CHÔ ĐHỊ ZƯ ĐỢC OOY CR’NOỌ CHIẾN TRANH ĐOỌNG BƠƠN LÊY RÂU CHR’NẮP ÂNG HOÀ BÌNH
Thứ ba, 10:20, 30/04/2024 Thanh Hiếu Thanh Hiếu
Chiến tranh ơy lướt zi lấh đợc lơi đhị k’tiếc Quảng Trị kr’bhâu tấn bom cha rắh, bhrợ p’cắh râu zr’nắh zr’dô âng mưy cr’chăl g’doọc óih.

Mưy đhanuôr cóh tỉnh Quảng Trị ơy chấc lêy đợ râu pr’đươi chr’nắp đhị chiến trường, lấh mơ nắc k’ha riêng grúh bom, cha rắh đoọng bhrợ pa dưr mưy đhr’nông đông lâng pr’đợc “Đông bom âng chiến binh, ta mooi zâp đắh chấc lêy chô, hay k’noọ tước cr’noọ bh’rợ mưy cr’chăl chiến tranh k’ay zr’nắh đoọng bơơn lêy chr’nắp âng hoà bình xoọc đâu.

 

Đhr’nông đông lâng pr’đợc “Đông bom âng râu pr’đươi chr’nắp ahay - Cr’noọ ooy chiến tranh” ắt đhị c’lâng Hồ Chí Minh, đăn đhị p’loọng ping xal Liệt sĩ k’tiếc k’ruung Trường Sơn. C’la âng đhr’nông đông nâu nắc t’coóh Trần Công Chức, cóh chr’val Vĩnh Sơn, chr’hoong Vĩnh Linh.

K’noọ 20 c’moo hanua, t’coóh ơy lướt bấc đhị đoọng chấc lêy đợ râu pr’đươi chr’nắp ty đhị tr’zêl tr’penh ahay, lấh mơ nắc k’ha riêng grúh bom, cha rắh đoọng bhrợ pa dưr đông nâu. Đhị đâu nắc dzợ đhị ặt đhêy âng ta mooi zâp bêl lướt zi lấh đhị c’lâng Hồ Chí Minh. Zâp ngai zêng choom đhêy ặt đhị bha đưn Bến Tắt, bắt hương đhị ping xal liệt sĩ xang nặc chô moót đhị đông nâu, ôộm cà phê, lêy đợ pr’đươi ty chr’nắp ahay, hay k’noọ cớ ooy mưy cr’chăl zêl penh zr’nắh zr’dô đoọng bơơn lêy năl râu chr’nắp âng lang hoà bình xoọc đâu.

C’léh bh’rợ âng chiến tranh cắh mưy bơơn lêy ooy đợ acoon manứih cắh cậ ooy bơr pêê xa nay t’ruíh nắc dzợ ặt váih ooy cr’noọ lâng đợ pr’đươi ty chr’nắp ahay. Đhr’nông đông âng t’coóh Chức bhrợ pa dưr tơợ k’ha riêng grúh bom, cha rắh. T’coóh Chức bhrợ đông nâu đhị toor c’lâng Hồ Chí Minh, đăn ping xal liệt sĩ k’tiếc k’ruung Trường Sơn đoọng zâp cựu chiến binh lâng ta mooi bêl chô ooy đâu choom moót lêy, prá xay ooy mưy cr’chăl tr’zêl tr’penh zr’nắh zr’dô đhị k’tiếc Quảng Trị: “Acu lướt chấc lêy đợ pr’đươi pr’dua ty chr’nắp ahay k’dâng 20 c’moo đâu ơy, acu kiêng âng đơơng zâp pr’đươi nâu đoọng đợc p’cắh đăn đhị ping xal liệt sĩ k’tiếc k’ruung Trường Sơn đoọng zâp cựu chiến binh, zâp apêê a’châu học sinh bêl chô băt hương đhị ping xal hay k’noọ, choom lêy đhị đông bom. Bêl đâu, acu lêy zâp cựu chiến binh cóh zâp prang k’tiếc k’ruung, đợ apêê ơy ma mung zi lấh 2 g’lúh tr’zêl tr’penh chô lưm lêy cóh đâu, acu hơnh déh lâng hâng hơnh bêl ơy bhrợ cơnh đâu”.

T’coóh Chức ơy lướt bấc đhị, chấc lêy t’bơơn đợ grúh bom cha rắh, đợ pr’đươi pr’dua âng chiến tranh, pr’đươi pr’dua âng bộ đội. T’coóh lơi bấc cr’chăl t’ngay, c’rơ g’lêếh tơợ bhiệc bhrợ pa liêm, lêết bhrợ, p’têết pazưm zâp grúh bom ga mắc tứi đoọng bhrợ đông nâu.

Đhị 2 g’lúh zêl penh âng acoon cóh, Quảng Trị ta moon cơnh chi đhung bom, nắc đhị zr’lụ k’tiếc đh’rông óih. Zâp đhanuôr Quảng Trị bêl đêếc ahay lêy ặt zâng hi lêệng zr’nắh âng bom, cha rắh tơợ apêê a’rrập. T’coóh Nguyễn Hồng Hào, cựu chiến binh cóh tỉnh Nam Định chô lưm lêy đhr’nông đông bom nâu hay k’noọ ooy đợ bêl ahay bil bal, zr’nắh zr’dô âng chiến tranh. Đhr’nông đông bom nâu moon p’too zâp lang cắh ha mơ choom ha vil râu chr’nắp âng hoà bình: “Bêl pấh lêy, bơơn lêy đợ pr’đươi ty chr’nắp nâu, acu năl đợ râu chr’nắp âng hoà bình, đợ râu k’ay zr’nắh âng chiến tranh ha dợ đhanuôr Việt Nam hêê ặt zâng”.

N’niên lâng dưr ga mắc liêm đhị k’tiếc Vĩnh Linh ma bhưy chr’nắp, t’coóh Trần Công Chức ơy năl ghít râu cr’ay âng chiến tranh bêl 6 cha nặc bhúh xoọng cóh pr’loọng đông lấh bil tu bom, cha rắh. Ơy vêy kr’bhâu pr’đươi pr’dua chiến tranh bơơn t’coóh Trần Công Chức chấc lêy t’bơơn tơợ zâp zr’lụ crâng da ding, toọm k’ruung cắh cậ tơợ đợ cửa hàng câl pay phế liệu. Cóh cr’loọng đông bom, t’coóh Chức đợc p’cắh bấc râu bom, pháp, cha rắh cối âng a’rập Mỹ ơy p’zroọ đhị k’tiếc Quảng Trị, đhị ta moon nắc zr’lụ grơơ nhool, jôông cát óih”.

T’coóh Chức bhrợ đông bom đhị k’tiếc bhứah k’noọ 200 mét vuông, ting c’lâng kiến trúc ty ahay, 4 chr’tốp 18 t’noọl. Zâp t’noọl nâu p’têết pazưm lâng 4 p’lêê bom zâp râu vêy ga mắc tứi lalay cơnh, pazưm bhrợ dal k’noọ 6 mét, hi lêệng k’noọ 2 tấn. Ting cơnh bh’rợ, đông bom nâu ặt đhị bha nụ du lịch hay k’noọ ooy Trường Sơn âng t’coóh Chức lâng bơr pêê pr’zợc ting pấh k’rong bhrợ. Đhị zr’lụ tang đông bom nâu dzợ vêy bấc kiến trúc ta pêếh Hoàng Cầm, râu zr’nêệ dã chiến, vêy pr’đươi đoọng bhrợ t’bil g’doọc bêl zêệ cha cha đoọng bhuông păr doọ bơơn lêy đắh piing. T’coóh Nguyễn Văn Quảng, cóh vel Nam Sơn, chr’val Vĩnh Sơn, chr’hoong Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị moon, đhr’nông đông bom đhị k’tiếc Quảng Trị zooi đoọng ha lang t’tưn năl ghít lấh mơ ooy râu zr’nắh âng chiến tranh, râu bil bal âng acoon cóh Việt Nam đoọng xăl pay hoà bình. Xang k’noọ 50 c’moo, đợ m’bhộc xoọc tơợp dưr chặt váih đhị đợ râu c’nắt ha voóh hư âng chiến tranh cơnh đhr’nông đông bom nâu bhrợ pa dưr cớ: “Mưy cha nặc k’coon âng vel đông Quảng Trị ơy vêy cr’noọ bh’rợ chr’nắp đoọng lướt chấc lêy, bhrợ pa dưr xa nay bh’rợ Đông bom - Cr’noọ bh’rợ ooy Trường Sơn”. Nâu đoo cung nặc râu hâng hơnh ooy vel bhươl, đhị k’tiếc Quảng Trị anh hùng nâu”.

