Amoo Đinh Thị Hà, đhanuôr vel Quao, chr’val Nghĩa An, chr’hoong Kbang prá xay, lâh 4 c’moo lalăm hay, tơợ bêl vêy cr’noọ bh’rợ đác ch’ngaach, tr’mông tr’meh âng đhanuôr ting liêm choom lâh mơ: “Lalăm a hay, azi nắc buôn pay đác tơợ ch’ngai, bấc chu nắc đươi dua đác căh ch’ngaach. Tơợ bêl vêy đác ch’ngaach, tr’mông tr’meh âng pr’loọng đong zi nắc ơy tr’xăl liêm choom lâh mơ. Azi ắc doọ dzợ k’rang đăh tu đác ch’ngaach dzợ lâng c’rơ tr’mông vêy ha dưr lâh mơ”.
Căh muy đhị vel Quao, bấc vel đong coh tỉnh Gia Lai cung ơy bơơn đớp rau liêm choom tơợ cr’noọ bh’rợ đác ch’ngaach âng Nhà nước k’rong bhrợ. Anoo Đinh Phát, đhị vel Hway, chr’val Hà Tam, chr’hoong Đắk Pơ moon: “Lalăm a hay đươi dua đác nắc pay tơợ ch’ngai bhlầng, đhanuôr guy chô k’đhap zr’năh. Bơơn Nhà nước k’rang t’vaih pr’đơợ đoọng vêy đác đươi chô tước đong ặt, đhanuôr họom, rao, pưah prăh zêng liêm buôn”.
Tỉnh Gia Lai vêy đhăm k’tiếc bhưah, k’tiếc k’bunh k’đhap k’ra, ma nuyh ặt m’bứi nắc đhanuôr acoon coh ặt ma mông đơ bhlầng. Tu cơnh đêêc, k’rong bhrợ đác ch’ngaach đoọng đhanuôr đươi dua lưm bấc k’đhap k’ra. T’cooh Lê Thanh Sơn, Phó Chủ tịch UBND chr’hoong Kbang, vel đong ch’ngai bha dăh âng tỉnh Gia Lai đoọng năl: “T’mêê đâu, bơơn rau k’rang âng tỉnh lâng apêê ngành coh tỉnh nắc ơy k’rong bhrợ, pa hooi đác ch’ngaach đoọng ha lâh 1.800 pr’loọng đha nuôr, 7.400 cha nắc ma nuyh. Cr’noọ bh’rợ ch’hooi đác nắc ơy bhrợ xang lâng pa đớp đoọng đươi dua, xoọc tơợp ơy pa chô bh’nơơn liêm choom bhlầng apêê cr’noọ bh’rợ xoọc tr’nơợp ơy pa căh. Tước nâu kêi, đhr’năng đác ch’ngaach đoọng đhanuôr đươi dua đhị chr’val Đông, chr’val Nghĩa An lâng apêê zr’lụ đăn đêêc ơy tệêm ngăn, chroi k’rong ooy bh’rợ pa dưr pr’ặt tr’mông âng zr’lụ cung cơnh prang chr’hoong Kbang”.
Tước nâu kêi, tỉnh Gia Lai ơy k’rong đoọng ha mơ 160 cr’noọ bh’rợ pa hooi đác ch’ngaach k’rong đhị apêê vel bhươl. Apêê cr’noọ bh’rợ nâu nắc choom bhrợ têng liêm choom đoọng pa dưr đal bh’nơơn pr’ặt tr’mông âng đhanuôr, pa bhlầng nắc đhanuôr acoon coh đhị zr’lụ ch’ngai bha dăh. T’cooh Nguyễn Văn Danh, cán bộ k’đhơợng lêy dự án đác ch’ngaach âng Ban k’đhơợng lêy apêê Dự án k’rong bhrợ pa dưr tỉnh Gia Lai đoọng năl, c’lâng bh’rợ đoọng zập cr’noọ bh’rợ đác ch’ngaach vel bhươl pa dưr bh’nơơn nắc: “Đơn vị c’la k’rong bhrợ nắc pa zưm ghit liêm lâng chính quyền vel đong lâng apêê đơn vị k’đhơợng lêy cr’noọ bh’rợ. A zi nắc ta luôn xay moon, k’đươi đhanuôr zư lêy tu đác, cha mêệt bh’rợ zư pa mâng pr’đươi lâng n’coo đác oọ đoọng vaih đhr’năng đác hooi ta uôh, đơơng chô bh’nơơn dal lâh mơ”./.
Các công trình nước sạch góp phần cải thiện đời sống ở vùng sâu Gia Lai
Những năm qua, tỉnh Gia Lai chú trọng đầu tư hệ thống cung cấp nước sinh hoạt nông thôn để cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, đặc biệt là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Những công trình nước sạch này góp phần thay đổi tích cực đời sống bà con, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Chị Đinh Thị Hà, người dân làng Quao, xã Nghĩa An, huyện Kbang, chia sẻ, hơn 4 năm trước, khi có công trình cấp nước sinh hoạt, cuộc sống của người dân ngày càng tốt hơn: “Trước đây, chúng tôi thường phải đi xa để lấy nước, nhiều khi còn phải dùng nước không đảm bảo vệ sinh. Từ khi có hệ thống nước sạch, cuộc sống của gia đình tôi đã thay đổi rất nhiều. Chúng tôi không còn lo lắng về nguồn nước nữa, và sức khỏe cũng được cải thiện.”
Không chỉ ở làng Quao, nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai cũng đã được hưởng lợi từ các công trình nước sinh hoạt tập trung do Nhà nước đầu tư. Anh Đinh Phát, ở làng Hway, xã Hà Tam, huyện Đăk Pơ nói: “Trước kia dùng nước giọt rất xa, bà con đi gùi nước rất khó khăn. Được Nhà nước quan tâm tạo điều kiện để nước được dẫn tới tận nhà để bà con tắm, giặt giũ rất là thuận lợi.”
Tỉnh Gia Lai diện tích rộng, địa hình phức tạp, dân số thưa chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Do vậy, việc đầu tư công trình cấp nước sinh hoạt tập trung để cải thiện điều kiện sống cho người dân gặp nhiều khó khăn. Ông Lê Thanh Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kbang, địa bàn vùng sâu của tỉnh Gia Lai cho biết: “Vừa qua, được sự quan tâm của tỉnh và các ngành trong tỉnh đã đầu tư Công trình cấp nước với mục tiêu cấp nước cho trên 1.800 hộ dân, 7.400 nhân khẩu. Công trình đã được hoàn thành và bàn giao sử dụng, bước đầu đã phát huy hiệu quả rất là lớn, các mục tiêu ban đầu đề ra đã đạt. Đến nay, tình hình nước sinh hoạt của người dân xã Đông, xã Nghĩa An và các vùng lân cận được đảm bảo, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của vùng cũng như cả huyện Kbang.”
Đến nay, tỉnh Gia Lai đã đầu tư khoảng 160 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tại các thôn, làng. Các công trình này hoạt động hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa. Ông Nguyễn Văn Danh, cán bộ phụ trách các dự án nước sạch thuộc Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh Gia Lai cho biết, giải pháp để các công trình nước sạch nông thôn phát huy hiệu quả: "Đơn vị chủ đầu tư sẽ phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các đơn vị quản lý vận hành công trình. Chúng tôi sẽ thường xuyên tuyên truyền, vận động bà con bảo vệ nguồn nước, rà soát bảo trì, bảo dưỡng thiết bị và tuyến đường ống để tránh hiện tượng thất thoát nước, nhằm đem lại hiệu quả tốt hơn"./.
Viết bình luận