PR’ĐƠỢ T’MÊÊ ĐOỌNG HA ĐÔ THỊ HUẾ
Thứ sáu, 08:45, 27/12/2024 Lê Hiếu/VOV-Miền Trung  Lê Hiếu/VOV-Miền Trung 
T’ngay 1/1/2025, tỉnh Thừa Thiên Huế năc vaih thành phố Huế trực thuộc Trung ương ting Nghị quyết 175 âng Quốc hội khoá 15.

 

Đhị pr’đơợ bh’rợ t’mêê, đoọng liêm crêê cơnh lâng mưy thành phố trực thuộc Trung ương, vel đông năl ghit bhiệc pa dưr pa xớc đô thị đhị pr’đơợ zư lêy, pa dưr đợ râu chr’năp k’cir văn hoá vật thể, phi vật thể cố đô, đợ râu chr’năp liêm văn hoá Huế; chr’năp liêm đăh sinh thái, cruung k’tiêc, liêm crêê lâng môi trường lâng bhriêl ta bách.

 

 

T’ngay 30/11/2024, Quốc hội lêy cha mêết ooy Nghị quyết bhrợ pa dưr thành phố Huế trực thuộc Trung ương, vêy tơợp bhrợ tơợ t’ngay 1/1/2025. Râu t’bhlâng âng zr’lụ k’tiêc vêy bâc k’cir, lịch sử lâng văn hoá ơy bơơn ta chăp hơnh.

Moot c’moo 2025, prang tỉnh Thừa Thiên Huế vaih thành phố thứ 6 âng prang k’tiêc k’ruung trực thuộc Trung ương lâng pr’đợc thành phố Huế, bhrợ pa dưr pr’đơợ bh’rợ t’mêê đoọng ooy cr’chăl pa dưr pa xơc. T’cooh Nguyễn Thanh Tùng, đhanuôr coh thành phố Huế rơơm kiêng, bêl thành phố Huế vaih thành phố trực thuộc Trung ương năc vêy bơơn đươi bâc chính sách chr’năp liêm, lêy bhrợ đoọng Huế vaih mưy đhị bha lâng đăh tr’mung tr’meh, văn hoá âng Việt Nam: “Huế dzoọc thành phố trực thuộc Trung ương năc mưy râu rơơm kiêng ga măc bhlâng âng đhanuôr bâc lang. Nâu cơy ơy bơơn năc mưy bh’nơơn bh’rợ liêm chr’năp, vêy bâc pr’đơợ đoọng pa dưr pa xơc thành phố. Rơơm lâh mơ đô thị ting t’ngay ting liêm, pa dưr pa xớc lâh năc bhrợ ha cơnh đoọng vêy bhrợ đoọng bâc bhiệc bhrợ đoọng ha coon a’đhi manưih Huế, đoọng đhanuôr Huế vêy bơơn zên liêm bâc lâh”.

Ting cơnh manưih lêy cha mêêt Nguyễn Xuân Hoa, thành phố Huế trực thuộc Trung ương căh nặc mưy râu tr’xăl ooy đô thị năc dzợ bhrợ mưy đhị tr’mung tr’meh, pr’đơợ pa dưr pa xớc t’mêê đoọng ha vel đông. Pr’ăt tr’mung âng đhanuôr bơơn pa dưr lâh mơ, têêm ngăn bhrợ liêm choom lâh mơ bh’rợ zư lêy, pa dưr chr’năp k’cir cố đô lâng đợ râu chr’năp liêm đăh văn hoá Huế.

Đhị pr’đơợ bh’rợ t’mêê, Huế năc lêy bhrợ t’pâh zâp đông k’rong bhrợ ga măc, liêm k’rơ chô lêy cha mêêt k’rong bhrợ, pa dưr pa xớc bh’rợ bhrợ têng pa câl cung cơnh bhrợ liêm bâc zr’lụ công nghiệp, zr’lụ kinh tế Chân Mây Lăng Cô... Huế vêy bâc râu liêm choom đăh pa dưr pa xớc du lịch k’cir văn hoá lâng bâc zr’lụ du lịch đoọng pa dưr pa xớc vaih n’juông du lịch, dịch vụ châc lêy chi ơh pr’hay bâc cơnh. Xọoc thành phố Huế năc vel đông coh prang k’tiêc k’ruung vêy 8 k’cir bơơn UNESCO hơnh deh năc k’cir bha lang k’tiêc. Manưih lêy cha mêêt Nguyễn Xuân Hoa moon, nâu đoo năc đợ râu c’rơ liêm lâh mơ zâp thành phố lơơng coh miền Trung lâng prang k’tiêc k’ruung: “Zr’lụ đô thị, năc đợ râu chr’năp k’cir vêy bơơn pa dưr dal lâh. Bâc c’moo chô ooy đâu, ahêê lêy bhiệc bhrợ pa liêm zr’lụ Kinh thành Huế, bhiệc bhrợ pa dưr cớ râu liêm pr’hay bơr đăh toor k’ruung Hương, bhrợ pa dưr Điện Kiến Trung, pa dưr Điện Thái Hoà lâng bâc râu chr’năp liêm đăh k’cir xoọc bơơn pa dưrl dal lâng đợ râu tr’xăl đăh kinh tế đô thị zr’lụ Huế, cung cơnh zr’lụ đăn đâu, hân đhơ lâng đợ đhị ch’ngai cơnh Chân Mây, Phong Điền, xoọc vêy mưy râu tr’xăl liêm choom, bhrợ bhưah liêm lâh mơ”.

Dưr vaih thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố Huế vêy k’tiêc bhưah k’noọ 5.000 km vuông lâng lâh 1,2 ực đhanuôr lâng 9 đơn vị hành chính cấp chr’hoong pa zêng 2 quận, 3 thị xã lâng 4 chr’hoong, 133 đơn vị hành chính cấp chr’val. Cố đô Huế ta xay moon năc đhị zư đợc zâp râu chr’năp k’cir âng Việt Nam, zêng đăh k’cir vật thể, phi vật thể, cruung k’tiêc, pr’ăt tr’mung, j’niêng bh’rợ... Đợ c’moo hanua, tỉnh Thừa Thiên Huế ơy lalua bhrợ k’cir vaih zâp râu chr’năp liêm đoọng ha bhiệc pa dưr pa xớc coh vel đông. Tươc đâu, tỉnh Thừa Thiên Huế ơy bhrợ zâp thương hiệu pr’hay chr’năp cơnh: “Thành phố Festival chr’năp âng Việt Nam”, “Thành phố văn hoá ASEAN”...

Bêl vaih thành phố Trung ương, đô thị Huế bhrợ t’bhưah lâng “n’hang” bha lâng năc k’ruung Hương, pa tơợ đăh tây Bình Điền chô ooy biển; p’têêt tươc biển Thuận An, joọm Tam Giang lâng trung tâm Huế. Lâng bhiệc bhr’lậ t’bhưah nâu, đô thị ty lâng zr’lụ k’cir bha lang k’tiêc - Kinh thành Huế đhị toor bắc k’ruung Hương lâng đô thị toor nam k’ruung Hương năc vêy zư đợc. Ha dợ ooy đau, zâp zr’lụ đô thị hoá coh Huế năc vêy dưr vaih đô thị.

T’cooh Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đoọng năl: Xọoc tỉnh pa zưm bhrợ ooy bhiệc k’rong đoọng hạ tầng, lêy bhrợ đhị pa dưr pa xớc đoọng têêm ngăn pa dưr pa xớc liêm ma mơ âng zư lêy k’cir lâng bhrợ pa dưr cơ sở hạ tầng hiện đại: “Tỉnh pa zưm ooy zâp xa nay bh’rợ, cơ cấu cớ nền kinh tế ting c’lâng dal liêm lâng c’rơ tr’zêệng âng zâp ngành kinh tế lêy ooy zâp râu ơy vaih k’rơ âng ngành dịch vụ, công nghiệp công nghệ dal lâng kinh tế biển. Ooy đâu, azi lêy pay du lịch năc đoo bha lâng, dịch vụ y tế đhộ bhưah, giáo dục liêm choom lâng pa dưr k’rơ t’pâh zâp đăh zên k’rong bhrợ tơợ zâp đăh bh’rợ đoọng pa dưr tr’mung tr’meh”.

Ting cơnh quy hoạch zr’nưm, đô thị Huế tươc c’moo 2045, lêy chô tươc c’moo 2065 bơơn Thủ tướng Chính phủ đoọng bhrợ, bh’rợ zr’lụ đô thị Huế pa dưr pa xớc ting cơnh bh’rợ “N’juông đô thị ting hành lang bhrợ cha, hành lang c’lâng c’tôch pa zưm lâng zâp đhị trung tâm bha lâng”. Zâp đô thị bơơn bhrợ pa dưr liêm ma mơ, vêychoom zooi đoọng pa dưr pa xớc tr’mung tr’meh đhanuôr, zư lêy, pa dưr đợ râu chr’năp liêm âng Cố đô lâng k’cir văn hoá vật thể, phi vật thể ơy bơơn UNESCO hơnh deh.

T’cooh Lê Trường Lưu, Bí thư Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế moon ghít, tỉnh xoọc pa zưm zư lêy, pa dưr zâp râu chr’năp k’cir cố đô lâng đợ văn hoá chr’năp liêm âng Huế. Nâu đoo năc pr’đươi cr’van chr’năp âng zâp lang ahay đợc đoọng, chr’năp liêm ooy đăh bhiệc p’too pa choom lang p’niên đăh lịch sử văn hoá ahay, bhrợ pr’đơợ đoọng pa dưr pa xớc du lịch, pa dưr pa xơc tr’mung tr’meh đhanuôr: “Vaih thành phố trực thuộc Trung ương chr’năp liêm bhlâng, căh mưy lâng Đảng bộ, chính quyền, đhanuôr coh tỉnh năc lâng prang zr’lụ. Ooy đâu, bhrợ p’căh c’lâng bh’rợ pa dưr pa xớc Việt Nam, bhrợ pr’đơợ xăl t’mêê đăh pa dưr pa xớc pr’ăt tr’mung, văn hoá. Huế đh’rưah lâng Đà Nẵng nắc bơr thành phố chr’năp bha lâng âng zr’lụ miền Trung, bhrợ clan bhưah t’mêê, pr’đơợ liêm choom đoọng oa dưr pa xớc zr’lụ. Huế vaih thành phố trực thuộc Trung ương cung bhrợ pr’đơợ đoọng Huế zư lêy liêm choom lâh mơ k’cir văn hoá, k’cir cố đô lâng chrooi pa xoọng pa dưr pa xớc văn hoá ty liêm âng Việt Nam”./.

VẬN HỘI MỚI CHO ĐÔ THỊ HUẾ

Ngày 1/1/2025, tỉnh Thừa Thiên Huế chính thức trở thành thành phố Huế trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 175 của Quốc hội khóa 15. Trước vận hội và thách thức mới, để xứng tầm với thành phố trực thuộc Trung, địa phương xác định phát triển đô thị trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể cố đô, bản sắc văn hóa Huế; đặc sắc về sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.

Ngày 30/11/2024, Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương, có hiệu lực từ 1/1/2025. Sự nỗ lực của vùng đất với bề dày di sản, lịch sử và văn hóa đã được ghi nhận.

Bước vào năm 2025, cả tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố thứ 6 của cả nước trực thuộc Trung ương với tên gọi thành phố Huế, mở ra vận hội mới cho quá trình phát triển. Ông Nguyễn Thanh Tùng, người dân thành phố Huế kỳ vọng, khi thành phố Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thì sẽ được thụ hưởng chính sách đặc thù, hướng đến kiến tạo Huế thành một trung tâm kinh tế, văn hóa của Việt Nam:“Huế lên được thành phố trực thuộc trung ương là một mong muốn rất lớn của người dân nhiều thế hệ. Bây giờ đạt được điều đó là một thành quả đáng quý, sẽ có rất nhiều cơ hội để phát triển thành phố. Mong muốn là bên cạnh việc đô thị càng lúc càng đẹp hơn, càng phát triển hơn thì làm sao tạo được nhiều công ăn việc làm cho con em người dân Huế, để người dân Huế có thu nhập xứng đáng hơn”.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa, thành phố Huế trực thuộc Trung ương không chỉ là sự chuyển dịch về không gian đô thị mà còn tạo lập không gian kinh tế, động lực phát triển mới cho địa phương. Chất lượng cuộc sống của người dân sẽ được nâng cao, bảo đảm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế.

Trong phong thái mới, Huế sẽ tiếp cận và thu hút các nhà đầu tư lớn, tiềm lực mạnh đến nghiên cứu đầu tư, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như lấp đầy các khu công nghiệp, Khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô...  Huế có lợi thế phát triển du lịch di sản văn hóa và nhiều khu du lịch để phát triển thành chuỗi du lịch, dịch vụ trải nghiệm đa dạng. Hiện thành phố Huế là địa phương duy nhất trên cả nước có 8 di sản được UNESCO vinh danh là di sản thế giới. Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa cho rằng, đây là những thế mạnh rất đặc thù và vượt trội so với các thành phố khác ở miền Trung và trên cả nước. “Khu vực đô thị, chắc chắn là những giá trị di sản sẽ được đề cao hơn. Mấy năm trở lại đây, chúng ta thấy việc giải tỏa khu vực Kinh thành Huế, việc khôi phục lại vẻ đẹp của hai bờ sông Hương, phục hồi Điện Kiến Trung, khôi phục Điện Thái Hoà và rất nhiều giá trị về di sản đang được nâng cao và những chuyển biến về kinh tế đô thị khu vực Huế cũng như khu vực phụ cận, kể cả những trung tâm xa như là Chân Mây, Phong Điền, đang có một chuyển động, chắc chắn sẽ tạo ra chuyển động có tính toàn diện hơn nữa”.

Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố Huế có diện tích gần 5.000km² và hơn 1,2 triệu dân với 9 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 2 quận, 3 thị xã và 4 huyện, 133 đơn vị hành chính cấp xã. Cố đô Huế được đánh giá là nơi bảo tồn tốt nhất các giá trị di sản truyền thống của Việt Nam, cả về di sản vật thể, phi vật thể, cảnh quan môi trường, lối sống, phong tục tập quán... Những năm qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực sự biến di sản thành các lợi thế cho sự phát triển địa phương. Đến nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tạo nên các thương hiệu ấn tượng như: “Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam”, “Thành phố văn hóa ASEAN”... 

Khi trở thành thành phố Trung ương, đô thị Huế sẽ mở rộng với trục cảnh quan "xương sống" là sông Hương, kéo dài từ phía tây Bình Điền về biển; kết nối biển Thuận An, đầm phá Tam Giang với trung tâm Huế. Với điều chỉnh mở rộng này, đô thị cổ với khu di sản thế giới - Kinh thành Huế ở bờ bắc sông Hương và đô thị ở bờ nam sông Hương sẽ được bảo tồn. Trong khi đó, các vùng đã đô thị hóa quanh Huế sẽ  chính thức trở thành đô thị.

Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: Hiện tỉnh đang tập trung vào việc đầu tư cho kết cấu hạ tầng, bố trí, tổ chức không gian phát triển để đảm bảo sự phát triển đồng bộ giữa bảo tồn di sản và xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại. “Tỉnh tập trung vào các giải pháp, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của các ngành kinh tế dựa trên các lợi thế ngành dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao và kinh tế biển. Trong đó, chúng tôi chọn du lịch là mũi nhọn, dịch vụ y tế chuyên sâu, giáo dục chất lượng cao và đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế cho phát triển kinh tế, xã hội…”

Theo Quy hoạch chung, đô thị Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mô hình, cấu trúc không gian đô thị của Huế sẽ phát triển theo mô hình “Chuỗi đô thị theo hành lang kinh tế, hành lang giao thông kết hợp với các trung tâm động lực”. Các đô thị được phát triển đồng bộ, có vai trò hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội, bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc Cố đô và di sản văn hóa vật thể, phi vật thể đã được UNESCO công nhận.

Ông Lê Trường Lưu, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định, tỉnh đang tập trung bảo tồn, phát huy các giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế. Đây là tài sản vô giá của các thế hệ tiền nhân để lại, có ý nghĩa trong việc giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống lịch sử văn hóa, tạo nền tảng cho phát triển du lịch, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội. “Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương có một ý nghĩa đặc biệt, không chỉ riêng đối với Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh mà cả khu vực. Qua đó, thể hiện chiến lược phát triển Việt Nam, tạo ra bước chuyển mới về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Huế cùng với Đà Nẵng là hai thành phố động lực của khu vực miền Trung, tạo ra sức lan tỏa mới, tạo động lực cho phát triển vùng. Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương cũng tạo điều kiện cho Huế giữ gìn, bảo tồn tốt hơn di sản văn hoá, di sản cố đô và góp phần phát triển bản sắc văn hóa của Việt Nam”./.

Lê Hiếu/VOV-Miền Trung 

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC