
C’roóc rơợc A Lưới nắc m’ma c’roóc âng vel đong coh chr’hoong A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. M’ma c’roọc n’nâu vêy ch’nanh lêệ t’tứi, ra bụ, tu vêy ta pa tang coh crâng k’coong năc vêy thị trường kiêng đươi bấc pa bhlâng. Bh’rợ b’băn âng đhanuôr lâng cruung đác âng A Lưới năc coh độ dal tơợ 680- 1150m, đhị m’pâng da ding k’coong Trường Sơn Đông lâng Trường Sơn Tây lâng đhr’năng âng plêệng k’tiếc la lay, bhrợ t’vaih râu đha hum yêm la lay âng lêệ c’roóc A Lưới. Pr’đươi “Lêệ c’roóc rơợc A Lưới” t’mêê vêy Cục k’đhơợng lêy tr’béch g’lăng, Bộ Khoa học lâng Công nghệ pay đoọng bha ar zư lêy âng k’tiếc k’ruung năc bêl liêm choom t’mêê đoọng ha đhanuôr vêy đợ râu bơơn pay pa chô nhâm mâng, bhrợ t’vaih pr’đươi la lay đoọng ha bh’rợ đươi dua lâng ha ta mooi du lịch.
T’cooh Lê Văn Chương, muy pr’loọng đong b’băn coh cr’noon Cân Tôm, chr’val Hồng Thượng, chr’hoong A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế xay moon: L’lăm ahay, pr’loọng đong đoo choh crâng, băn c’roóc căh lâh bấc năc pr’ắt tr’mông âng pr’loọng đong zr’năh k’đhap bhlâng. 10 c’moo đăn đâu, ađoo t’bhlâng bhrợ bh’rợ băn t’bấc c’roọc rơợc, đợ p’nong c’roóc âng pr’loọng đong đoo tước k’ha riêng p’nong: “L’lăm ahay c’roóc m’bứi, b’băn la leh mamuúch. Nâu cơy coh c’rol c’roóc vêy tước 100 p’nong. Muy c’moo râu bơơn pay pa chô ha dang pazum tơợ c’roóc lâng tơơm keo, pazêng zên bơơn pay pa chô n’lơơng, muy c’moo năc lâh 100 ức đồng. L’lăm ahay vêy k’noọ tước năc công căh ngoọ tước mơ đâu.”
Xoọc đâu, chr’hoong A Lưới vêy pazêng bh’năn k’nặ 20 r’bhâu p’nong bh’năn, coh đêêc, c’roóc mơ 13 r’bhâu p’nong. Pazêng đong pa câl pr’đươi chr’năp chr’hoong A Lưới vêy ta bhrợ t’vaih, ting xay p’căh đoọng ha chr’noh chr’bêệt, bh’năn băn coh đâu. Lêệ c’roóc năc muy coh pazêng râu pr’đươi chr’năp âng vel đong vêy bấc manuyh câl đươi lâng bấc cơnh pr’đươi cơnh lêệ c’roọc priêng, lêệ c’roóc pa tặ p’răng… Tơợ râu liêm choom n’năc, chr’hoong A Lưới ơy bhrợ Đề án pa dưr c’roóc cr’chăl c’moo 2021- 2025 lâng cr’noọ ting t’ngay pa dưr râu liêm choom âng bh’năn, t’bhlâng zập c’moo bơơn pa dưr lâh 300 p’nong. Ting cơnh t’cooh Hồ Tuấn Duy, Chủ tịch Hội Nông dân chr’val Hồng Thượng, chr’hoong A Lưới, đoọng pa dưr bh’rợ b’băn nhâm mâng, chr’hoong năc t’bhlâng xăl tơợ bh’rợ b’băn la leh, k’tứi, tước ooy bh’rợ b’băn ga măc, vêy đươi dua khoa học kỹ thuật: “Coh cr’chăl ahay năc muy bơr pr’loọng đong công ơy xay bhrợ liêm choom, pa dưr liêm pazêng p’nong c’roọc rơợc âng chr’val. Pazêng pr’loọng đong công ơy đươi khoa học kỹ thuật ooy bh’rợ b’băn. Đợ c’roóc âng chr’val ơy dưr vaih liêm. Coh ha y, năc xay moon đoọng ha hội viên, đhanuôr bhrợ ha rêê đhuốch ting pâh ooy xa nay c’roọc rơợng A Lưới.”
Xang 2 c’moo bhrợ pa dưr râu chr’năp, t’mêê đâu pr’đươi “Lêệ c’roóc rơợc A Lưới” ơy vêy Cục k’đhơợng lêy tr’béch g’lăng, Bộ Khoa học lâng Công nghệ đoọng bha ar xay moon zư lêy âng k’tiếc k’ruung. Nâu đoo năc bêl liêm choom bhlâng đoọng chr’hoong xay p’căh lêệ c’roóc rơợc A Lưới tước ooy thị trường, pa dưr bh’rợ b’băn ting cơnh quy hoạch, chô đơơng râu liêm choom ooy kinh tế ha pazêng pr’loọng đong đhanuôr, zư lêy râu liêm choom ha manuyh đươi dua. T’cooh Nguyễn Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND chr’hoong A Lưới xay moon: “Chr’hoong A Lưới pa dưr bh’rợ b’băn bấc pa bhlâng, xoọc đâu năc vêy Bộ Khoa học lâng Công nghệ ơy xay moon “Lêệ c’roóc rơợc A Lưới”. Chr’hoong A Lưới năc zư lêy pazêng nhãn hiệu. Ting n’năc, chr’hoong công t’bhlâng xay moon đoọng ha đhanuôr n’năl ooy bh’rợ b’băn năc nhâm mâng zr’lụ băn c’roóc, đoọng ha y chroo pr’đươi tơợ lêệ c’roóc năc vêy ta mooi n’năl tước lâng pa dưr dal râu chr’năp âng lêệ c’roóc rơợc A Lưới.”
Xoọc đâu c’roóc âng tỉnh Thừa Thiên Huế vêy 30 r’bhâu p’nong, k’rong bấc đhị pazêng chr’hoong A Lưới, Nam Đông, Phong Điền… đh’rưah lâng bh’rợ zư lêy lâng pa dưr m’ma c’roóc chr’năp âng vel đong, bh’rợ b’băn Thừa Thiên Huế t’bhlâng đươi dua khoa học công nghệ, bhrợ t’vaih pr’đươi c’roóc liêm choom bhlâng. Râu đâu căh muy ting xay bhrợ liêm choom lâng pa liêm pa crêê dinh dưỡng pazêng râu pr’đươi n’lơơng âng chr’noh chr’bêệt cơnh n’jăng, arong… ơy vêy ting n’năc năc dzợ choom đươi dua công nghệ bhrợ têng bh’năn, ting pa dưr râu liêm choom âng lêệ c’roóc. T’cooh Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục b’băn lâng Thú y tỉnh Thừa Thiên Huế xay moon: “Zư lêy râu chr’nắp âng c’roọc rơợc, coh ha y năc vêy c’lâng bh’rợ đoọng pa dưr zr’lụ băn, lâng bh’rợ pa rưah t’bấc. Xay bhrợ đoọng ha đhanuôr băn liêm choom bhlâng tơợ m’ma, bh’năn tước ooy zr’lụ băn năc xay bhrợ liêm choom coh xa nay bh’rợ băn c’roọc rơợc. Pazêng doanh nghiệp câl đươi coh thị trường, ba bi cơnh siêu thị, apêê doanh nghiệp, pazêng zr’lụ tr’câl tr’bhlêy pr’đươi liêm choom năc choom bhrợ t’bhưah thị trường”./.
Thịt bò vàng A Lưới đi xa
Bò vàng A Lưới là giống bò bản địa ở huyện vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Giống bò này có thớ thịt nhỏ, mịn, chăn nuôi tự nhiên nên được thị trường ưa chuộng. Phương thức chăn nuôi của người dân cùng với địa hình A Lưới ở độ cao 680-1150m, giữa hai dãy Trường Sơn Đông và Trường Sơn Tây trong thời tiết đặc thù, tạo nên hương vị riêng có của thịt bò A Lưới. Sản phẩm “Thịt Bò vàng A Lưới” vừa được Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Chứng nhận bảo hộ Quốc gia là cơ hội mới cho người dân có nguồn thu nhập ổn định, tạo ra sản phẩm đặc trưng phục vụ tiêu dùng và khách du lịch.
Ông Lê Văn Chương, một hộ chăn nuôi ở thôn Cân Tôm, xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: Trước đây, gia đình ông trồng rừng, chăn nuôi bò với số lượng nhỏ nên đời sống kinh tế khó khăn chật vật. 10 năm lại đây, ông tập trung vào phát triển đàn bò vàng, số lượng đàn bò của gia đình đã tăng lên cả trăm con. “Trước đây đàn bò ít, chăn nuôi riêng lẻ, nhỏ lẻ. Bây giờ thì trong trại mình đàn bò là 100 con. Một năm thu nhập nếu tính cả bò và cả cây keo, các khoản thu nhập khác, một năm trên 100 triệu đồng. Trước có nghĩ cũng không ra con số này”.
Hiện tại, huyện A Lưới có tổng đàn gia súc gần 20.000 con, trong đó, đàn bò 13.000 con. Các cửa hàng đặc sản A Lưới được hình thành, góp phần quảng bá cho nông sản nơi đây. Thịt bò là một trong những đặc sản của địa phương được người tiêu dùng ưa chuộng với đa dạng sản phẩm như bò khô, bò một nắng… Từ lợi thế đó, huyện A Lưới đã triển khai Đề án phát triển đàn bò giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu từng bước nâng cao chất lượng vật nuôi, phấn đấu mỗi năm phát triển 300 con. Theo ông Hồ Tuấn Duy, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, để phát triển chăn nuôi bền vững, huyện đã từng bước chuyển từ phương thức chăn nuôi dàn trải, nhỏ lẻ, sang chăn nuôi số lượng lớn, có ứng dụng khoa học kỹ thuật. “Trong thời gian vừa qua thì một số hộ gia đình cũng đã làm tốt, phát triển tốt đàn bò Vàng của xã. Các hộ gia đình cũng đã biết áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trong chăn nuôi. Số lượng đàn bò của xã đã phát triển tốt. Sắp tới, sẽ tuyên truyền cho hội viên, nông dân tham gia vào thương hiệu Bò vàng A Lưới.”
Sau hơn 2 năm xây dựng thương hiệu, mới đây sản phẩm “Thịt Bò vàng A Lưới” đã được Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Chứng nhận bảo hộ Quốc gia. Đây là cơ hội tốt cho huyện giới thiệu, quảng bá thịt bò vàng A Lưới ra thị trường, thúc đẩy hoạt động chăn nuôi theo quy hoạch, mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ dân, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Ông Nguyễn Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới nói: “Huyện A Lưới phát triển chăn nuôi khá lớn, hiện nay được Bộ Khoa học và Công nghệ đã công nhận “Thịt bò vàng A Lưới”. Huyện A Lưới sẽ bảo hộ các nhãn hiệu. Bên cạnh đó, huyện tăng cường tuyên truyền cho bà con nhân dân về công tác chăn nuôi phải đảm bảo xuất xứ nguồn gốc thịt bò, để sau này sản phẩm từ thịt bò được du khách biết đến và nâng cao được giá trị của thịt bò vàng A Lưới”.
Hiện đàn bò của tỉnh Thừa Thiên Huế có 30.000 con, tập trung tại các huyện A Lưới, Nam Đông, Phong Điền… Cùng với bảo tồn và phát triển các giống bò đặc hữu của địa phương, ngành chăn nuôi Thừa Thiên Huế tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, tạo ra sản phẩm bò chất lượng tốt. Điều này không chỉ góp phần giải quyết tốt và xử lý giá trị dinh dưỡng các nguồn phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, bã sắn… sẵn có mà còn có thể ứng dụng công nghệ chế biến thức ăn, góp phần nâng cao chất lượng thịt cho đàn bò. Ông Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: “Bảo vệ thương hiệu bò vàng, sắp tới là phải có hướng để tăng vùng nguyên liệu lên, bằng cách sinh sôi nảy nở ra. Tổ chức cho người nông dân sản xuất theo bài bản từ con giống, từ thức ăn rồi từ các vùng nuôi phải khẳng định trong hệ thống chăn nuôi bò vàng. Các doanh nghiệp tiêu thụ trên thị trường, ví dụ siêu thị, các doanh nghiệp, các nơi mua bán sản phẩm chất lượng cao thì sẽ có mở rộng thị trường”./.
Viết bình luận