, ghít mắt nắc vêy váih đợ bh’nơơn liêm. Acu lêy đoọng bhrợ t’váih muy bh’nơơn năc spa bhlâng k’đháp, n’đhơ bh’nơơn âng cu bhrợ  cắh âi liêm pa bhlâng nđhơ cơnh đêếc acu bhui har bhlâng”.

         Lấh n’nắc, zấp ngai bêl booi lum lêy vel gốm Thanh Hà zêng bơơn đha nuôr pay đoọng muy pr’hêl k’tứi bhrợ pr’hêl zư đớc. Nắc đoo đợ apêê bêệ tò he bơơn đị brhợ tơợ apêê acoon bh’năn cóh pr’ặt tr’mông zấp t’ngay cơnh a tứch, a xêếh, a choo, a óc… Bêl plong dưr  váih xa nul pr’hay. Hắt ngai năl, muy bêệ tò he k’noọ cơnh u buôn n’đhơ cơnh đêếc nắc kiêng vêy râu ga lêếh ga lêêng lâng t’bách z’hai pa bhlâng. T’coóh Nguyễn Sáu, ma nứih buôn pa choom đoọng ha t’mooi đị mai tò he đoọng năl:

             Muy bêệ tò he bhrợ xang choom z’lấh 3, 4 c’nặt bh’rợ. tr’nơợp nắc bhrợ t’váih pr’dưr pr’dzoọng ha tò he, đớc pa goóh xang n’nắc nắc tơợp xrắ hình đoọng ha tò he. Xrắ xang nắc tơợ boóc var boọng nắc c’nặt bh’rợ thứ pêê. Thứ puôn nắc a hêê t’moọt ooy ta pêếh bóh. Bêl tò he âi goóh lâng bhrợ t’váih xa nul nắc t’moọt cớ ooy ta pêếh. lấh n’nắc,ahêê choom bhrợ pa liêm t’lir đoọng tò he liêm lấh. Zấp bêệ tò he zêng vêy râu k’đháp la lay âng đoo. Pa đhang moon cơnh acoon a tứch n’nâu nắc choom véh xooi cơnh đâu cắh vêy u buôn. K’đháp bhlâng nắc bh’rợ bhrợ pa dưr pr’dưr pr’dzoong ha tò he.

           Lấh đhị đêếc, t’mooi choom câl đợ bh’nơơn gốm liêm xang nắc bơơn đha nuôr ra pặ pa câl cóh apêê n’lung hàng cóh đong đay. Tơợ bêệ tọ, lọ cắh cậ đợ oọm trà, đợ a coon a có k’tiếc cắh cậ tượng ma nứih zêng bơơn đha nuôr Thanh Hà bhrợ t’váih tơợ k’tiếc. đhị tr’pang têy z’hai t’bách âng ma nứih thợ, đợ acoon c’lâng liêm, zrắ plóh dưr váih pr’hay liêm bhlâng. Đợ acoon t’rí, acoon a tứch, a coon a óc cơnh bấc acoon râu lơơng.

          N’jứah bhrợ gốm n’jứah pa zum bhrợ du lịch cắh muy zooi đha nuôr cóh đâu vêy muy pr’ặt tr’mông yêm têêm nắc dzợ bhrợ t’váih pr’đơợ đoọng vel gốm Thanh hà nắc cớ bơơn zư đớc. Xang lấh 15 cmoo đơơng âng Thanh hà dưr váih muy đhị lướt la lêy âng Hội An, vel gốm âi ting bhr’dzang pa dưr lâng dzoọng nhâm cóh thị trường. Ng’cơnh bhrợ đoọng t’bhlâng pa dưr cớ đợ pr’đợợ âng vel gốm cóh bh’rợ du lịch công cơnh k’đhơợng nhâm bh’nơơn c’lâng lúh ta luôn nắc râu k’đháp loom âng chính quyền cóh đâu. T’coóh Nguyễn Hào, trưởng Ban  k’đhơợng lêy vel gốm Thanh Hà đoọng năl:

           N’đắh đanh đươnh, vel đong vêy t’bhlâng bhrợ t’bhứah p’xoọng pr’đhang la lêy ha t’mooi, k’đhơợng zư t’mooi tu  cơnh xoọc đâu dzợ u xiên. Cóh ha y nắc UBND thành phố Hội An âi đoọng c’lâng xa nay ha phường Thanh Hà nắc t’bhlâng bhrợ t’bhứah, p’têệt lâng du lịch vel bh’rợ lâng du lịch a bhô dang, du lịch cruung đác. Pr’đơợ âng vel bh’rợ nắc ặt đhị toor k’ruung đác tu cơnh đêếc cóh brương tr’nu a zi vêy bhrợ p’xoọng muy râu đoọng t’mooi bhrợ nông nghiệp, ngư nghiệp, ting pấh apêê bh’rợ n’đắh chóh bêệt, lái ha trắh a xiu a chông, tước nâu câi âi bơơn thành phố ơơi đoọng. Xoọc đâu azi xoọc t’đang moon apêê đong k’rong bhrợ, ha dang bơơn bhrợ t’váih râu đâu ăncs vêy bhrợ t’váih pr’đơợ đoọng ha ve; gốm dưr víah muy c’bhúh du lịch, p’têệt lâng bấc râu du lịch chroi đoọng bhrợ  pa dưr râu pr’hay liêm ha t’mooi tước la lêy vel gốm”.

          Lấh 400 c’moo z’lấh cắh năl mơ zr’năh k’đháp, bhui har, ma nứih Thanh hà công dzợ t’bhlâng đoọng k’đhơợng đớc đh’rông óih âng ta pêếh bóh. Đhị râu tr’vâng, xu blu âng pr’ặt tr’mông, vel gốm Thanh Hà công dzợ dưr víah râu têêm ngăn cơnh nắc apêê bh’nơơn âng apêê đoo brhợ t’váih. Vel gốm Thanh hà cơnh muy đhị pa đhêy dzung liêm pr’hay âng t’mooi bêl tước lâng Hội An./

 

LÀNG GỐM THANH HÀ LÀM DU LỊCH

                                                                                  (Ngọc Diệp – Bích Nhật)

 

        Đến Hội An, một địa điểm mà du khách không nên thể bỏ qua  là làng gốm Thanh Hà. Trải qua hơn 400 năm hình thành, một ngôi làng với những bếp nung gốm hằng ngày vẫn đỏ lửa bập bùng để cho ra đời những tác phẩm độc đáo. Điều quan trọng, vừa cho ra thị trường những sản phẩm được ưa chuộng, người dân làng gốm Thanh Hà còn biết kết hợp làm du lịch.

         Cách Hội An 3km về phía Tây, làng gốm Thanh Hà nương mình bên dòng sông Thu Bồn với không gian hiền hòa, bình dị. Tương truyền, từ khoảng thế kỉ 16, những thợ thủ công từ Thanh Hóa đã đến Thanh Hà lập làng và xây dựng nên nghề gốm, truyền lại cho đến ngày nay. 

          Đến Thanh Hà, du khách ấn tượng từ những con đường, hàng rào được tạo nên từ những viên gạch nung hay những chiếc bình, chiếc đèn từ gốm được dùng để trang trí nhà cửa. Các sản phẩm của làng gốm Thanh Hà rất đa dạng như lu, chum, vại, bình hoa, ấm nước, chén bát, dĩa... Chị Nguyễn Thị Dung, một người đã gắn bó với nghề gốm nhiều năm cho biết để có thể cho ra lò một chiếc bình gốm hoàn thiện đòi hỏi sự công phu, tỉ mỉ của người thợ vì phải trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau. Chị Dung nói:

           “Đất gốm này phải tốt, dẻo mới làm được, nếu đất xấu thì dễ bị bể. Đất về ban đầu còn ở dạng tảng, sau đó mình thêm nước vào đạp qua hai lần rồi sàng lại 3,4 lần, nếu bây giờ thì họ bỏ vào máy để xay. Còn làm thủ công thì trước khi làm mình thêm nước vào, để 1 ngày rồi lọc đất khoảng 2 lần, sau đó mình sàng lại rồi bắt đầu đạp đất. Mình phải đạp liên tục để cho chín đất mới đem ra tạo hình. Trước khi đưa vào bàn xoay mình vẫn phải nhồi lại để cho đất dẻo, để đất xoắn với nhau như vậy đồ mới không bị bể. Sau đó đem phơi, trời nắng tốt thì 2 ngày, trời mưa thì phơi 3 – 4 ngày. Sau đó đem gốm đi nung 2 ngày 2 đêm. Trong thời gian đó phải thêm củi liên tục để lò đạt 1000 độ.”

              Thanh Hà được biết đến không chỉ là làng nghề thủ công truyền thống mà còn là một địa điểm thu hút khách du lịch ghé thăm. Du khách tìm đến đây để cảm nhận một làng quê thanh bình và thử cảm giác tự tay làm nên một đồ vật bằng gốm. Ông Gunter Engler, du khách người Đức nói:

              “Tôi thấy được rằng ngôi làng này rất cổ nhưng vẫn giữ được những nét đẹp riêng. Đặc biệt ngôi làng này đã sản xuất những mặt hàng mang tính truyền thống, tất cả đều được làm thủ công và rất đẹp. Thật thú vị khi được thấy vẫn còn nhưng nơi như ở đây giữ được bản sắc văn hóa như thế này. Đặc biệt, tôi cảm thấy rất vui khi được người dân hướng dẫn cách làm gốm. Đây là một trải nghiệm vô cùng đáng nhớ khi tôi đến thăm nơi này”.

           Đến Thanh Hà, du khách chỉ cần bỏ ra 15.000 đồng mua vé là có thể tham quan ngôi làng và được người dân nơi đây tận tình hướng dẫn cách tạo hình cho gốm. Sau khi được tự tay làm gốm, khách tham qua còn được khắc tên mình lên và đem về để làm kỉ niệm. Em Lê Thị Thu Thảo, sinh viên trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Đà Nẵng lần đầu tiên ghé thăm làng gốm Thanh Hà đã có những trải nghiệm thú vị tại đây. Em cho biết:

            “Đây là lần đầu tiên em đến làng gốm Thanh Hà. Nơi đây mọi người rất tuyệt, khung cảnh rất đẹp và yên tĩnh. Ngôi làng này giống những làng gốm ở miền Bắc mà em đã từng ghé thăm. Tuy đây là làng gốm nhỏ nhưng em cảm thấy nó rất là đặc sắc. Và con người ở đây rất là thân thiện, các cô chú đã chỉ dẫn em làm gốm rất là tận tình. Đây là đầu tiên em đã có một sản phẩm bằng gốm do tự tay mình làm nhờ sự chỉ dẫn của các cô chú. Em thấy để làm nên những sản phẩm gốm thì cần phải có sự điêu luyện và tinh tế để cho ra đời những tác phẩm đẹp. Em cảm thấy để làm ra một sản phẩm thì rất là khó, tuy sản phẩm do mình làm ra vẫn chưa được hoàn chỉnh nhưng em rất vui và rất thích nơi này”.

            Ngoài ra, bất cứ ai khi ghé thăm làng gốm Thanh Hà đều được người dân tặng một món quà nhỏ xinh làm quà lưu niệm. Đó là những chiếc tò he được tạo hình từ các con vật trong đời sống hằng ngày như gà, ngựa, chó, lợn…khi thổi phát ra tiếng kêu vui tai. Ít ai biết rằng, một chiếc tò he tưởng như đơn giản nhưng cũng đòi hỏi sự công phu và khéo léo vô cùng. Ông Nguyễn Sáu, người hay hướng dẫn khách nặn tò he cho biết:

            “Một con tò he làm xong cần phải trải qua 3,4 công đoạn. Đầu tiên là tạo hình cho tò he, để cho khô rồi bắt đầu vẽ hình cho tò he. Vẽ xong thì bắt đầu đục lỗ là giai đoạn thứ ba. Thứ tư là mình đưa vào lò nung. Khi tò he đã khô và tạo được tiếng kêu thì bắt đầu vô lò. Ngoài ra thì mình có thể tự đánh bóng để tò he đẹp hơn. Mỗi con tò he đều có cái khó của riêng nó. Ví dụ như con gà này thì bẻ được cái đuôi như thế này không phải là chuyện dễ. Khó nhất chính là phần tạo hình cho tò he”.

             Bên cạnh đó, du khách có thể mua những sản phẩm gốm hoàn thiện được người dân bày bán ở các gian hàng trong nhà mình. Từ cái bình, cái lọ hay những bộ ấm trà, những con heo đất hay tượng người đều được người dân Thanh Hà tạo nên chỉ từ một hòn đất. Qua đôi tay khéo léo, lành nghệ của người thợ, những đường cong mềm mại, họa tiết nổi bật trở nên có hồn, sống động vô cùng. Những con trâu, con gà, con heo như những sinh vật có linh hồn và sự sống.

             Vừa làm gốm kết hợp làm du lịch không chỉ giúp người dân nơi đây có một cuộc sống ổn định mà còn tạo động lực để làng gốm Thanh Hà tiếp tục được duy trì. Sau hơn 15 năm đưa Thanh Hà trở thành một địa điểm du lịch của Hội An, làng gốm đã từng bước phát triển và đứng vững trên thị trường. Làm thế nào để tiếp tục phát huy những lợi thế của làng gốm trong lĩnh vực du lịch cũng như đảm bảo sản phẩm đầu ra luôn là những trăn trở của chính quyền nơi đây. Ông Nguyễn Hào, Trưởng ban Quản lý làng gốm Thanh Hà cho biết:

            “Về mặt lâu dài, địa phương sẽ tiếp tục mở rộng thêm mô hình tham quan cho khách, giữ lại khách vì phạm vi hiện nay vẫn còn bó hẹp. Định hướng sắp tới là Ủy ban nhân dân thành phố Hội An đã cho chủ trương cho phường Thanh Hà là tiếp tục mở rộng, gắn kết du lịch làng nghề với du lịch tâm linh và du lịch sinh thái. Đặc điểm của làng nghề là nằm xung quanh vùng sông nước nên sắp tới chúng tôi sẽ mở thêm loại hình để khách làm nông nghiệp, ngư nghiệp, tham gia các hoạt động về trồng trọt, đánh bắt, thả lưới đến nay đã được thành phố phê duyệt. Hiện nay chúng tôi đang kêu gọi các nhà đầu tư, nếu hình thành được cái này thì sẽ tạo điều kiện cho làng gốm trở thành một chuỗi du lịch, gắn kết nhiều loại hình du lịch góp phần tăng tính hấp dẫn cho du khách đến tham quan làng gốm”.

              Hơn 400 năm trải qua biết bao thăng trầm, người Thanh Hà vẫn đang nỗ lực để duy trì ngọn lửa của lò nung. Giữa bao bộn bề, tấp nập của cuộc sống, làng gốm Thanh Hà vẫn tồn tại bình dị như chính những sản phẩm mà họ đang tạo ra. Làng gốm Thanh Hà như một điểm dừng chân lý thú của du khách khi đến với Hội An./.

--

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC