Độp zên lương c’xêê 13 mơ 6 ực đồng, A Lăng Min cóh chr’val Sông Kôn, chr’hoong Đông Giang vêy pa xoọng pr’đơợ lêy câl pr’đươi pr’dua Tết đoọng ha pr’loọng đông. Nâu đoo nắc c’moo tr’nơợp Min vêy bơơn độp zên Tết nắc anoo yêm loom bhlâng. Bấc c’moo l’lăm ahay, bêl lướt pa bhrợ ooy thành phố Đà Nẵng, prang c’moo, tất c’xêê anoo mưy ặt bhrợ ha rêê cắh vêy chấc năl tước lương, thưởng. Xang bêl ting pấh sàn giao dịch bh’rợ tr’nêng âng chr’hoong Đông Giang bhrợ, anoo vêy ta k’đươi moon lướt pa choom bh’rợ tr’nêng xang nặc moót bhrợ bhiệc đhị Công ty bhrợ a’chông a’xiu Thọ Quang, thành phố Đà Nẵng. Hân đhơ lương cắh ha mơ bấc nắc A Lăng Min t’bhlâng t’bơơn t’mung ha đay lâng đợc k’míah zên pa gơi ooy đông zooi k’căn k’conh:“Cóh đông ặt bhrợ ha rêê, zên bơơn bhrợ cắh ha mơ. Moon zr’nưm bhrợ ooy công ty zên pa chô cung vêy 6 - 7 ực đồng zâp c’xêê, bấc lấh mơ lâng bhrợ ha rêê cóh đông”.
Đhị zâp sàn giao dịch bhiệc bhrợ, ting t’ngay ting vêy bấc đha đhâm c’moor manứih acoon cóh cơnh A Lăng Min bơơn ta xay moon đoọng bhiệc bhrợ têêm ngăn. P’căn Mạc Thị Việt, Phó Chủ tịch UBND chr’val Ba, chr’hoong Đông Giang đoọng năl, bêl ahay, đhanuôr acoon cóh k’rang lướt pa bhrợ ch’ngai, cắh ặt đăn lâng pr’loọng đông. Hân đhơ cơnh đêếc, cr’chăl hanua, lấh mơ nắc xang pr’lúh Covid-19, vel đông pa dưr k’rơ bh’rợ k’đươi moon tước zâp vel đông nắc đhanuôr ting năl liêm ghít lấh mơ đắh bhiệc bhrợ pr’đơợ đoọng k’coon đha đhi ooy ruúh c’moo chấc lêy bhiệc bhrợ: “Bêl váih công văn zâp doanh nghiệp lêy bhrợ pa zưm lâng tỉnh. Xang ooy tỉnh tước ooy chr’hoong, chr’hoong xiêr tước chr’val. Chr’val nắc lêy cha mêết ooy đêếc đoọng pa gơi chô ooy vel, lâng xay bhrợ tước zâp trưởng vel lâng zâp hội, đoàn thể xay moon, bhrợ đoọng đhanuôr ting đươi pấh bhrợ. Hân đhơ cơnh đêếc, bh’rợ pa choom bh’rợ tr’nêng xoọc lưm zr’nắh k’đhạp, đhanuôr xang bêl pa choom 3, 4 c’xêê, pa đhang moon cơnh bh’rợ ơ’íh, mộc... xang bêl pấh bhrợ, bơơn Nhà nước zooi đoọng pa choom, bêl chô cắh choom bhrợ bhiệc, cắh ha đhị đoọng bhrợ cung k’đhạp bhlâng”.
Chr’hoong Đông Giang vêy lấh 15.000 cha nặc manứih xoọc ooy c’moo pa bhrợ. Hân đhơ cơnh đêếc, đợ mơ apêê pa bhrợ ơy pa choom cóh vel đông vêy mơ 25%. Tu cơnh đêếc, bh’rợ pa choom bh’rợ tr’nêng, bhrợ đoọng bhiệc bhrợ bơơn vel đông nâu k’rang lêy. T’coóh Đỗ Hữu Tùng, Phó Chủ tịch UBND chr’hoong Đông Giang đoọng năl: Bhrợ xa nay bh’rợ k’tiếc k’ruung pa dưr pa xớc pr’ắt tr’mung zr’lụ đhanuôr acoon cóh lâng k’coong ch’ngai đh’rưahs lâng zâp ngành chức năng bhrợ lấh 10 lớp pa choom bh’rợ đắh nông nghiệp, phi nông nghiệp, t’pấh k’noọ 400 manứih ting pấh bhrợ. Lấh mơ, chr’hoong dzợ pa zưm lâng zâp công ty, doanh nghiệp cóh cr’loọng tỉnh lâng tỉnh lơơng bhrợ zâp sàn giao dịch bhiệc bhrợ đoọng xay moon, bhrợ đoọng bhiệc bhrợ ha lấh 1.000 g’lúh apêê pa bhrợ lướt bhrợ bhiệc cóh cr’loọng k’tiếc k’ruung lâng k’tiếc k’ruung lơơng: “Tơợ đâu tước đăn lứch nhiệm kỳ, azi t’bhlâng xay moon, lêy cha mêết đợ apêê lướt pa choom, lướt pa bhrợ mơ 15.000 cha nặc, nắc vêy prá xay đoọng ha pêê chính sách, bhiệc bhrợ cung cơnh thị trường đoọng apêê vêy choom pấh bhrợ ooy thị trường nâu, váih zên pa chô. Pa zêng hệ thống chính trị lêy moót prá xay, k’đươi moon pa zưm đợ apêê chô đắh bộ đội, sinh viên, cắh ơy váih bhiệc bhrợ lâng pác n’juông đoọng zâp apêê a’đhi moót THPT đọong lướt pa bhrợ bh’rợ. Ha dợ zâp apêê lơơng nắc vêy k’rang lêy bhrợ ha cơnh đoọng váih chứng chỉ bh’rợ lâng lướt pa choom, váih bhiệc bhrợ cóh tỉnh lâng tỉnh lơơng. Chr’hoong cung ơy k’đươi moon lâng sở LĐTBXH tỉnh đoọng bhrợ bhiệc lâng sở LĐTBXH thành phố Đà Nẵng đoọng pa choom bh’rợ cóh tỉnh lơơng”.
Đh’rứah lâng bhiệc bhrợ zâp sàn giao dịch bhiệc bhrợ, pa zưm lâng zâp công ty doanh nghiệp đoọng lêy pay manứih pa bhrợ, zâp vel đông k’coong ch’ngai âng tỉnh Quảng Nam cung ơy vêy bấc c’lâng bh’rợ zooi đoọng bhiệc bhrợ đhị đêếc đoọng ha pêê pa bhrợ đhị vel đông. Ooy zâp dự án đắh zên Quỹ k’tiếc k’ruung bhrợ đoọng bhiệc bhrợ, zên vel đông uỷ thác ooy Ngân hàng Chính sách xã hội lâng zâp đắh zên xã hội hoá, kr’bhâu g’lúh đhanuôr cóh k’coong ch’ngai, zr’lụ đhanuôr acoon cóh ơy bơơn ta zooi đoọng tr’mung, bhrợ đoọng bhiệc bhrợ, pa dưr thu nhập.
Ting cơnh anoo Bùi Thế Anh, Bí thư Huyện đoàn Nam Giang, c’moo n’nắc ahay, đơn vị ơy pazưm lâng bấc đơn vị, doanh nghiệp, apêê liêm loom luônh âng đơơng m’ma bh’năn băn, tơơm chr’nóh, bhrợ đoọng bhiệc bhrợ ha đha đhâm c’moor, zooi đoọng apêê dưr zi lấh đha rứt. Huyện đoàn Nam Giang cung pa zưm lâng Ngân hàng Chính sách xã hội chr’hoong xay moon đoọng đha đhâm c’moor đắh zên vặ tơợp bhrợ cha. Ooy đâu, bhrợ đoọng ha đha đhâm c’moor vêy pr’đơợ liêm choom đoọng pa dưr pa xớc pr’ắt tr’mung. Anoo Bùi Thế Anh đoọng năl, đhị bêl prá xay, moon đoọng bh’rợ tr’nêng ha đha đhâm c’moor tơợ bêl dzợ ặt cóh trường, apêê a’đhi ơy ting năl liêm ghít lấh đắh bhiệc lêy pay bh’rợ tr’nêng liêm glặp lâng đay ha y chroo, ha dợ doọ dzợ ting moót ooy Đại học, Cao đẳng: “C’moo hanua, Nam Giang bhrợ đoọng lấh 100 đha đhâm c’moor lướt bhrợ bhiệc đhị Công ty Thaco cóh Lào. Lấh mơ, đha đhâm c’moor lướt bhrợ bhiệc đhị zâp zr’lụ công nghiệp cóh zâp tỉnh Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng. Đha đhâm c’moor cung ơy năl liêm ghít đắh bh’rợ lêy t’bhlâng, chấc bhiệc bhrợ ooy Trang sàn giao dịch bhiệc bhrợ Online lâng Trang Tuổi trẻ Nam Giang âng Huyện đoàn Nam Giang bhrợ. Đhị zâp Trang nâu, chr’hoong ta luôn lêy cha mêết, xay moon cr’liêng xa nay zâp đơn vị lêy pay manứih pa bhrợ nắc đợ công nhân, nhân công... Đha đhâm c’moor vêy cr’noọ kiêng bhrợ bhiệc nắc tớt đhị đông, lêy moót ooy trang nâu đoọng chấc bhiệc bhrợ. Huyện đoàn cung ơy bhrợ pa dưr Trang lêy p’cắh moon đoọng zâp bh’nơơn pr’đươi tơợp bhrợ cha âng đha đhâm c’moor chr’hoong Nam Giang”.
Cr’chăl hanua, Tỉnh đoàn Quảng Nam pa bhlâng k’rang lêy tước bhiệc pa choom bh’rợ tr’nêng đoọng ha đha đhâm c’moor cóh k’coong ch’ngai đhị zâp sàn giao dịch bhiệc bhrợ, pazưm zooi đoọng bh’rợ tr’nêng ha đha đhâm c’moor. Ooy đâu, zâp c’moo vêy k’zệt r’bhâu g’lúh đha đhâm c’moor bơơn xay moon, pa choom bh’rợ lâng bhrợ đoọng bhiệc bhrợ cắh mưy cóh k’tiếc k’ruung nắc cóh k’tiếc k’ruung lơơng. Anoo Hoàng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh Đoàn Quảng Nam đoọng năl:“Zâp c’moo azi zêng bhrợ zâp lớp lêy cha mêết, pa choom bh’rợ lâng bhrợ đoọng bhiệc bhrợ ha đha đhâm c’moor lâng t’moót ooy cấp tỉnh tước vel đông. Ooy c’moo 2023, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn cung ơy bhrợ pa dưr 1 sàn giao dịch bhiệc bhrợ Online, t’đang k’đươi zâp doanh nghiệp moót ooy đâu. Đha đhâm c’moor vêy cr’noọ cr’niêng lêy dzoọc ooy sàn Online nắc azi xay moon bhiệc bhrợ liêm ghít. Đha đhâm c’moor cóh k’coong ch’ngai, manứih acoon cóh cung choom moót ooy đâu đoọng xay moon, chấc lêy bhiệc bhrợ”./.
Cơ hội việc làm cho thanh niên DTTS tỉnh Quảng Nam
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, năm qua tỉnh Quảng Nam đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động DTTS. Nhiều lao động vùng cao có công ăn việc làm, đời sống được cải thiện.
Nhận thưởng tháng lương thứ 13 được 6 triệu đồng, A Lăng Min ở xã Sông Kôn, huyện Đông Giang có thêm điều kiện sắm sửa Tết cho gia đình. Đây là năm đầu tiên Min được thưởng Tết nên anh vui lắm. Mấy năm trước khi chưa ra thành phố Đà Nẵng làm việc, quanh năm, suốt tháng anh chỉ quanh quẩn trên nương rẫy nên chẳng biết đến khái niệm lương, thưởng. Sau khi tham gia sàn giao dịch việc làm do huyện Đông Giang tổ chức, anh được giới thiệu học nghề rồi vào làm việc tại Công ty chế biến thủy sản Thọ Quang, thành phố Đà Nẵng. Dù lương chưa hẳn là đã cao nhưng A Lăng Minh tự trang trải được cuộc sống và còn dành dụm được tiền gửi về quê đỡ đần cha mẹ: “Ở nhà làm nương rẫy thu nhập không bao nhiêu. Nói chung làm ở công ty thu nhập cơ bản cũng được 6 - 7 triệu đồng mỗi tháng, cao hơn nhiều so với việc làm rẫy ở nhà”
Thông qua các sàn giao dịch việc làm, ngày càng có nhiều thanh niên dân tộc thiểu số như A Lăng Min được tư vấn, giới thiệu việc làm ổn định. Bà Mạc Thị Việt, Phó Chủ tịch UBND xã Ba, huyện Đông Giang cho biết, trước đây, bà con đồng bào dân tộc thiểu số rất ngại đi làm ăn xa, sống xa gia đình. Tuy nhiên, thời gian qua, đặc biệt là sau dịch bệnh Covid-19, địa phương đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền đến từng thôn, bản nên bà con ngày càng ý thức hơn việc tạo điều kiện cho con em trong độ tuổi tìm kiếm việc làm: “Khi có công văn các doanh nghiệp liên kết với tỉnh. Tỉnh xong qua huyện, huyện chuyển xuống xã. Xã sẽ căn cứ vào đó để gửi về thôn, đồng thời triển khai đến các trưởng thôn rồi các hội, đoàn thể tư vấn, tạo niềm tin để người dân tham gia. Nhưng công tác đào tạo nghề hiện đang gặp khó khăn là, người dân sau khi học nghề 3 tháng, 4 tháng, ví dụ như nghề may, mộc…sau khi tham gia, được Nhà nước hỗ trợ học, trở về không làm được việc, không bố trí được việc làm cụ thể nên rất khó ”.
Huyện Đông Giang có hơn 15.000 người trong độ tuổi lao động. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn mới đạt khoảng 25%. Vì thế, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm được địa phương này đặc biệt quan tâm. Ông Đỗ Hữu Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang cho biết: Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cùng các chương trình, dự án khác, năm 2023, huyện Đông Giang đã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức hơn 10 lớp đào tạo nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp, thu hút gần 400 người tham gia. Ngoài ra, huyện còn phối hợp với các công ty, doanh nghiệp ở trong và ngoài tỉnh tổ chức các sản giao dịch việc làm tư vấn, giới thiệu việc làm cho hơn 1.000 lượt người đi làm việc ở trong và ngoài nước: “Từ nay đến cuối nhiệm kỳ, chúng tôi tiếp tục đánh giá, rà soát đối tượng đi học, đi làm tầm 15.000 người, sẽ tuyên truyền cho họ chính sách, việc làm cũng như thị trường để họ có thể tham gia vào thị trường này , có thu nhập. Cả hệ thống chính trị phải vào cuộc tuyên truyền, vận động tập trung đối tượng bộ đội xuất ngũ, sinh viên chưa có việc làm và phân luồng các em không vào THPT cho đi học nghề. Còn các đối tượng khác sẽ quan tâm làm sao để có chứng chỉ nghề và được đi đào tạo, có việc làm ở trong và ngoài tỉnh. Huyện cũng đã đề xuất với sở LĐTBXH tỉnh để làm việc với sở LĐTBXH thành phố Đà Nẵng cho phép đào tạo nghề ngoài tỉnh”.
Cùng với việc tổ chức các sàn giao dịch việc làm, kết nối các công ty, doanh nghiệp để tuyển dụng lao động, các địa phương miền núi của tỉnh Quảng Nam cũng đã có nhiều giải pháp hỗ trợ giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động địa phương. Thông qua các dự án về vay vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách Xã hội và các nguồn xã hội hóa, hàng ngàn lượt người dân miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã được hỗ trợ sinh kế, tạo việc làm, tăng thu nhập.
Theo anh Bùi Thế Anh, Bí thư Huyện đoàn Nam Giang, năm ngoái, đơn vị đã kết nối với nhiều đơn vị, doanh nghiệp, mạnh thường quân cung cấp giống vật nuôi cây trồng, tạo việc làm cho thanh niên, giúp họ vươn lên thoát nghèo. Huyện đoàn Nam Giang cũng phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện tuyên truyền cho thanh niên về nguồn vốn vay khởi nghiệp, lập nghiệp. Qua đó, tạo cho thanh niên một nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế. Anh Bùi Thế Anh cho biết, qua tuyên truyền, định hướng nghề nghiệp cho thanh niên ngay từ khi ngồi ghế nhà trường, các em đã ngày càng có ý thức hơn trong việc chọn ngành, nghề phù hợp cho tương lai mà không nhất thiết phải đeo đuổi con đường vào Đại học, Cao đẳng: “Năm qua, Nam Giang tổ chức cho trên 100 thanh niên đi làm việc tại Công ty Thaco ở Lào. Ngoài ra, thanh niên đi làm việc tại các KCN ở các tỉnh Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng. Thanh niên cũng đã dần có ý thức tự lực, tự cường, tự đi tìm việc làm qua Trang sàn giao dịch việc làm Online và Trang Tuổi trẻ Nam Giang do Huyện Đoàn Nam Giang mở. Trên các Trang này, huyện cũng thường xuyên cập nhật thông tin các đơn vị cần tuyển dụng công nhân, nhân công ... Thanh niên có nhu cầu việc làm chỉ cần ngồi tại chỗ, truy cập vào trang này để tìm kiếm việc làm. Huyện đoàn cũng đã xây dựng Trang quảng bá, giới thiệu sản phẩm khởi nghiệp của thanh niên huyện Nam Giang”
Thời gian qua, Tỉnh đoàn Quảng Nam rất quan tâm đến việc đào tạo nghề cho thanh niên miền núi thông qua các sàn giao dịch việc làm, kết nối hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên. Qua đó, mỗi năm có hàng chục ngàn lượt thanh niên được tư vấn, đào tạo nghề và giải quyết việc làm không chỉ ở trong và ngoài nước. Anh Hoàng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh Đoàn Quảng Nam cho hay: “Hàng năm chúng tôi đều mở các lớp định hướng, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên và đưa vào chỉ tiêu từ cấp tỉnh đến cơ sở. Trong năm 2023, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn cũng đã thành lập 1 sản giao dịch việc làm Online, kêu gọi các doanh nghiệp vào đó. Thanh niên có nhu cầu chỉ cần lên sàn Online thì chúng tôi sẽ tư vấn việc làm rất cụ thể. Thanh niên miền núi, dân tộc thiểu số cũng có thể lên đó để được tư vấn và tìm kiếm việc làm”
Mọi cố gắng giúp đỡ, trợ giúp đều không thể hiệu quả nếu bản thân lao động thanh niên DTTS không cố gắng trong việc học nghề, tìm việc làm và làm việc. Việc nâng cao ý thức về sự cần thiết phải có một nghề chuyên môn và làm việc ổn định là việc làm đòi hỏi sự quyết tâm, kiên trì không chỉ của chính quyền, đoàn thể các cấp mà còn đòi hỏi sự quyết tâm của chính bản thân mỗi lao động thanh niên DTTS./.
Viết bình luận