Coh pazêng t’ngay x’rịa c’xêê 8 n’nâu, thầy Trần Đình Ngộ, Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học, THCS Phước Lộc, chr’hoong Phước Sơn ơy đh’rưah lâng pazêng apêê thầy cô giáo coh trường z’lâh crâng k’coong, chang đác, tước ooy ha rêê đhuốch, tước ooy pazêng bhươl cr’noon xay moon, k’dua học sinh tước ooy lớp. Thầy Ngộ xay truih, prang trường vêy 3 khối lớp, Mầm non, Tiểu học lâng THCS lâng k’nặ 200 học sinh manuyh Giẻ Triêng. Pr’loọng đong pazêng ađhi n’nâu năc zêng pr’loọng đong lum pr’ắt tr’mông zr’năh k’đhap, tu cơnh đêêc năc k’conh k’căn căh lâh k’rang ooy bh’rợ học âng k’coon ch’chau. Vêy cơnh cậ, bấc pr’loọng đong k’dua k’coon ắt coh đong đoọng zooi k’conh k’căn bhrợ ha rêê đhuốch. Tu cơnh đêêc, lâh bh’rợ pa choom bha lâng, apêê thầy cô coh da ding k’coong công bhrợ bh’rợ k’dua học sinh lướt học, p’hêl đoọng apêê ađhi doọ lơi học. Thầy Ngộ dzợ hay pazêng g’luh lướt k’dua học sinh lướt học, nắc lum boo đhí pr’hậc, đác k’ruung dưr tuh, hr’lang hr’câh da ding k’coong, apêê thầy cô năc ắt tớt coh zơng ha rêê bơr pêê t’ngay năc vêy bơơn chô:“Tơợ t’ngay 15/8 nhà trường ơy họp k’dua pazêng apêê thầy cô lướt ch’mêệt lêy bh’rợ phổ cập, t’bil đhr’năng căh n’năl chữ, ting n’năc k’dua apêê ađhi tước ooy lớp. Râu zr’năh k’đhap năc bêl tước ooy pr’loọng đong học sinh năc công căh lâh bơơn lum apêê ađhi. Coh đâu, ha rêê đhuốch ch’ngai đhị đong ắt. Coh pazêng t’ngay ng’đhêy apêê ađhi buôn ting k’conh k’căn lướt ooy zơng, năc đoọng bơơn tr’lum lâng k’conh k’căn lâng apêê ađhi năc k’đhap pa bhlâng, thầy cô năc dưr ắt coh đêêc. C’lâng lướt năc zr’năh k’đhap, pa bhlâng năc đoo bêl vêy đhí boo, năc ng’chang k’ruung, tọm đác. Buôn vaih râu căh liêm crêê.”
Dạy học coh da ding k’coong năc zr’năh k’đhap cơnh đêêc, tu cơnh đêêc đhr’năng giáo viên nhăn chô ooy xuôi căh cậ lơi bh’rợ tr’nêng c’moo hân đoo công vaih. Nắc coh c’moo học 2022 – 2023, chr’hoong Phước Sơn vêy 17 thầy cô lơi bh’rợ năc bhrợ ha đhr’năng ta bhúch giáo viên coh da ding k’coong bấc lâh mơ. Trường Mầm non Ánh Hồng ắt đhị aral thị trấn Khâm Đức, chr’hoong Phước Sơn năc ta luôn coh bơr pêê c’moo năc tuyển căh zập giáo viên pa choom. Cô giáo Ngô Thị Hồng Nhung, Hiệu trưởng nhà trường xay truih, trường vêy 14 c’bhuh lớp, coh đêêc vêy 12 lớp mẫu giáo lâng 2 lớp p’niên k’tứi. Ting cơnh xa nay xay moon, zập lớp mẫu giáo vêy 2 giáo viên k’đhơợng lêy lớp; lớp p’niên k’tứi bhlâng năc 2,5 giáo viên coh muy lớp. Ha dang ng’xay p’xoọng 3 cán bộ k’đhơợng xay, 1 kế toán lâng 1 manuyh pa bhrợ bh’rợ học đường năc coh xoọc đâu nhà trường dzợ ta bhúch 11 giáo viên pa choom. Cô Hồng Nhung k’rang, đhr’năng ta bhúch giáo viên âng nhà trường năc u vaih coh bấc c’moo n’nâu năc công căh n’tơợ chêếc tuyển đươi:“N’đăh mầm non căh choom pác giáo viên ooy lớp n’lơơng tu 2 cô coh 1 lớp năc đương zư lêy p’niên tơợ 6 giờ ra diu tước 5 giờ 30 ha bu, đoọng ha p’niên cha, ắt đhâng dzợ. Xoọc đâu, nhà trường công xoọc chêêc lêy giáo viên la lay ngành cơnh giáo viên Tiểu học căh ơy vêy bh’rợ tr’nêng căh cậ xoọc học Đại học, cao đẳng năc công k’đhap ng’bơơn lêy, tu căh vêy nguồn. Trường công ơy hợp đồng lâng giáo viên ơy đhêy hưu năc apêê đoo căh tộ lướt. Zr’năh k’đhap n’lơơng cậ âng nhà trường năc manuyh ch’zêệ căh bơơn đươi ngân sách âng nhà nước, tu cơnh đêêc zập c’moo năc pay đươi ngân sách nhà trường căh cậ bhrợ bh’rợ xã hội ting xay bhrợ, ta đang moon k’conh k’căn ting chroi đoọng năc đoọng chroót zên lương ha manuyh bhrợ bh’rợ ch’zêệ ha p’niên k’tứi ắt bán trú.”
Chr’hoong da ding k’coong Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam vêy 20 trường, 275 lớp lâng lâh 7.400 học sinh. C’moo học n’nầu, đợ trường, lớp ooy bha lâng năc doọ râu tr’xăl, năc lâng pazêng trường zêng vêy đợ bấc, đợ m’bứi la lay cơnh, tơợ đêêc bhrợ ha bh’rợ biên chế công dưr vaih la lay cơnh. P’căn Võ Thị Lệ, Trưởng phòng Giáo dục lâng Đào tạo chr’hoong Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam xay truih, c’moo học n’nâu, Phòng vêy ta pazao đoọng 613 biên chế hân đhơ cơnh đêêc tước nâu cơy dzợ ta bhúch 122 biên chế căh ơy bơơn tuyển đươi. Coh đêêc, lâng giáo viên mầm non ta bhúch lâh 60 cha năc; đợ ta bhúch ha mơ dzợ năc coh zập bộ môn Mỹ thuật, Âm nhạc, p’rá Anh, Tin học…
L’lăm ahay, bh’rợ thi tuyển viên chức âng Sở Giáo dục lâng Đào tạo đh’rưah lâng Sở Nội vụ bhrợ têng, hân đhơ cơnh đêêc bh’rợ n’nâu vêy ta đoọng ooy chr’hoong bhrợ têng. Ting cơnh p’căn Võ Thị Lệ, cr’chăl bhrợ bh’rợ thi tuyển âng pazêng vel đong căh đh’rưah muy đhị, cơnh đêếc năc bhrợ ha giáo viên choom thi coh bấc đhị lâng vêy bấc râu liêm choom đoọng lêy pay, ha dang crêê ta tuyển coh đồng bằng, năc apêê ađhi căh tộ ắt coh da ding k’coong. Râu đêêc năc râu tu bhrợ ha nguồn tuyển giáo viên đoọng ha da ding k’coong ting t’ngay k’đhap lâh mơ:“Ting cơnh NĐ 111 đoọng bhrợ bh’rợ hợp đồng giáo viên, năc lâng da ding k’coong căh vêy nguồn đoọng bhrợ hợp đồng. C’moo 2011 chr’hoong Phước Sơn xay moon tuyển đươi 80 cha năc, ha dợ đhiệp 4 hồ sơ a năm vêy, c’moo 2022 xay moon 76 cha năc năc đhiệp 7 hồ sơ a năm vêy. C’moo học n’nâu chr’hoong xay moon tuyển 68 cha năc năc căh n’năl ha mơ bấc hồ sơ tước đoọng. Biên chế âng ngành năc 613 cha năc, năc tước nâu cơy dzợ mơ 122 cha năc căh ơy tuyển đươi. Tu cơnh đêêc năc xay moon tỉnh vêy cơ chế, bh’rợ tr’nêng đoọng k’đhơợng lêy viên chức coh prang tỉnh, ha dang căh năc coh da ding k’coong n’nâu k’đhap bhlâng đoọng tuyển đươi manuyh, ha dợ coh đồng bằng năc pa bhlâng bấc manuyh đoọng tuyển đươi.”
K’noọ cậ, tỉnh Quảng Nam năc choom vêy xa nay la lay đoong k’đơơng, t’pâh giáo viên vêy cr’noọ cr’niêng lướt pa bhrợ đanh đươnh coh da ding k’coong, zr’lụ zr’năh k’đhap. Ting n’năc năc choom vêy chính sách cử tuyển giáo viên sư phạm năc manuyh đhị đêêc đoọng bhr’lậ đhr’năng lơi bh’rợ tr’nêng căh cậ nhăn chô pa bhrợ ooy xuôi cơnh xoọc đâu./.
Huyện vùng cao Phước Sơn
còn nhiều khó khăn trước thềm năm học mới
Những năm gần đây, cơ sở hạ tầng trường, lớp ở miền núi, vùng sâu, vùng xa của tỉnh Quảng Nam đã được quan tâm đầu tư khang trang. Tuy nhiên, công tác vận động học sinh ra lớp và tình trạng thiếu giáo viên vẫn là bài toán khó đối với nhiều địa phương vùng cao. Ghi nhận tại huyện miền núi Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam
Những ngày cuối tháng 8 này, thầy Trần Đình Ngộ, Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học, THCS Phước Lộc, huyện Phước Sơn đã cùng các thầy cô giáo trong trường băng rừng, lội suối, lên nương, vào rẫy, đến từng thôn, bản tiếp tục tuyên truyền, vận động học sinh ra lớp. Thầy Ngộ cho biết, cả trường có 3 khối lớp, Mầm non, Tiểu học và THCS với gần 200 học sinh Giẻ Triêng. Hầu hết gia đình các em đều hoàn cảnh khó khăn nên phụ huynh thường không mấy quan tâm đến việc học hành của con cái. Thậm chí, không ít gia đình còn bắt con ở nhà để phụ giúp cha mẹ việc nương rẫy. Chính vì thế, ngoài dạy chính khóa, các thầy cô vùng cao còn phải kiêm luôn nhiệm vụ vận động học sinh, dỗ dành để các em không bỏ học giữa chừng. Thầy Ngộ vẫn nhớ những lần đi vận động học sinh, gặp mưa gió bất thường, nước sông suối dâng cao, lở núi thầy cô phải ngủ lại trên rẫy đến mấy hôm sau mới trở về được: “Từ 15/8 nhà trường đã họp phân công tất cả thầy cô đi điều tra phổ cập, xóa mù chữ, đồng thời đi vận động các em ra lớp. Điều khó khăn là khi lên đến gia đình học sinh rồi cũng rất ít khi gặp các em. Ở trên này, nương rẫy thường cách xa nhà ở. Những ngày nghỉ các em theo bố mẹ lên nhà rẫy ở nên việc gặp trực tiếp phụ huynh và các em rất khó, thầy cô buộc phải ở lại. Đường đi thì rất khó, nhất là những khi mưa gió, phải qua sông, qua suối. Rất nguy hiểm.”
Dạy học ở vùng cao gian nan, vất vả là thế nên giáo viên xin chuyển về xuôi hoặc bỏ việc năm nào cũng xảy ra. Riêng năm học 2022-2023, huyện Phước Sơn có 17 thầy cô bỏ viêc khiến cho tình trạng thiếu giáo viên ở miền núi đã khó lại càng thêm khó. Trường Mầm non Ánh Hồng đóng chân ngay thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn nhưng mấy năm liền đều không tuyển đủ giáo viên đứng lớp. Cô giáo Ngô Thị Hồng Nhung, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, trường có 14 nhóm lớp, trong đó 12 lớp mẫu giáo và 2 lớp trẻ. Theo quy định, mỗi lớp mẫu giáo có 2 giáo viên phụ trách; lớp trẻ là 2,5 giáo viên/ 1 lớp. Nếu tính thêm 3 cán bộ quản lý, 1 kế toán và 1 nhân viên học đường thì hiện nhà trường vẫn còn thiếu 11 giáo viên đứng lớp. Cô Hồng Nhung trăn trở, tình trạng thiếu giáo viên của nhà trường đã diễn ra nhiều năm nay nhưng không tìm ra nguồn để tuyển dụng:“Bên mầm non không thể chia sẻ giáo viên qua lớp khác vì 2 cô 1 lớp phải đón trẻ từ 6h sáng đến 5h30 mới về, cho các con ăn, ở lại trưa nữa. Hiện tại, nhà trường cũng đang tìm giáo viên trái ngành như giáo viên Tiểu học chưa có việc làm hoặc đang học Đại học, cao đẳng nhưng cũng rất khó tìm vì không có nguồn. Trường cũng đã hợp đồng với giáo viên đã nghỉ hưu nhưng họ không đi. Khó khăn nữa của nhà trường là nhân viên cấp dưỡng không được hưởng ngân sách của nhà nước nên các năm phải lấy ngân sách nhà trường hoặc thực hiện xã hội hóa, kêu gọi phụ huynh đóng góp để chi trả lương cho nhân viên cấp dưỡng nấu ăn cho các cháu bán trú.”
Huyện miền núi Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam có 20 trường, 275 lớp với hơn 7400 học sinh. Năm học này, số trường, lớp về cơ bản không thay đổi nhưng đối với từng trường đều có tăng, giảm khác nhau, kéo theo biên chế cũng biến động. Bà Võ Thị Lệ, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam cho biết, năm học này, Phòng được giao 613 biến chế nhưng đến nay vẫn còn thiếu 122 biên chế chưa tuyển dụng được. Trong đó, riêng giáo viên mầm non thiếu hơn 60 người; số thiếu còn lại tập trung ở các bộ môn Mỹ thuật, Âm nhạc, tiếng Anh, Tin học...
Trước đây, việc thi tuyển viên chức do sở Giáo dục & Đào tạo phối hợp Sở Nội vụ tổ chức nhưng nay việc này được giao các huyện thực hiện. Theo bà Võ Thị Lệ, thời điểm tổ chức thi tuyển của các địa phương không trùng nhau, đồng nghĩa với việc giáo viên có thể thi ở nhiều nơi và có nhiều cơ hội lựa chọn, nếu trúng tuyển ở đồng bằng, các em sẽ bỏ miền miền núi. Đó là lý do khiến cho nguồn tuyển giáo viên cho miền núi ngày càng khó khăn:“Theo NĐ 111 cho cơ chế được hợp đồng giáo viên nhưng đối với miền núi là không có nguồn để hợp đồng. Năm 2021 huyện Phước Sơn đăng ký tuyển 80 chỉ tiêu nhưng chỉ có 4 hồ sơ nộp, năm 2022 đăng ký 76 chỉ tiêu nhưng chỉ có 7 hồ sơ nộp. Năm học này huyện tuyển 68 nhung không biết mấy hồ sơ nộp . Biên chế của ngành là 613 nhưng đến nay vẫn còn 122 chưa tuyển dụng. Nên cũng đề xuất tỉnh có cơ chế, giải pháp gì để quản lý viên chức trong toàn tỉnh, chứ không thi miền núi rất khó tuyển dụng, trong khi đó đồng bằng thì lại quá nhiều nguồn để tuyển dụng.”
Thiết nghĩ, tỉnh Quảng Nam nên có cơ chế riêng để thu hút giáo viên có nguyện vọng công tác lâu dài tại miền núi, vùng khó khăn. Đồng thời nên có chính sách cử tuyển giáo viên sư phạm là người tại chỗ để khắc phục tình trạng bỏ việc hoặc xin thuyên chuyển về xuôi như hiện nay./.
Viết bình luận