“Đông bom âng râu cr’noọ ty ahay - Cr’noọ ooy chiến tranh” nắc mưy ooy đợ râu chr’nắp bha lâng truíh c’lâng lướt lêy chi ớh ma bhưy chr’nắp đhị k’tiếc óih Quảng Trị. Đhị đâu nắc mưy đhị c’năl chr’nắp đoọng zâp cựu chiến binh moót lêy chi ớh bêl chô đhị ping xal liệt sĩ Trường Sơn, bắt hương ha đồng đội, hay k’noọ oou mưy cr’chăl lướt truíh c’lâng Trường Sơn trông dấc k’tiếc k’ruung. Lâng lang p’niên, bêl tước lưm đông bom cung nắc xa nay bh’rợ ooy đhị zư đợc cr’noọ bh’rợ chiến tranh đoọng năl liêm ghít lấh mơ chr’nắp âng hoà bình./.

Về nơi lưu giữ ký ức chiến tranh để thấy giá trị của hòa bình

Chiến tranh đi qua để lại trên mảnh đất Quảng Trị hàng ngàn tấn bom đạn, thể hiện sự khốc liệt của một thời khói lửa. Một người dân ở tỉnh Quảng Trị đã sưu tầm những kỷ vật chiến trường, đặc biệt là hàng trăm vỏ bom, đạn để dựng nên một ngôi nhà với tên gọi “Nhà bom của kỷ vật - Ký ức chiến tranh” vô cùng độc đáo. Đây cũng là nơi để cựu chiến binh, du khách thập phương tìm về, ôn lại ký ức một thời chiến tranh đau thương để thấy được giá trị của hòa bình hôm nay.

Ngôi nhà với tên gọi “Nhà bom của kỷ vật- Ký ức chiến tranh” nằm bên đường Hồ Chí Minh, ngay sát cổng Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn. Chủ nhân của ngôi nhà là ông Trần Công Chức, ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh.

Gần 20 năm qua, ông đã đi nhiều nơi để sưu tầm những kỷ vật chiến trường, đặc biệt là hàng trăm vỏ bom, đạn để dựng nên ngôi nhà này. Đây còn là điểm dừng chân của du khách mỗi lần ngang qua đường Hồ Chí Minh. Mọi người có thể dừng chân bên đồi Bến Tắt, dâng hương nghĩa trang liệt sĩ rồi ghé lại ngôi nhà này, nhâm nhi ly cà phê, nhìn ngắm những kỷ vật, ôn lại ký ức một thời chiến tranh bi tráng để thấy được giá trị của hòa bình hôm nay.

Vết tích chiến tranh không chỉ được tìm thấy trong những phận đời hay một vài câu chuyện mà còn tồn tại trực quan qua những kỷ vật. Ngôi nhà của ông chức được xây dựng từ hàng trăm vỏ bom, mảnh đạn. Ông Chức làm ngôi nhà này bên đường Hồ Chí Minh, gần Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn để các cựu chiến binh và du khách khi về đây có thể ghé thăm, ôn lại ký ức một thời chiến tranh đau thương trên mảnh đất Quảng Trị. “Tôi đi sưu tầm những kỷ vật này khoảng 20 năm nay rồi, tôi muốn đưa các kỷ vật này về trưng bày gần Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn để các cựu chiến binh, các cháu học sinh khi về viếng nghĩa trang tri ân, có thể đến trải nghiệm nhà bom. Hôm nay, tôi thấy các cựu chiến binh ở mọi miền quê, những người từng sống qua 2 cuộc chiến tranh về đây thăm, động viên, tôi rất mừng và rất tự hào khi đã làm được điều này”.

Ông  Chức đã đi nhiều nơi, sưu tập những vỏ bom đạn, những kỷ vật chiến tranh, tư trang bộ đội... Ông bỏ nhiều thời gian, công sức từ đánh bóng vết hoen rỉ, tỉ mỉ hàn, gò, chắp, nối các vỏ bom lớn nhỏ lại với nhau để làm thành ngôi nhà.

Trong 2 cuộc kháng chiến của dân tộc, Quảng Trị được ví như túi bom, là vùng “đất lửa”. Mỗi người dân Quảng Trị ngày ấy phải gánh chịu nhiều tấn bom, đạn trút xuống từ quân địch. Ông Nguyễn Hồng Hào, cựu chiến binh ở tỉnh Nam Định đến thăm ngôi "nhà bom" này  gợi nhớ trong ông những ký ức về một thời mất mát, khốc liệt của chiến tranh. Ngôi "nhà bom" này để nhắc nhở các thế hệ không bao giờ quên giá trị của hòa bình. “Khi tham quan, nhìn thấy những kỷ vật này, tôi có thể cảm nhận được những giá trị của hòa bình, những hậu quả đau thương của chiến tranh mà nhân dân Việt Nam gánh chịu”.

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Vĩnh Linh lũy thép, ông Trần Công Chức thấm thía nỗi đau tận cùng của chiến tranh khi 6 người thân trong gia đình đã mất vì bom, đạn. Đã có hàng nghìn hiện vật chiến tranh được ông Trần Công Chức sưu tầm từ các vùng núi sâu, dòng sông hay từ những cửa hàng thu mua phế liệu. Bên trong "nhà bom", ông Chức đã trưng bày rất nhiều các loại bom, pháo, đạn cối mà quân Mỹ đã rải xuống vùng đất Quảng Trị, nơi được ví là vùng "đất thép, đất lửa".

Ông Chức xây dựng ngôi "nhà bom" trên diện tích gần 200 mét vuông, theo lối kiến trúc cổ xưa, 4 mái 18 cột. Mỗi cột được kết cấu bởi 4 quả bom các loại có kích thước từ lớn đến nhỏ, được kết nối, hàn gắn lại, cao gần 6 mét, nặng gần 2 tấn. Theo thiết kế, ngôi "nhà bom" này nằm trong quần thể Khu du lịch ký ức Trường Sơn do ông Chức và một số người bạn tham gia đầu tư.  Trong khuôn viên "nhà bom" còn có thêm kiến trúc bếp Hoàng Cầm, loại bếp dã chiến, có công dụng làm loãng khói trong lúc nấu ăn nhằm tránh máy bay do thám từ trên cao. Ông Nguyễn Văn Quảng, ở thôn Nam Sơn, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị cho rằng, ngôi "nhà bom" trên đất lửa Quảng Trị giúp thế hệ sau biết và hiểu hơn sự kinh hoàng của chiến tranh, sự mất mát của dân tộc Việt Nam để đổi lấy hòa bình. Sau gần 50 năm, những mầm xanh cũng đang vươn chồi trên những mảnh vỡ chiến tranh như cách ngôi "nhà bom" tái hiện: “Một người con của quê hương Quảng Trị đã có suy nghĩ rất ý nghĩa để rồi đi sưu tầm, xây dựng công trình “Nhà bom- Ký ức Trường Sơn”. Đây cũng là niềm tự hào trên quê hương, trên mảnh đất Quảng Trị anh hùng này”.

“Nhà bom của kỷ vật - Ký ức chiến tranh” là một trong những điểm nhấn trong hành trình du lịch tâm linh trên đất lửa Quảng Trị. Đây là một địa chỉ để các cựu chiến binh ghé lại khi về Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn viếng đồng đội, nhớ về một thời xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước. Với thế hệ trẻ, khi đến thăm "nhà bom" cũng chính là hành trình về nơi lưu giữ ký ức chiến tranh để thêm hiểu và trân quý hơn giá trị của hòa bình./.

Thanh Hiếu

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC