Đợ bha ar xrặ: HÂU TU ZÊN ĐỚC ĐOỌNG HA ĐHANUÔR ACOON COH LUM PR’ẮT TR’MÔNG ZR’NĂH K’ĐHAP “DZỢ K’ĐOONG” COH KHO BẠC
Thứ tư, 08:29, 23/08/2023 PV Đình Thiệu-Long Phi/VOV miền Trung PV Đình Thiệu-Long Phi/VOV miền Trung
Bơr c’moo hanua, zêng lêy zâp vel đông cóh prang k’tiếc k’ruung lưm zr’nắh k’đhạp bêl xay bhrợ bh’rợ nâu. Vêy dự án t’mêê bơơn bhrợ nắc lêy pa đhêy, vêy dự án dzợ ặt ooy bha ar, cắh choom pay đoọng zên. Ta toọn cơnh ng’lêy, zên tơợ xa nay bh’rợ bấc bhlâng, hân đhơ cơnh đêếc bhiệc pay đoọng cắh đấh, apêê đha rứt cóh k’coong ch’ngai cắh bơơn đươi ha mơ.

 

Bha ar xrặ 2: Bấc dự án ặt pa ngoọp coh bha ar

Ooy t’ruíh bêl hi nua, azi pa xưl bha ar xrặ tr’nơợp âng pa zêng bha ar xrặ “Hâu tu zên đớc đoọng ha đhanuôr acoon coh lum pr’ắt tr’mông zr’năh k’đhap “dzợ k’đoong” coh kho bạc?” âng c’bhúh PV Đình Thiệu lâng Long Phi đhị miền Trung. Bha ar xrặ xay moon đhr’năng “M’pâng kiêng rêên m’pâng kiêng k’chăng”, bấc pr’loỌng đha rứt zr’lụ đhanuôr acoon cóh ooy miền Trung ma nợ bấc bêl vặ zên bhrợ đông hân đhơ cắh ơy bơơn độp zên ta zooi đoọng.

Nâu đoo nắc mưy ooy đợ râu cắh liêm choom đắh bhiệc bhrợ xa nay bh’rợ k’tiếc k’ruung pa dưr pa xớc pr’ắt tr’mung zr’lụ đhanuôr acoon cóh lâng k’coong ch’ngai cr’chăl c’moo 2021 – 2025. Bơr c’moo hanua, zêng lêy zâp vel đông cóh prang k’tiếc k’ruung lưm zr’nắh k’đhạp bêl xay bhrợ bh’rợ nâu. Vêy dự án t’mêê bơơn bhrợ nắc lêy pa đhêy, vêy dự án dzợ ặt ooy bha ar, cắh choom pay đoọng zên. Ta toọn cơnh ng’lêy, zên tơợ xa nay bh’rợ bấc bhlâng, hân đhơ cơnh đêếc bhiệc pay đoọng cắh đấh, apêê đha rứt cóh k’coong ch’ngai cắh bơơn đươi ha mơ.

Hâu tu bhiệc xay bhrợ mưy xa nay bh’rợ bấc râu chr’nắp liêm đhị zâp vel đông lưm zr’nắh k’đhạp cơnh đâu?. P’têết cớ pazêng đợ bha ar xrặ nâu, ooy t’ruíh bêl đâu, azi pa xưl bha ar xrặ 2 lâng pr’đợc “Bấc dự án ặt pa ngoọp coh bha ar”.

Trà Thanh, mưy chr’val pa bhlâng zr’nắh k’đhạp cóh chr’hoong Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi vêy tước 90% đhanuôr acoon cóh Cor, ooy đâu 97% đợ pr’loọng đông đha rứt lâng đăn đha rứt. Bhrợ cơnh xa nay bh’rợ k’tiếc k’ruung pa dưr pa xớc tr’mung tr’méh zr’lụ đhanuôr acoon cóh lâng k’coong ch’ngai cr’chăl c’moo 2021 – 2025, chính quyền vel đông lêy bhrợ xa nay bh’rợ zooi đoọng k’roóc căn zooi pr’loọng đha rứt 4 vel cóh chr’val lâng băn pa dưr ting t’nooi bấc, pa dưr bh’rợ bhrợ cha, dưr zi lấh đha rứt. Cung cơnh zâp pr’loọng đha rứt lơơng, t’coóh Hồ Văn Tha, cóh vel Ba, chr’val Trà Thanh ặt đương lêy 2 c’moo đâu ha dợ cắh bơơn lêy ta đoọng k’roóc: “Bêl đâu ahay vêy xa nay bh’rợ đoọng k’roóc, zooi đoọng zên bhrợ đông ặt ha pr’loọng đha rứt cắh váih đông ặt. Bh’rợ nâu ta bhrợ đenh ặ, ha dợ tước đâu đhanuôr cắh bơơn đươi râu rị. Đhanuôr ặt đương lêy a’năm.”

Râu đương rơơm âng đhanuôr cung nặc râu ặt k’rang âng cán bộ. Bấc g’lúh họp xay moon bhiệc bhrợ xa nay bh’rợ nâu cắh liêm choom.

Bơr c’moo hanua, chr’val Trà Thanh vêy ta đoọng lấh 14,5 tỷ đồng, hân đhơ cơnh đêếc, tước đâu nắc vêy bơơn bhrợ xang mưy công trình đác đươi dua zr’nưm, bhrợ pa dưr 2 g’roong, p’loọng c’riing trường học lâng mưy c’lâng bê tông xi măng, pa glúh đươi lấh 5 tỷ đồng. K’noọ 10 tỷ đồng nắc k’noọ lêy zooi đoọng bhrợ đông ặt, đoọng k’roóc m’ma ha pr’loọng đha rứt, hân đhơ cơnh đêếc, zên dzợ ặt ooy kho bạc. T’coóh Hồ Văn Thịnh, Chủ tịch UBND chr’val Trà Thanh, chr’hoong Trà Bồng ặt tớt cắh têêm ngăn tu zên ơy vêy ha dợ cắh choom chroót đoọng ha pêê đha rứt: “Tước đâu cắh ơy pay đoọng zên. Acu nắc manứih ta luôn bhrợ bhiệc trực tiếp lâng đhanuôr. Tất c’xêê nâu zâp bêl prá xay lâng đhanuôr nắc apêê ặt tóh cha, tu zên cắh ơy chô tước ooy apêê. Zr’nắh k’đhạp bhlâng, azi cung xoọc pr’hân bhlâng. Xơợng k’ay bhlâng a’cọ, ha dợ cắh choom pay đoọng nắc chr’hoong kiểm điểm cán bộ chr’val, hân đhơ cơnh đêếc, cơ chế chính sách lưm k’đhạp cơnh đâu nắc k’đhạp bhlâng pay đoọng.”

Đhanuôr kiêng đấh váih zên ha dợ zên ta ặt “croọl đợc” ooy kho bạc cắh choom pay đoọng nắc đoo xa nay t’ruíh lalua váih. Râu tu nâu ting cơnh xay moon tơợ cán bộ vel đông nắc lưm k’đhạp đắh bh’rợ pháp lý. Zâp cơ quan Trung ương cắh đấh pa glúh zâp bha ar pa tơ moon pa choom bhrợ. Cr’chăl xay bhrợ, dưr váih bấc râu zr’nắh k’đhạp, chính quyền cấp chr’val xay moon ooy chr’hoong, chr’hoong nắc k’đươi moon tỉnh lâng tỉnh nắc k’đươi moon ooy Trung ương... xang nặc đương bhr’lậ quy định, pa choom bhrợ. Cơnh lơơng cậ, zâp cấp chính quyền cung pa glúh bấc bha ar pa tơ moon pa choom, vêy vel đông bhrợ tước 600 bha ar pa tơ nắc cán bộ bhrợ bh’rợ nâu bil bấc cr’chăl t’ngay lêy cha mêết ooy đợ râu t’gơn, cắh liêm crêê lalua:

“Xa nay bh’rợ k’tiếc k’ruung nâu pa glúh xang, ha dợ ặt ooy bha ar pa tơ tước 2 c’moo cắh choom xay bhrợ.”

“Quy định lalay lâng đhr’năng lalua. Lâng zên bh’rợ tr’nêng lấh 100 ực đồng nắc lêy đấu thầu. Lâng tổ c’bhúh pr’loọng apêê cắh vêy tư cách pháp nhân nắc cắh choom đấu thầu.”

“Tu cơ chế âng hêê cắh liêm ghít. Tơợ cơ chế cắh liêm ghít nắc cắh pân bhrợ, buôn bhrợ cắh liêm crêê.”

Mưy ooy đợ râu cắh liêm choom bơơn moon pa glúh đắh bhiệc cắh choom pay đoọng zên nâu nắc quy định k’đươi đhanuôr lêy bhrợ dự án pa dưr pa xớc bh’rợ tr’nêng ting n’juông chr’nắp. Ting cơnh t’coóh Lê Thanh Hưng, Bí thư Huyện uỷ Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, đoọng têêm ngăn zâp bh’rợ nâu nắc cán bộ chr’val lêy bhrợ đoọng ha đhanuôr. Râu lêy ta moóh bêl cr’noọ bh’rợ Dự án nắc pa dưr dal c’năl bh’rợ lâng trách nhiệm âng đhanuôr đắh p’têết pazưm pa dưr pa xớc bh’rợ tr’nêng hân đhơ cơnh đêếc, cán bộ lêy bhrợ đoọng nắc cắh năl đhanuôr vêy choom pa dưr bh’rợ bha lâng hay cắh?: “C’la âng dự án nắc lêy moót bhrợ tơợ tr’nơợp, ha dợ kiêng cơnh đêếc nắc bh’rợ lêy bhrợ oó bấc cơnh. Bh’rợ n’đoo cung vêy cán bộ chr’val, trưởng vel bhrợ đoọng nắc đhanuôr cắh bơơn lêy đợ bhiệc âng c’la đay kiêng, đoọng tơợ đêếc t’bhlâng, pa glúh c’rơ zư lêy, xay bhrợ dự án nâu. Bhrợ cơnh đêếc nắc apêê ặt k’noọ cơnh ta đoọng k’goóh.”

Mưy ooy đợ Dự án bơơn bấc ngai đương rơơm vêy choom dưr zi lấh đha rứt nắc Dự án 3 đắh “Pa dưr pa xớc bhrợ ha rêê đhuốch nhâm mâng, pa dưr râu liêm choom ơy váih cóh zâp zr’lụ đoọng bhrợ hàng hoá ting n’juông chr’nắp”. Dự án nâu vêy zên bấc bhlâng ooy zâp dự án âng xa nay bh’rợ k’tiếc k’ruung pa dưr pa xớc pr’ắt tr’mung zr’lụ đhanuôr acoon cóh lâng k’coong ch’ngai cr’chăl c’moo 2021 – 2025, k’noọ đợc zooi đoọng zâp vel đông bhrợ ooy 5 c’moo lấh 20.060 tỷ đồng. Cr’noọ bh’rợ âng Dự án lêy chô bhrợ đoọng bhiệc bhrợ, pa dưr thu nhập ha đhanuôr, pa xiêr đha rứt nhâm mâng zr’lụ đhanuôr acoon cóh lâng k’coong ch’ngai. Hân đhơ cơnh đêếc, 2 c’moo đâu, dự án nâu dzợ ặt pa ngoọp ooy bha ar. Quy định đắh đấu thầu xoọc bhrợ k’đhạp ha bhiệc pay đoọng zên. T’coóh Nguyễn Thành Phương, Chủ tịch UBND chr’val Trà Nam, chr’hoong Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam moon, ting cơnh quy định, dự án đươi dua zên bh’rợ tr’nêng lấh 100 ực đồng lêy bhrợ đấu thầu. Ha dợ k’đhạp đhị zâp tổ c’bhúh nắc cắh vêy tư cách pháp nhân đoọng ting por đấu thầu nắc k’đhạp bhrợ cơnh quy định nâu: “Chr’val vêy 90% đhanuôr nắc manứih Xê Đăng, đhanuôr cung cắh năl đấu thầu nắc n’hâu, k’đhạp bhlâng đắh xay bhrợ. Zêng lêy m’ma bh’năn, m’ma chr’nóh câl đhị vel đông nắc cắh liêm crêê quy định đắh đấu thầu.”

La lua lêy, đhị zâp chr’hoong k’coong ch’ngai, zr’lụ đhanuôr acoon cóh, c’bhúh cán bộ m’bứi, vel đông bhứah, crâng da ding zr’nắh k’đhạp zâp cơnh, đhr’năng bh’rợ lâng c’năl cắh liêm choom, cắh bhrợ liêm crêê cơnh k’đươi moon bh’rợ. Ha dợ ooy đâu, xa nau bh’rợ vêy bấc râu t’mêê, bấc cr’liêng xa nay cắh liêm ghít, cắh glặp, k’đhạp xay bhrợ. Nâu đoo cắh ơy moon bấc apêê cán bộ k’pân bhrợ lết, k’pân a’đay trách nhiệm ha dợ cắh pân xay moon, cắh pân bhrợ. T’coóh Võ Phiên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi moon, ha bêl vêy choom trứah bhlếh đợ râu zr’nắh k’đhạp đắh bh’rợ, vêy c’lâng bhrợ liêm ghít, têêm ngăn pháp luật nắc zâp chính sách nâu vêy choom t’moót đươi ooy pr’ắt tr’mung: “K’noọ tước đâu vêy bhr’lậ cơ chế nắc vêy choom bhrợ, ha dang cắh nặc ting ặt k’đoong. Tu vel đông cắh pân bhrợ, ooy cấp dứp cơ sở cung cắh pân bhrợ, ha dang tự lêy pay đoọng zên nắc bấc râu cắh liêm choom. Kiêng đoọng cán bộ bhrợ nắc vêy đhị đoọng apêê bhrợ. Tu lalua lêy, cung vêy bấc ngai bêl pay đoọng cắh liêm crêê manứih nắc lêy pay pa chô, hân đhơ cơnh đêếc cắh choom pa chô dzợ. Bhiệc nâu ơy dưr váih bấc chu, cắh vêy m’bứi.”

Đợ zr’nắh k’đhạp âng zâp vel đông lưm cơnh ơy ta moon n’tếh nắc đoo bhrợ đợ mơ zên pay đoọng âng xa nay bh’rợ k’tiếc k’ruung đắh pa dưr pa xớc pr’ắt tr’mung zr’lụ đhanuôr acoon cóh lâng k’coong ch’ngai cr’chăl c’moo 2021 – 2025 cắh đấh. Ghít lấh, cơnh tỉnh Quảng Nam, c’lâng bh’rợ đắh zên prặ cr’chăl c’moo 2021 – 2025 k’noọ 2.189 tỷ đồng lâng ơy bơơn Trung ương đoọng lấh 682 tỷ đồng. Tước đâu, zên âng c’moo 2022 cdắh choom pay đoọng lêy t’moót ooy c’moo 2023 lâng vêy pay đoọng lấh 25% ha dợ; zên âng c’moo 2023 nắc vêy pay đoọng lấh 8,5%. Đhị tỉnh Quảng Ngãi, zên nâu âng c’moo 2022 nắc vêy đoọng 42%, zên âng c’moo 2023 lâng c’moo 2022 nắc vêy đoọng mơ 15%. P’căn Đinh Thị Trà, Chủ tịch UBND chr’hoong Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi k’rang moon bêl pay đoọng zên nâu la lấh m’bứi: “Azi k’rang k’pân bhlâng, lứch c’moo 2023 nắc pay đoọng cắh liêm choom, moót c’moo t’tưn bhrợ liêm xang zêng. Hân đhơ cơnh đêếc, ha dang pay đoọng zâp ha dợ hàng lang pháp lý cắh têêm ngăn nắc cắh ngai pân bhrợ. Cơ chế cơnh xoọc đâu bhrợ cán bộ lưm zr’nắh k’đhạp. Cắh vêy c’moo n’đoo ha dợ zên âng zi lêy moon pay đoọng, pay đoọng m’bứi zên đoọng azi choom đoọng ooy apêê đhanuôr./.”

Loạt phóng sự: VÌ SAO TIỀN DÀNH CHO ĐỒNG BÀO NGHÈO DÂN TỘC THIỂU SỐ “BỊ NHỐT” TRONG KHO BẠC

Bài 2: Nhiều dự án nằm im trên giấy

Trong chương trình hôm qua, chúng tôi phát Bài 1 của Loạt phóng sự “Vì sao tiền dành cho đồng bào nghèo dân tộc thiểu số “bị nhốt” trong Kho bạc?” của nhóm PV Đình Thiệu và Long Phi tại miền Trung. Bài viết nêu thực trạng “dở khóc dở cười”, hàng loạt hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở miền Trung lâm cảnh nợ nần khi đi vay nợ xây nhà dù chưa nhận được tiền hỗ trợ.  

Đây chỉ là một trong những bất cập trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025. Hai năm qua, hầu hết các địa phương trong cả nước gặp khó khăn khi trển khai Chương trình này. Có dự án vừa triển khai đã phải dừng lại, có dự án còn nằm trên giấy, không giải ngân được. Nghịch lý ở chỗ, nguồn vốn từ Chương trình rất lớn nhưng tiến độ giải ngân quá chậm, người nghèo miền núi chưa thụ hưởng được bao nhiêu.

Vì sao việc triển khai một Chương trình giàu ý nghĩa nhân văn tại các địa phương gặp nhiều trở ngại?. Tiếp tục loạt phóng sự này, trong chương trình hôm nay, chúng tôi phát Bài 2 với nhan đề “Nhiều dự án nằm im trên giấy”.

Trà Thanh, một xã đặc biệt khó khăn ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi có đến 99% dân số là người dân tộc Cor, trong đó 97% số hộ thuộc diện nghèo và cận nghèo. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, chính quyền địa phương lên kế hoạch hỗ trợ con bò giống cái vàng giúp hộ nghèo 4 thôn trong xã cùng chăn nuôi gây đàn, phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Cũng như các hộ nghèo khác, ông Hồ Văn Tha, ở thôn Ba, xã Trà Thanh mòn mỏi chờ đợi hơn 2 năm nay mà bò giống vẫn chưa thấy về: “Vừa rồi có chương trình cấp bò giống, hỗ trợ tiền làm nhà ở cho hộ nghèo chưa có nhà ở. Chương trình nghe triển khai cũng lâu rồi, nhưng tới thời điểm này bà con chưa được hưởng lợi. Bà con rất trông chờ.”

Niềm mong mỏi của bà con cũng là sự sốt ruột của cán bộ. Rất nhiều cuộc họp bàn việc triển khai thực hiện chương trình này vẫn chưa tìm được lối ra.

Hai năm qua, xã Trà Thanh được phân bổ hơn 14,5 tỷ đòng nhưng đến nay mới hoàn thành được một công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, xây dựng 2 tường rào, cổng ngõ trường học và một đường bê tông xi măng, giải ngân hơn 5 tỷ đồng. Gần 10 tỷ đồng còn lại dự kiến hỗ trợ làm nhà ở, cấp bò giống cho hộ nghèo nhưng tiền vẫn còn nằm trong kho bạc. Ông Hồ Văn Thịnh, Chủ tịch UBND xã Trà Thanh, huyện Trà Bồng đứng ngồi không yên vì tiền đã có mà không thể chi hỗ trợ cho người nghèo: “Đến bây giờ vẫn chưa giải ngân được. Tôi là người thường xuyên làm việc trực tiếp với người dân. Cả tháng nay cứ mỗi lần đối thoại với người dân là họ chửi vì tiền chưa đến tay dân. Rất là khó khăn, chúng tôi thấy cũng sốt ruột. Giờ nghe đau đầu quá, mà không giải ngân được thì huyện kiểm điểm cán bộ xã, nhưng cơ chế chính sách vướng thế này thì khó thực hiện lắm.”

Người dân khát vốn mà tiền vẫn ‘bị nhốt” trong kho bạc không thể giải ngân là chuyện có thật. Nguyên nhân theo giải thích từ cán bộ địa phương là vướng thủ tục pháp lý. Các cơ quan Trung ương chậm ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện. Quá trình triển khai, phát sinh nhiều vướng mắc, chính quyền cấp xã báo cáo lên huyện, huyện lại kiến nghị tỉnh và tỉnh tiếp tục kiến nghị lên Trung ương…, rồi lại chờ sửa đổi quy định, hướng dẫn thực hiện. Mặt khác, các cấp chính quyền cũng ban hành quá nhiều văn bản hướng dẫn, có địa phương “sản xuất” đến 600 văn bản nên cán bộ thực thi nhiệm vụ phải mất rất nhiều thời gian nghiên cứu về những “độ vênh chồng chéo”, không sát thực tế:

“Chương trình mục tiêu quốc gia này ban hành xong nằm trên giấy mất 2 năm không triển khai được.”

“Quy định vênh với thực tế. Đối với vốn sự nghiệp trên 100 triệu đồng là bắt buộc phải đấu thầu. Đối với tổ nhóm hộ họ không có tư cách pháp nhân nên không thể đấu thầu được.”

“Do cơ chế mình chưa rõ ràng. Từ cơ chế không rõ cho nên không dám mạnh dạn làm, dễ dẫn đến sai sót”

Một trong những bất cập được chỉ ra trong việc không thể giải ngân là quy định yêu cầu người dân phải lập dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị. Theo ông Lê Thanh Hưng, Bí thư Huyện uỷ Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, để đảm bảo các thủ tục thì cán bộ xã phải xắn tay áo làm thay cho dân. Câu hỏi đặt ra khi mục tiêu Dự án là nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân trong liên kết phát triển sản xuất nhưng cán bộ lại làm thay thì liệu bà con có phát huy được vai trò chủ thể hay không?: “Chủ thể của dự án thì phải vào cuộc ngay từ đầu, mà muốn như thế thì thủ tục phải hạn chế rườm rà. Thủ tục nào cũng có cán bộ xã, trưởng thôn làm thay thì người dân sẽ không thấy được những vấn đề mà bản thân mình cần để từ đó cố gắng, nỗ lực, quyết tâm bỏ công sức chăm sóc, triển khai dự án đó. Làm như thế họ sẽ ỷ lại như là được cho không vậy.”

Một trong những Dự án được nhiều người hy vọng có cơ hội thoát nghèo là Dự án 3 về “Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị”. Dự án này có nguồn vốn lớn nhất trong các dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, dự kiến hỗ trợ các địa phương thực hiện trong 5 năm hơn 20.060 tỷ đồng. Mục tiêu của Dự án hướng đến tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho hộ dân, giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Thế nhưng, 2 năm nay, dự án này vẫn nằm im trên giấy. Quy định về đấu thầu đang gây khó cho việc giải ngân. Ông Nguyễn Thành Phương, Chủ tịch UBND xã Trà Nam, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam cho rằng, theo quy định, dự án sử dụng vốn sự nghiệp trên 100 triệu đồng phải tổ chức đấu thầu. Khổ nỗi, các tổ nhóm lại không có tư cách pháp nhân để tham gia đấu thầu nên khó thực hiện quy định này: “Xã có 99% dân số là người Xê Đăng, người dân cũng không hiểu đấu thầu là gì, rất khó trong triển khai thực hiện. Tất cả con giống, cây giống mua tại địa phương bị vướng quy định về đấu thầu”

Thực tế, tại các huyện miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đội ngũ cán bộ ít, địa bàn rộng, núi rừng hiểm trở, năng lực và trình độ hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Trong khi đó, Chương trình có quá nhiều điểm mới, nhiều nội dung chưa rõ ràng, không phù hợp, càng khó triển khai thực hiện. Đó là chưa kể tâm lý của một bộ phận cán bộ sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám tham mưu, không dám triển khai công việc. Ông Võ Phiên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho rằng chỉ khi nào tháo gỡ những điểm nghẽn trong thủ tục, có hướng dẫn cụ thể, đảm bảo căn cứ pháp luật thì các chính sách mang tính đột phá mới được đi vào cuộc sống: “Tới đây có sửa được cơ chế thì mới làm được, nếu không sẽ bị đứng lại. Bởi vì địa phương không dám làm, ở cấp dưới cơ sở cũng không dám làm, nếu cố ý giải ngân thì rủi ro rất lớn.  Mình muốn cán bộ làm thì phải có hành lang cho họ làm. Bởi vì thực tế, cũng có nhiều trường hợp khi chi không đúng đối tượng, buộc phải thu hồi nhưng không thể thu hồi được. Cái này đã xảy ra nhiều rồi, không phải ít đâu.”

Những khó khăn mà các địa phương gặp phải như đã nêu là lý do khiến tỷ lệ giải ngân vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 rất thấp. Cụ thể như tỉnh Quảng Nam, kế hoạch vốn giai đoạn 2021-2025 gần 2.189 tỷ đồng và đã được Trung ương phân bổ hơn 682 tỷ đồng. Đến nay, nguồn vốn của năm 2022 không giải ngân được phải chuyển sang năm 2023 và cũng mới giải ngân hơn 25%; riêng nguồn vốn của năm 2023 mới giải ngân hơn 8,5%. Tại tỉnh Quảng Ngãi, nguồn vốn này của năm 2022 giải ngân được 42%, vốn của năm 2023 kể cả năm 2022 chuyển sang cũng mới giải ngân được 15%. Bà Đinh Thị Trà, Chủ tịch UBND huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi lo lắng khi tỷ lệ giải ngân quá thấp:  “Chúng tôi lo lắng nhất, nguồn lực thì mất, cuối năm 2023 sẽ không giải ngân đạt, sang năm sau không hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng nếu để giải ngân đạt mà hành lang pháp lý không đảm bảo thì không ai dám làm. Cơ chế như hiện nay khiến cán bộ rất áp lực. Chưa có năm nào mà tiền chúng tôi lại xin trả, xin cấp vốn ít để chúng tôi có cơ hội giải ngân.”./.

Bài 1: https://vov4.vov.vn/cotu/truih-pa-xul-zap-tngay-chuong-trinh-phat-thanh-hang-ngay/do-bha-ar-xra-hau-tu-zen-doc-doong-ha-dhanuor-acoon-coh-lum-prat-trmong-zrnah-kdhap-dzo-kdoong-coh-kho-bac-427053.vov4

 

PV Đình Thiệu-Long Phi/VOV miền Trung

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC