T’ngay t’mêê coh zr’lụ n’đăh mặt t’ngay lơơp k’tiêc Quảng
Thứ năm, 17:19, 31/08/2023 PV VOV-Miền Trung PV VOV-Miền Trung
Coh pazêng t’ngay n’nâu, coh bấc bhươl cr’noon da ding k’coong n’đăh mặt t’ngay lơớp k’tiếc Quảng bhui har pazêng bh’rợ tr’nêng Tết độc lập. Bhui har k’tiêc k’ruung tr’xăl t’mêê, vel đong liêm pr’hay, đhanuôr pazêng acoon coh Cơ Tu, Xơ Đăng, Giẻ Triêng, Cor, Mơ Nông… tỉnh Quảng Nam đh’rưah đoàn kết bhrợ pa dưr pr’ắt tr’mông t’mêê ting t’ngay k’bhộ ngăn, liêm pr’hay.

 

Cr’chăl bhiệc bhan 2/9, Zr’lụ Du lịch Cổng trời Đông Giang, tỉnh Quảng Nam bhui har lâng bấc râu bh’rợ chêêc la lêy lâng chêêc n’năl văn hoá pazêng acoon coh đhị đêêc, k’đơơng t’pâh bấc đhanuôr lâng ta mooi ting pâh.

T’mêê pa bhrợ lâh 1 c’moo năc Cổng trời Đông Giang, zr’lụ du lịch cruung đác ga măc bhlâng coh zr’lụ n’đăh mặt t’ngay lơơp k’tiêc Quảng dưr vaih muy coh pazêng zr’lụ lươt la lêy pr’hay pa bhlâng lâng apêê ta mooi bêl tước ooy thành phố Đà Nẵng lâng tỉnh Quảng Nam. Coh cr’chăl bhiệc bhan Quốc Khánh, Zr’lụ du lịch, bấc k’dâng 200 phòng ắt n’nâu năc ơy lứch vêy manuyh tước ắt. Đợ ta mooi tước ooy Cổng trời Đông Giang ting t’ngay bấc lâh mơ căh muy chô đơơng râu bơơn pay pa chô đoọng ha doanh nghiệp, ting n’năc năc bhrợ t’vaih bh’rợ tr’nêng nhâm mâng đoọng ha k’ha riêng manuyh pa bhrợ vel đong, t’bhlâng pa dưr kinh tế - xã hội dưr vaih k’rơ lâh mơ. T’cooh Đỗ Hữu Tùng, Phó Chủ tịch UBND chr’hoong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam xay moon, Cổng trời Đông Giang, du lịch bhươl cr’noon bh’rợ tr’nêng ty đanh, văn hoá bhươl cr’noon u vaih năc ting bhrợ t’vaih râu t’mêê đoọng ha chr’hoong da ding k’coong n’nâu. Ting n’năc năc pr’đơợ đoọng xăl bh’rợ tr’nêng kinh tế âng vel đong ting t’ngay liêm choom lâh mơ, pa dưr pr’ắt tr’mông đoọng ha đhanuôr. Xoọc đâu râu bơơn pay pa chô âng đhanuôr coh chr’hoong da ding k’coong Đông Giang năc dzoọc tơợ 2 ức đồng c’moo 2003 tước k’nặ 35 ức đồng muy cha năc coh coh c’moo 2022: “20 c’moo xang tơợ t’ngay vêy ta bhrợ t’vaih cớ, pr’dưr  zr’lụ đhanuôr acoon coh, coh đêêc vêy đhanuôr Cơ Tu pay lâh 77% năc ơy vêy bấc râu tr’xăl liêm choom. Pr’ắt tr’mông âng đhanuôr ting t’ngay vêy ta ha dưr liêm choom. Chr’năp bhlâng, đhanuôr vel đong công ơy đh’rưah lâng vel đong đoọng k’tiêc, đoọng bhươn đoọng bhrợ têng c’lâng p’rang, bhrợ đhị đhăm ăt mamông, c’lâng p’rang lươt chô liêm choom coh 2 hân noo boo, p’răng. Nâu đoo năc pr’đơợ đoọng vel đong t’bhlâng pa dưr coh cr’chăl ha y. Pa bhlâng năc đợ pr’loọng đong đharựt vêy ta pa xiêr zập c’moo lâh 6%. Xoọc đâu, đợ pr’đươi âng Đông Giang bhrợ t’vaih lâng bhrợ t’vaih pazêng zr’lụ du lịch cruung đác cơnh Cổng trời Đông Giang năc k’đơơng t’bấc manuyh pa bhrợ, ting bhrợ t’vaih bh’rợ tr’nêng đoọng ha đhanuôr.”

Công cơnh chr’hoong Đông Giang, xang 20 c’moo bhrợ t’vaih cớ, pazêng chr’hoong da ding k’coong tỉnh Quảng Nam ơy vêy đợ pa dưr chr’năp liêm pa bhlâng, bhrợ ha đhanuôr vel đong công c’jệ lêy. Tơợ muy zr’lụ da ding k’coong căh râu rị vêy, zập c’moo đhơ muy đh’lúc vaih bấc, căh vêy điện, c’lâng, trường, trạm, ha ul đharựt dưr vaih k’rơ… xoọc đâu năc dưr vaih cruung k’tiếc vêy bấc râu liêm choom lâng đợ bhươn keo, quế, tơơm zơ nươu… bhưah ga măc. Coh crâng k’coong lướy truih c’lâng p’rang t’mêê ta bhrợ năc đợ đong ơy vêy ta t’boọ số, “phố” vêy đhơ nớc c’lâng; bhươl cr’noon liêm ch’ngaách, sóng wifie vêy prang bhươl cr’noon. T’cooh Hồ Văn Nguội, manuyh Giẻ Triêng, chr’hoong da ding k’coong Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam xay truih:“L’lăm ahay zr’năh xr’dô pa bhlâng, căh vêy ma xe cộ, xoọc đâu năc vêy c’lâng p’rang bhưah liêm, bhrợ ha rêê công lướt xe tước ooy ha rêê. Pr’ắt tr’mông âng đhanuôr tr’xăl bấc pa bhlâng.”

Ha dợ lâng t’cooh A Rất Blui, Phó Chủ tịch UBND chr’hoong Tây Giang, manuyh k’coon Cơ Tu pậ banh tơợ râu ha ul đharựt, zr’năh xr’dô năc bhui har pa bhlâng lâng râu tr’xăl ting t’ngay k’rơ lâh mơ âng vel đong, bhươl cr’noon:“Acu năc manuyh n’niên, pậ banh học tập đhị vel đong lêy bêl ahay zr’năh xr’dô pa bhlâng. Đợ t’ngay tr’nơơp tơợ bhrợ t’vaih cớ coh đâu zập râu công căh vêy năc xoọc đâu tơợ căh vêy năc dưr vaih zập liêm, tơợ c’lâng p’rang, điện, đác tước ooy pazêng pr’đươi văn hoá, thể thao. Râu bhui har bhlâng năc c’năl âng đhanuôr năc tr’xăl tơợ pr’ắt tr’mông ma bhrợ, ma đươi năc xoọc đâu bấc đhanuôr ơy n’năl tr’câl tr’bhlêy, bhrợ cha pa dưr pr’ắt tr’mông liêm choom coh tr’nơơp lâng coh đanh đươnh; bhrợ pr’đơợ đoọng ha k’coon ch’chau học hành liêm choom. L’lăm ahay manuyh học xang 12 m’bứi bhlâng năc xoọc đâu đợ apêê học cao đăng, đại học, lâh đại học năc ting t’ngay bấc lâh mơ.”

Pazêng xa nay bh’rợ, dự án 134, 135, xa nay bh’rợ bhrợ têng bhươl cr’noon t’mêê, xa nay bh’rợ cr’noọ âng k’tiêc k’ruung pa dưr pr’ắt tr’mông coh zr’lụ da ding k’coong, zr’lụ đhanuôr acoon coh… âng Nhà nước căh muy bhrợ t’vaih râu liêm t’mêê đoọng ha zr’lụ da ding k’coong Quảng Nam ting n’năc năc pa dưr cr’noọ t’bhlâng pa dưr pr’ắt tr’mông liêm pr’hay lâh mơ. Ha dang cơnh ahay pr’ắt tr’mông âng đhanuôr za nươr bấc ooy ha rêê đhuốch lâng râu zooi đoọng âng Nhà nước năc nâu cơy apêê ađoo n’năl bhrợ ruộng ha roo, n’năl đươi khoa học kỹ thuật ooy bh’rợ ch’choh, b’băn đoọng pa dưr râu liêm choom coh bh’rợ pa bhrợ, cơnh: choh keo, tơơm pay cha p’lêê, choh tơơm zơ nươu coh crâng, băn c’roóc, a ọc… Bấc manuyh năc dzợ ta béch g’lăng coh cr’noọ bh’rợ, năc choh crâng n’loong ga măc, pa dưr kinh tế b’băn ch’choh, bhrợ du lịch bhươl cr’noon… bhrợ t’vaih cr’van cr’bhộ đhị vel đong đay. T’cooh Lê Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND chr’hoong Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, manuyh ắt mamông coh zr’lụ da ding k’coong n’nâu k’nặ 20 c’moo xay moon, đhanuôr acoon coh đhị đâu năc ơy vêy đợ râu tr’xăl liêm choom t’piing lâng apêê đoo:“Nắc ng’choom moon đhanuôr acoon coh đhị Bắc Trá My tơợ t’ngay acu t’mêê tước ooy đâu pa bhrợ t’piing lâng nâu cơy năc vêy bấc râu liêm choom bhlâng, hân đhơ coh cr’noọ xa nay, hân đhơ coh bh’rợ pa bhrợ, bh’rợ pa dưr pr’ắt tr’mông âng đay. Pr’ắt tr’mông âng đhanuôr acoon coh t’piing lâng apêê đoo năc vêy bấc râu tr’xăl ga măc pa bhlâng. Bêl ahay apêê đoo ắt mamông đharựt pa bhlâng, xoọc đâu năc đong xang vêy ta pa liêm pa crêê, pr’ắt tr’mông liêm choom lâh mơ. Xoọc đâu đợ pr’loọng đong đharựt âng Bắc Trà My dzợ mơ 39%, bêl ahay đợ pr’loọng đong đharựt năc lâh 70%, 80%. Tr’xăl cơnh đêêc năc đanh bhlâng năc vêy đợ râu k’rong bhrợ âng Trung ương, âng tỉnh.”

Tỉnh Quảng Nam vêy 9 chr’hoong da ding k’coong k’dâng 330 r’bhâu manuyh, coh đêêc đhanuôr pazêng acoon coh pay lâh 9%, bấc bhlâng năc đhanuôr Cơ Tu, Cor, Giẻ- triêng, Xơ Đăng. Xang 26 c’moo vêy ta bhrợ t’vaih cớ tỉnh Quảng Nam, bơơn râu k’rang k’rong bhrợ âng Đảng, Nhà nước lâng râu t’bhlâng, mr’cơnh cr’noọ xa nay âng chính quyền lâng đhanuôr, pr’ắt tr’mông da ding k’coong k’tiếc Quảng vêy đợ tr’xăl chr’năp pa bhlâng, pr’ắt tr’mông âng đhanuôr ting t’ngay vêy ta pa liêm lâng pa dưr dal. T’cooh Lê Văn Dũng, Phó Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam prá xay:“Tơợ t’ngay bhrợ t’vaih tỉnh tước nâu cơy, 26 c’moo ahay, tỉnh Quảng Nam ơy xay bhrợ bấc c’lâng bh’rợ, k’rong ra pặ đhanuôr, vêy bấc dự án pa dưr pr’ắt tr’mông, bhrợ pr’đơợ đoọng ha đhanuôr da ding k’coong vêy bh’rợ bhrợ cha nhâm mâng, vêy râu bơơn pay pa chô bấc lâh. Năc ng’choom moon lâng bấc cơnh bh’rợ, k’rong bhrợ bâc xa nay bh’rợ, dự án, tước nâu cơy đhanuôr da ding k’coong ơy vêy pr’ắt tr’mông z’zăng liêm choom. Bêl pr’ắt tr’mông dưr vaih, đhanuôr n’năl k’rang lêy ooy pr’ắt tr’mông. Đợ văn hoá ty đanh liêm pr’hay vêy ta pa dưr, zư lêy lâng pa choom đoọng ha lang k’coon ch’chau.”

Hân đhơ ơy vêy đợ râu tr’xăl liêm choom xang 26 c’moo bhrợ t’vaih cớ t’piing lâng xa nay bh’rợ zazum âng tỉnh Quảng Nam, zr’lụ da ding k’coong, zr’lụ đhanuôr acoon coh dzợ bấc râu zr’năh k’đhap, đợ pr’loọng đong đharựt dzợ bấc, vêy zr’lụ pay lâh 60%. Tu cơnh đêêc, bêl đêêc ahay, UBND tỉnh Quảng Nam ơy bhrợ cr’noọ bh’rợ xay bhrợ Xa nay bh’rợ cr’noọ âng k’tiếc k’ruung pa dưr pr’ắt tr’mông da ding k’coong, zr’lụ dhanuôr Acoon coh tỉnh Quảng Nam c’moo 2023. Ghít năc, c’moo 2023, tỉnh n’nâu xay moon năc pa xiêr 3% pr’loọng đong đharựt zr’lụ đhanuôr acoon coh; zooi xăl bh’rợ tr’nêng đoọng ha 460 pr’loọng đong; đoọng k’tiếc ắt ha lâh 150 pr’loọng đong, zooi pr’loọng đong căh ơy vêy k’tiêc ắt, t’bil lơi đong zir hư ha 190 pr’loọng đong; ra pặ đhị đhanuôr ắt mamông ha 650 pr’loọng đong.

Lâng pazêng bh’rợ tr’nêng liêm choom đh’rưah lâng râu t’bhlâng, mr’cơnh cr’noọ xa nay âng chính quyền lâng đhanuôr, zr’lụ da ding k’coong k’tiêc Quảng năc ta luôn dưr vaih k’rơ, pr’ắt tr’mông âng đhanuôr acoon coh ting t’ngay k’bhộ ngăn, liêm pr’hay./.

Ngày mới nơi vùng Tây xứ Quảng 

 Những ngày này, trên nhiều bản làng vùng núi phía Tây xứ Quảng rộn ràng các hoạt động vui Tết độc lập. Mừng đất nước đổi mới, quê hương khởi sắc, đồng bào các dân tộc Cơ Tu, Xơ Đăng, Giẻ Triêng, Cor, Mơ Nông…tỉnh Quảng Nam cùng đoàn kết bên nhau xây dựng cuộc sống mới ngày càng ấm no, tiến bộ.

Dịp lễ 2/9, Khu Du lịch sinh thái Cổng trời Đông Giang, tỉnh Quảng Nam sôi động với hàng loạt hoạt động khám phá và trải nghiệm văn hóa các dân tộc bản địa, thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia.

Đưa vào hoạt động hơn 1 năm nay nhưng Cổng trời Đông Giang, khu du lịch sinh thái lớn nhất khu vực miền núi phía Tây xứ Quảng là 1 trong những điểm đến hấp dẫn và thú vị đối với du khách khi đến với thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Dịp lễ Quốc khánh, Khu du lịch, quy mô 200 phòng này đã kín chỗ. Lượng khách đến với Cổng trời Đông Giang ngày càng tăng không chỉ đem lại doanh thu cho doanh nghiệp, mà còn góp phần giải quyết việc làm ổn định cho hàng trăm lao động địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội phát triển. Ông Đỗ Hữu Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết, Cổng trời Đông Giang, du lịch làng nghề truyền thống, văn hóa cộng đồng ra đời đã góp phần tạo nên diện mạo mới cho huyện vùng cao này. Đồng thời, là đòn bẩy thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng tích cực, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Hiện thu nhập bình quân đầu người ở huyện miền núi Đông Giang đã tăng từ 2 triệu đồng năm 2003 lên gần 35 triệu đồng/người/năm 2022: “20 năm sau ngày tái lập, bộ mặt vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó đồng bào Cơ Tu chiếm hơn 77% đã có nhiều thay đổi. Đời sống kinh tế, an sinh; xã hội của người dân từng bước được nâng lên, từ nhà ở, đường sá, trường học, bệnh viện, hệ thống điện …được đầu tư rất bài bản, khang trang. Đặc biệt, người dân địa phương cũng đã chung tay cùng chính quyền địa phương hiến đất, hiến vườn để đầu tư cơ sở hạ tầng, làm khu tái định cư, hệ thống giao thông hiện đã đi được 2 mùa mưa, nắng. Đây là cơ sở để địa phương tiếp tục phát triển trong thời gian tới. Đặc biệt hộ nghèo trên địa bàn huyện giảm từng năm hơn 6%. Hiện nay, những sản phẩm mà Đông Giang làm ra và sự hình thành các khu du lịch sinh thái như Cổng trời Đông Giang sẽ thu hút được nhân lực lao động, góp phần giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người dân.”

Cũng như huyện Đông Giang, sau 20 năm tái lập, các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam đã có những bước tiến vượt bậc, khiến chính những người dân bản địa cũng phải ngỡ ngàng. Từ vùng rừng núi thâm u, quanh năm sương mù giăng kín, không điện, đường, trường, trạm, đói khổ triền miền… giờ đây đã trở thành vùng đất giàu tiềm năng phủ xanh bởi những cánh rừng keo, quế, cây dược liệu.. bạt ngàn. Giữa non ngàn, thênh thang trên những con đường mới mở là những ngôi nhà có số, “phố” có tên đường; bản làng khang trang, sạch đẹp, sóng wifi phủ khắp các thôn, nóc xa xôi. Ông Hồ Văn Nguội, người Giẻ Triêng, huyện vùng cao Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam chia sẻ:“Trước đây cực khổ lắm, không có xe cộ, giờ thì đường sá khang trang, sạch sẽ, đi rẫy cũng đi xe vào tận nơi. Đời sống bà con thay đổi nhiều.”

Ông A Rất B’Lúi, Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Giang chia sẻ, người con Cơ Tu lớn lên từ trong nghèo đói, cơ cực cũng không giấu nổi niềm vui trước sự thay da, đổi thịt  từng ngày của quê hương, bản làng:“Tôi là người bản địa sinh ra, lớn lên học tập tại địa phương chứng kiến cảnh ngày xưa quá khổ, quá khó khăn. Những ngày đầu tái lập ở đây cái gì cũng không có thì giờ đây 0 đã thành có đủ, từ đường sá, điện, nước đến các công trình thiết chế văn hóa, thể thao. Mừng nhất là nhận thức của bà con đã dần thay đổi từ cuộc sống tự cung, tự cấp thì giờ đây nhiều bà con đã biết buôn bán, kinh doanh, làm ăn phát triển kinh tế giải quyết đời sống trước mắt cũng như lâu dài; tạo điều kiện cho con cháu học hành bài bản. Trước đây người học hết 12 rất hiếm thì bây giờ số học cao đẳng, đại học, sau đại học đã ngày càng nhiều.”

Các chương trình, dự án 134, 135, chương trình xây dựng Nông thôn mới, chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số… của Nhà nước không chỉ mang lại diện mạo mới cho vùng cao Quảng Nam mà còn khơi dậy ý thức tự vươn lên của mỗi người dân về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Nếu như trước đây bà con chủ yếu sống dựa vào nương rẫy và sự hỗ trợ của Nhà nước thì nay họ đã biết làm lúa nước, biết ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất như: trồng keo, cây ăn quả, trồng cây dược liệu dưới tán rừng, nuôi bò, nuôi heo… Không ít người còn sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm đầu tư trồng rừng gỗ lớn, phát triển kinh tế trang trại, làm du lịch cộng đồng vươn lên làm giàu trên chính quê hương mình. Ông Lê Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, người gắn bó với vùng cao này gần 20 năm cho rằng, bà con các dân tộc thiểu số nơi đây đã có sự thay đổi đáng kể so với chính họ:“Từ ngày tôi đặt chân lên đây công tác so với giờ đã có bước tiến rất dài, kể cả trong nhận thức, kể cả trong trình độ sản xuất, trình độ tổ chức cuộc sống của mình. Đời sống đồng bào so với chính họ có sự thay đổi lớn. Trước đây họ sống rất đơn sơ, giờ thì nhà cửa được cải thiện, đời sống được cải thiện. Hiện nay tỷ lệ hộ nghèo của Bắc Trà My còn 39%, trước đây tỷ lệ này là hơn 70%, 80%. Thay đổi như vậy là rất dài mà có sự đầu tư hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh.”

Tỉnh Quảng Nam có 9 huyện miền núi với khoảng 330 ngàn người, trong đó đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm hơn 9%, chủ yếu là đồng bào Cơ Tu, Cor, Giẻ-Triêng, Xơ Đăng. Sau 26 năm tái lập tỉnh Quảng Nam, được sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực, đồng thuận của chính quyền và người dân, diện mạo miền núi xứ Quảng đã có sự đổi thay vượt bậc, đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước được cải thiện và nâng cao. Ông Lê Văn Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam cho biết:“Từ ngày tái lập tỉnh đến nay, 26 năm qua, tỉnh Quảng Nam đã đề ra nhiều chủ trương, chương trình, tập trung sắp xếp dân cư, có nhiều dự án phát triển kinh tế xã hội, tạo điều kiện cho đồng bào miền núi có công ăn việc làm ổn định, có thu nhập cao. Có thể nói bằng nhiều biện pháp, lồng ghép nhiều chương trình, dự án, đến hôm nay bà con miền núi đã có cuộc sống tương đối phát triển. Khi đời sống phát triển, bà con biết chăm lo đến đời sống tinh thần. Những văn hóa truyền thống tốt đẹp được phát huy, gìn giữ, bảo tồn và lưu truyền lại cho con cháu.”

Tuy đã có những bước tiến dài vượt bậc sau 20 năm tái lập nhưng so với mặt bằng chung của tỉnh Quảng Nam, khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, có nơi chiếm hơn 60%. Vừa qua, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội miền núi, vùng đồng bào Dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam năm 2023. Cụ thể, năm nay, tỉnh này đặt mục tiêu giảm hơn 3% hộ nghèo vùng đồng bào DTTS; hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 460 hộ; giải quyết đất ở cho hơn 150 hộ; hỗ trợ hộ chưa có nhà, xóa nhà tạm cho gần 190 hộ; sắp xếp dân cư cho 650 hộ.

Với những giải pháp cụ thể cùng sự nỗ lực, đồng lòng của chính quyền và người dân, vùng cao xứ Quảng sẽ không ngừng phát triển, đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số ngày càng ấm no, tiến bộ./.

PV VOV-Miền Trung

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC